a-Vấn đề xung đột xã hội Champa trong quá
trình lịch sử
Trong bất cứ lịch sử của một quốc
gia nào, vấn đề xã hội luôn luôn là một đề tài quan trọng trong cơ cấu tổ chức
của một cộng đồng. Mọi yếu tố, dù vô tình hay cố ý, nhằm đưa đẩy dân tộc đến sự
xung đột và hiềm thù lẫn nhau, sẽ có một tác dụng vô cùng tai hại trong cơ cấu
tổ chức xã hội đó. Và mọi xung đột xã hội là động cơ thúc đẩy một tập thể dân
tộc đi vào con đường diệt vong.
Trong quá trình lịch sử Champa, vấn
đề xung đột xã hội đã trở thành một đề tài mà nhiều nhà nghiên cứu thường nêu
ra. Ða số đã nhận định rằng, sự xung đột liên tục trong nội bộ Champa mà lịch
sử đã từng đề cập là nguyên nhân chính đã đưa vương quốc này đến chỗ diệt vong.
Có 5 nguyên nhân mà lịch sử champa để lại:
-1: Tranh giành quyền lực giữa hai
hòang tộc cau và dừa ngày càng lớn
-2: Các tôn giáo lớn trong khu vực
du nhập ngày càng mạnh, làm đảo lộn trật tự xã hội champa có từ lâu đời. Xung
đột giữa ấn giáo, đạo hồi và nho giáo lên đến đỉnh điểm. Phân biệt tôn giáo đã
làm mất đi tính tự hào dân tộc, mất đi sự đoàn kết thiết yếu để bảo vệ dân tộc
champa.
-3: Chênh lệch giàu nghèo giữa hoàng
tộc và các tiểu vương
-4: Sai lầm quân sự khi đẩy mạnh tàu
thuyền giao thương xa bờ nhưng không cũng cố phòng thủ quân sự, khi dân số ít
và thưa thớt.
-5: Nội bộ trong cộng đồng nhân dân
không đoàn kết. các tiểu vương chưa thống nhất, nhất quán trong chính tri, kinh
tế và cả quân sự
b-Xã hội Champa trước thế kỷ 15
Từ ngày lập quốc đến 1471, năm đánh
dấu sự thất thủ thành Vijaya, vấn đề chiến tranh nội bộ vẫn là một yếu tố quan
trọng trong tiến trình lịch sử của vương quốc Champa. Trải qua hằng thế kỷ, tư
liệu lịch sử cũng đã ghi nhận biết bao biến cố xã hội trong vương quốc này. Tuy
nhiên, những tư liệu đó, nhất là các bản văn viết trên bia đá đã được tìm thấy
ở Champa, chỉ cho phép chúng ta kết luận rằng mọi xung đột xã hội trước thế kỷ
thứ 15 chỉ do một nguyên nhân chính yếu, đó là việc tranh chấp chính trị nhằm
độc quyền cai trị trên vương quốc Champa giữa hai dòng tộc của các vua Champa
thời trước: dòng tộc cây Cau nắm quyền cai trị tiểu vương quốc Panduranga
(Phanrang-Phanri) và Kauthara (Khánh Hòa- Phú Yên) ở miền nam; dòng tộc cây
Dừa, nắm quyền cai trị ở phía bắc Champa, đó là Vijaya (Bình Ðịnh) Amaravati
(Quảng Nam và Quảng Ngải) và Indrapura (Huế).
Chính vì sự khác biệt nguồn gốc giữa
hai dòng tộc cây Cau và cây Dưà này mà các nhà lãnh đạo thường dùng chiến tranh
hay vũ lực để tìm lối thoát cho những vấn đề liên quan đến sự sống còn của liên
bang Champa (một thể chế chính trị rất gần với thể chế liên bang Mã Lai hôm
nay). Ðứng trên phương diện lịch sử mà nói, chiến tranh này chỉ là một phương
thức nhằm giải quyết sự xung đột chính trị giữa hai tiểu vương quốc ở miền nam
và ba tiểu vương quốc ở miền bắc, chứ không phải là vấn đề nội chiến phát xuất
từ mối hiềm thù giữa dân tộc Champa. Chính vì thế, một khi chiến tranh đã chấm
dứt, lãnh tụ dòng tộc nào may mắn được làm chủ tình hình quân sự sẽ trở thành
nhà lãnh đạo tối cao của Champa, gọi là vị vua của các vua Champa (Raja diraja
Campa) nắm quyền cai tri trên toàn lãnh thổ của vương quốc này mà bia đá đã ghi
là Po Tanah Raya “Quyền làm chủ trên toàn diện lãnh thổ›. Ngược lại, dòng tộc
nào kém may mắn, thì phải chấp nhận sự yếu thế với tất cả lòng hãnh diện: không
hiềm khích với dòng tộc khác và cũng không tìm cách trả thù vì sự thất bại của
mình. Ðiều đáng nêu ra, là hai dòng tộc Champa này có một ý thức hệ rất đặc
biệt về tư tưởng đấu tranh chính trị của họ. Một khi đã thành công, chính quyền
trung ương Champa thường khắc lên bia đá điều giải thích nguyên nhân chính yếu
của biến cố đã xảy ra và tuyên bố rõ rệt kết quả của phía thất trận và phía
thắng trận. Mặt dù bị thất trận, dòng tộc thua kém này, nhất là dòng tộc ở miền
nam, không bao giờ tìm cách để xóa bỏ những dòng chữ trên bia đá. Ngược lại, họ
coi đó là những kỷ niệm cao cả và thiêng liêng trong quy luật đấu tranh chính
trị: ăn làm vua nhưng không vì thua mà làm giặc. Trong quá trình lịch sử Ðông
Nam Á, quy luật đấu tranh chính trị này chỉ xuất hiện ở vương quốc Champa mà
thôi.
c-Khởi đầu của sự cách biệt nam bắc Champa
Sự xung đột xã hội đầu tiên trong
lịch sử Champa đã xảy ra vào những năm cuối cùng của thế kỷ 11.
Sau ngày từ trần của vua Champa Jaya
Simhavarman đệ nhị vào năm 1044, một tướng tài xuất thân từ gia đình quan chức
trong triều đình Champa, nổi lọan chiếm ngôi ở thủ đô Vijaya, và tự tôn mình
lên làm vua Champa lấy tên là: Jaya Paramesvara varman đệ nhất (1044-1060). Vì
không đồng ý với chính sách dùng sức mạnh quân sự để chiếm đoạt ngôi vua
Champa, tiểu vương quốc Panduranga ở miền nam vùng dậy tuyên chiến chống lại
chính quyền của Jaya Paramesvaravarman đệ nhất vào năm 1050, nhưng không thành
công. Trong một bản văn viết trên bia đá hiện còn ở trên tháp Po Klaong Garai
(Phan Rang), vua Jaya Paramesvaravarman đệ nhất chỉ trích kịch liệt nhân dân
Panduranga là những “kẻ ngu muội, những người vô tôn chỉ luôn luôn có thái độ
hiềm thù... chống lại vua Campa”. Bản văn kết tội nhân dân Panduranga trên bia
đá này cũng có nghĩa là kết tội dòng cây Cau ở miền nam chỉ tìm cách xen lấn
vào nội bộ Champa ở miền bắc thuộc dòng cây Dừa.
Chiến tranh nội bộ này, mặc dù xuất
phát từ sự tranh chấp quyền hành cai trị vương quốc Champa giữa hai dòng tộc,
đã gây rạng nứt xã hội rất nghiêm trọng giữa dân tộc Champa ở miền nam vốn tôn
thờ giai cấp lãnh đạo dòng cây Cau và dân tộc Champa ở miền bắc, trung thành
với cấp lãnh đạo quốc gia thuộc dòng cây Dừa. May thay, cuộc xung đột này chỉ
kéo dài trong một thời gian ngắn ngủi, bởi vì các giới lãnh đạo quốc gia giữa
hai miền, cũng vì ý thức đến tầm quan trọng của sự xung đột này, đã tìm cách
giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Ðể chấm dứt biến cố này, vua Panduranga
chấp nhận sự thất bại của chiến tranh do mình tạo ra và sẳn sàng ra lệnh, thể
theo lời yêu cầu của vua Jaya Paramesvaravarman đệ nhất, để bắt mỗi người dân
Panduranga phải mang vài cục đá đem nộp cho đền tháp mỗi khi có cơ hội đi ngang
qua khu vực này. Truyền thống này vẫn còn lưu truyền cho đến hôm nay, nhất là
cho những ai thường đi ngang đèo Cậu, trên đường đi từ Phanrang lên Dalat.
d-Nguyên nhân sự xung đột giữa nam và bắc
Champa
Sự thành công của cuộc hòa giải dân
tộc vào năm 1050 vẫn là điều đáng chú ý, nhưng vấn đề xung đột xã hội vẫn là
một hiện tượng lịch sử có một tác động tâm lý sâu đậm trong quần chúng. Và chỉ
cần có một yếu tố nhỏ nhoi, biến cố này cũng có thể trở lại trên bàn cờ chính
trị.
1-Tình hình 1145-1160
Năm 1145, vua Kampuchea là
Suryavarman gởi một đoàn quân hùng mạnh sang thủ đô Vijaya và giết được vua
Champa là Jaya Indravarman đệ tam (1139-1145) trên chiến trường. Ðể thay thế
vua này, một hoàng tử xuất thân từ một gia đình hoàng gia khác, tự tôn mình là
vua Champa, lên ngôi ở Vijaya lấy tên là Rudravarman đệ tứ
Vì thủ đô Vijaya bị quân campuchia
chiếm đóng hay là vì sự vùng dậy của nhân dân Champa ở miền Vijaya chống lại
chính quyền cướp ngôi này, vua Rudravarman đệ tứ phải chạy sang ẩn náu ở tiểu
vương quốc Panduranga ở miền nam vào năm 1147, cùng với đứa con trai của mình,
tức là hoàng tử Sivanandana. Trước tình thế này, tiểu vương quốc Panduranga rất
ân cần với gia đình hoàng gia từ miền bắc đến xin tị nạn trong lãnh thổ của
mình. Một vài tháng sau, Rudravarman thoái vị và xin hậu thuẫn của tiểu vương
quốc Panduranga để tôn hoàng tử trẻ tuổi Sivanandana hiện có mặt tạm thời trên
lãnh thổ của mình lên làm vua Champa vào năm 1147, lấy tên là Jaya Harivarman
đệ nhất. Khi đã lên ngôi, mặc dù còn ở trong lãnh thổ miền nam, Jaya Harivarman
đệ nhất đã có danh chánh ngôn thuận để đòi hỏi quân xâm lược Kampuchea phải rời
khỏi thủ đô Vijaya của Champa.
Khi nghe tin này, vua Kampuchea
Suryavarman vô cùng phẫn nộ và quyết định gởi một đoàn quân sang tàn phá vùng
Phan Rang vào năm 1148. Sẳn dịp thắng trận, vua campuchia đưa em rể của mình là
Harideva lên làm vua Champa ở Vijaya, bất chấp phản ứng của người dân Champa.
Năm 1148 đánh dấu sự chia đôi đầu
tiên của vương quốc này: Miền bắc Champa đặt dưới quyền cai trị của một ông
hoàng tử gốc campuchia. Miền nam, đó là chính quyền của vua Champa Jaya
Harivarman đệ nhất, gốc người Vijaya.
Một năm sau, tức là 1149, vua Jaya
Harivarman đệ nhất, với sự hổ trợ của đoàn quân hùng mạnh Panduranga, sang đánh
Vijaya, giết được hoàng tử Harideva của campuchia. Sau khi thắng trận, ông tự
tôn mình là vua của vua Champa (Raja diraja Campa) trên toàn lãnh thổ của vương
quốc này. Tiếc rằng, đối với nhân dân miền bắc Champa, Jaya Harivarman đệ nhất
chỉ là một công cụ của tiểu vương quốc Panduranga ở miền nam. Vì không chấp
nhận chính sách của vua Jaya Harivarman đệ nhất nhằm dùng vũ lực để chiếm đoạt
ngôi báu Champa, nhân dân Champa ở miền bắc và dân tộc Tây nguyên là Radê và
Mada (Bahnar?) vùng dậy kêu gọi một hoàng tử khác, gốc hoàng gia Champa ở
Vijaya, đó là Vangsaraja, em vợ của vua Harivarman đệ tứ (1114-1129) đứng ra
làm lãnh tụ của phong trào kháng chiến này. Năm 1150, Jaya Harivarman đệ nhất
cho lệnh tấn công hàng ngũ cách mạng của hoàng tử Vangsaraja, nhất là nhóm Radê
và Mada ở Tây nguyên. Bị thất bại, hoàng tử Vangsaraja chạy sang Ðại Việt để
xin viện trợ quân sự nhằm chiếm ngôi lại, nhưng không thành.
Năm 1151, nhân dân vùng Amaravati
cũng vùng dậy đứng sau lưng hoàng tử Vangsaraja để phản đối lại sự chiếm ngôi
của vua Jaya Harivarman đệ nhất. Bốn năm sau, tức là vào năm 1155, tiểu vương quốc
Panduranga, không biết vì lý do gì, cũng đứng ra để truất phế vua này. Thế là
chiến tranh giữa nam và bắc bùng nổ trong suốt năm năm trường. Phải chờ cho đến
năm 1160, vua Jaya Harivarman đệ nhất mới có thời cơ để dẹp tan sự xung đột
quân sự với Panduranga.
Chiến tranh vào năm 1150 giữa vua
Champa Jaya Harivarman đệ nhất và nhóm Tây Nguyên trung thành với Vangsaraja,
một hoàng tử mà người Radê và Mada coi như là dòng chính thống có quyền lên
ngôi Champa của họ, đã bị thêu dệt một cách phi khoa học bởi một số nhà sử học
nước ngoài và Việt Nam như một chiến tranh của người Chăm nhằm đô hộ cao
nguyên. Nếu Champa không dính dáng gì với họ, tại sao dân tộc Radê và Mada lại
tình nguyện đem quân giúp hoàng tử Vangsaraja để chống lại vua Jaya Harivarman
đệ nhất từ Panduranga đến cai trị miền bắc.Sự thành công trong việc chiếm ngôi
ở Vijaya của vua Jaya Harivarman đệ nhất đã từng tị nạn ở Panduranga không phải
là sự thành công của cá nhân ngài, nhưng là sự thành công của toàn dân tộc cây
Cau Champa ở miền nam trong công cuộc chiếm đoạt quyền cai trị ở miền bắc.
Ngược lại, dòng cây Dừa cũng có lý do riêng để phản đối sự hiện diện ở Vijaya
của vua Jaya Harivarman đệ nhất. Nguyên nhân chính đó là Jaya Harivarman đệ
nhất, con của vua Rudravarman đệ tứ, không phải là dòng hoàng gia Champa, chạy
sang Panduranga ở miền nam nhằm cầu cứu sự hỗ trợ chính trị và quân sự để chinh
phục ngôi vua.
2-Tình hình 1190-1220
Sau cuộc nội chiến 1145-1160, tình
hình nội bộ Champa trở lại bình thường, nhưng vấn đề cách biệt giữa dân tộc ở
phía nam và bắc Champa vẫn còn là một hiện tượng đáng lo ngại. Bằng chứng rằng,
sau 30 năm kể từ ngày cướp ngôi của vua Jaya Harivarman đệ nhất (1147-1160),
vương quốc Champa đã lâm vào cuộc xung đột xã hội vô cùng bi đát chưa bao giờ
có trong lịch sử Champa. Biến cố này phát xuất từ sự tranh chấp quyền lực giữa
những hoàng tử ở miền bắc Champa, nhằm tạo cho mình một tư thế với bất cứ giá
nào để được toàn quyền làm vua trên đất nước này. Nếu một số hoàng tử Champa ở
miền bắc dùng chính sách kêu gọi nhân dân miền bắc vùng dậy để yểm trợ cho phe
phái mình, cũng có một số hoàng tử không ngần ngại mời gọi quân ngoại lai nhằm
giải quyết việc nội bộ trong vương quốc này.
Vào năm 1182, tức là bốn mươi năm
sau ngày dẹp tan quân Khmer ở Vijaya, một hoàng tử Champa khác tên là Sri
Vidyanandana, gốc người Vijaya, chạy sang campuchia để tìm hậu thuẫn của vua
Jayavarman đệ thất. Trong những năm lưu vong ở đây, ông ta xin vua Khmer phong
tước cho mình là hoàng tử nối ngôi (Yuvaraja) của vương quốc Champa, bất chấp
cả qui luật tổ chức chính trị trong vương quốc này. Vì rằng, chỉ có hội đồng
hoàng gia có quyền phong chức hoàng tử nối ngôi của Champa.
Với hậu thuẫn của một đoàn quân
Khmer hùng mạnh, hoàng tử Vidyanandana sang tấn công thủ đô Vijaya vào năm
1190, bắt được vua Jaya Indravarman đệ tứ (1167-1190) để đem giao nạp cho vương
quốc campuchia.
Cũng nhờ hậu thuẫn chính trị và quân
sự của vua Khmer là Jayavarman đệ thất mà hoàng tử Champa Sri Vidyanandana đã
làm chủ tình hình chiến tranh ở miền bắc. Ðể tạ ơn vua campuchia hay là không
đủ quyền lực chống lại sự thống trị của vương quốc láng giềng này, hoàng tử
Champa Sri Vidyanandana , một khi đã thắng trận, xin đề nghị (hay là bị buộc
phải đề nghị) em rể của vua Khmer Jayavarman đệ thất lên làm vua Champa ở
Viajaya lấy tên là Suryajayavarman. Sau đó, ông ta tự xưng vua của tiểu vương
quốc Panduranga, lấy tên là Suryavarman. Sự cầu cứu quân sự ngoại lai để giải
quyết nội bộ Champa đã phân chia vương quốc này thành hai khu vực rõ rệt: Miền
bắc đặt dưới sự cai trị của một ông vua ngoại lai từ Khmer sang. Miền nam lại
lọt vào trong tay của một ông hoàng tử Champa không phải gốc Panduranga, nhưng
là gốc người miền bắc. Vấn đề tự xưng vương ở Panduranga của vua Suryavarman,
gốc Vijaya đã biến tình hình xã hội miền nam thành một ung nhọt không chữa trị
được. Ðây là lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân Champa miền nam cảm thấy mình
không còn làm chủ trên lãnh thổ của mình nữa. Trước biến cố chính trị này, nhân
dân Panduranga tìm cách vùng dậy, vào năm 1190 không phải để chống xâm lược
ngoại lai, nhưng chống lại hoàng tử Champa gốc miền bắc, mặc dù không thành
công. Trong khi đó, dân tộc Champa miền bắc cũng vùng dậy vào năm 1191 dưới
quyền chỉ đạo của hoàng tử Rasupati để đánh đuổi ông vua ngoại lai ở thủ đô
Vijaya. Khi đã thắng trận, hoàng tử Rasupati lên ngôi lấy tên là Jaya
Indravarman đệ ngũ.
Trước tình thế này, vua Khmer không
ngần ngại vuốt ve Jaya Indravarman đệ tứ, một ông vua Champa bị bắt giam ở
Khmer vào năm 1190. Ðó cũng là một chiến thuật mới: dùng người Champa để chống
lại với vương quốc Champa. Nhưng đối với vua Champa là Jaya Indravarman đệ tứ
đang tù đày ở Khmer, đây cũng là một dịp may mắn để chiếm lại ngôi vàng của
mình.
Cũng vào năm 1191, vua Jaya
Indravarman đệ tứ, đem quân từ Khemer sang hợp tác với vua Panduranga là
Suryavarman để tiến đánh Vijaya. Mặc dù mang danh là người đứng ra để giúp đỡ
Jaya Indravarman đệ tứ để chống lại chính quyền Vijaya, vua Suryavarman của
tiểu vương quốc Panduranga, khi đã thắng trận, tự xưng mình là vua trên toàn
vẹn lãnh thổ Champa. Cảm thấy mình bị lừa bịp trong chiến tranh này, Jaya
Indravarman đệ tứ quyết định tập trung lực lượng của mình từ Khmer sang để tấn
công vua Suryavarman, một nhân vật cướp ngôi, nhưng không thành.
Nghe tin này, vua campuchia
Jayavarman đệ thất tức tốc gởi quân sang để trừng trị Suryavarman ở Vijaya vào
văm 1193. Thế là chiến tranh giữa campuchia và Champa bắt đầu bùng nổ, một
chiến tranh vô cùng khủng khiếp làm đảo lộn hoàn toàn bao công trình kinh tế và
cơ cấu xã hội.
Trong suốt 10 năm chiến tranh, vua
Khmer, vì không thể nào chống lại vua Champa, chỉ còn cách là nhờ ông Dhanapati
Grama, là cậu ruột của vua Suryavarman, tìm cách cô lập vua Champa này. Thế là
vào năm 1203 chính quyền vua Suryavarma bị lật đổ bởi cậu ruột của mình là ông
Dhanapati Grama, dưới sự yểm trợ của đoàn quân campuchia. Sau trận chiến này,
Champa đã trở thành một thuộc địa của campachia trong suốt 17 năm, tức là từ
năm 1203-1220.
Ðứng trên phương diện lịch sử mà
nói, vào những năm 1190-1220, xã hội Champa đã trở thành hai bãi chiến trường
mà dân tộc Champa là nạn nhân chính của chiến cuộc này. Một bên là chiến trường
tranh chấp quyền hành giữa các hoàng tử Champa ở miền bắc để làm bá chủ vương
quốc Champa, còn chiến trường thứ hai dành cho sự tranh chấp uy quyền giữa hai
nước láng giềng Champa và campuchia.
Từ năm 1182 đến năm 1220, nhân dân
Champa đang chứng kiến một vở bi kịch lịch sử với bao nhiêu nhân vật chính trị
tranh giành quyền làm Po Tanah Raya:
- Hoàng tử Sri Vidyananda chạy sang
lánh nạn ở Khmer vào năm 1182, rồi sau trở thành vua tiểu vương quốc
Panduranga, lấy tên là Suryavarman.
- Vua Indavarman ở Vijaya bị quân
campuchia bắt đày sang campuchia vào năm 1190.
- Em rể của vua Khmer Jayavarman đệ
thất tự xưng vương ở Vijaya Champa lấy tên là Suryajayavarman.
3-Chiến tranh với Mông cổ 1283-1285
Sáu mươi ba năm về sau, tức là năm
1283, tiểu vương quốc Champa Vijaya lại bị quân Mông Cổ chiếm cứ liên tục trong
hai năm liền. Vua Champa Indravarman đệ ngũ, vì không thể đứng ra để đối chọi
với đoàn quân hùng mạnh Mông Cổ trong khu vực đồng bằng, dùng chiến thuật nhà
không đồng trống để kháng chiến, quyết định rút toàn bộ quân sự của mình về
phòng thủ ở Tây Nguyên. Biến cố này đã chứng minh rõ rệt rằng Tây Nguyên là một
lãnh thổ của Champa. Cũng nhờ sự yểm trợ của dân tộc Champa ở Tây Nguyên mà vua
Champa Indravarman đã thành công trong công trình chống lại quân Mông Cổ. Trong
suốt hai năm chờ đợi để giao chiến, quân Mông Cổ, vì không còn lương thực để
tiếp tục chiến tranh, quyết định bỏ hẳn chiến trường Champa để trở về Trung
Quốc, vào năm 1285.
Trong cuộc chiến này, tiểu vương
Panduranga không lên tiếng phản đối và cũng không đứng lên hô hào giúp anh em
Champa ở miền bắc chống lại quân xâm lược Mông Cổ. Thái độ tiêu cực này phải
chăng là một bằng chứng để giải thích rằng vương quốc miền nam Panduranga, mặc
dù cùng chung sống trong một liên bang Champa, vẫn coi Vijaya là một tiểu vương
quốc riêng biệt, có nền tự trị riêng. Ðã nhiều lần bị kết tội là muốn cai trị
miền bắc, phải chăng Panduranga muốn tỏ bày thái độ dè dặt hơn trước biến cố chính
trị này. Sự dè dặt đó cũng đã chứng minh rằng, mấy thế kỷ vừa qua, sự xung đột
xã hội giữa nam và bắc Champa vẫn là một vấn đề chủ yếu trong tiến trình lịch
sử của quốc gia này
4-Vai trò Vua Trà Hoa bồ Để trong
chính sách hòa đồng dân tộc và ngoại giao: 1342-1360
Vua Trà Hoa Bồ Để (1342-1360) ( Ông
là Hậu duệ Vua Chế Mân, Con rể Vua Chế A Nan). Ông thuộc vương triều thứ 12, Triều
đại thứ 9, đóng đô ở thành Vijaya (Đồ bàn, bình định). Ông chủ trương hòa đồng
xung đột dân tộc, xây dựng kinh tế, hòa hoản với đại việt và khmer. Vương quốc
ông trị vì trải dài từ dãy hoàng liên sơn phía bắc, nam giáp đến Đồng nai ngày
nay. Đông giáp biển champa (biển đông), tây giáp tây lào. Kinh tế phát triển
dựa vào nguồn đánh bắt thủy sản ngoc trai, đồi mồi, trầm hương, ngà voi, nền
nông nghiệp trồng lúa nước nổi tiếng đông nam á, sản suất gốm sứ, điêu khắc, công
nghiệp sx đồng, đồng thau phát triển rực rỡ, đội tàu thuyền hùng mạnh, quản lí
một vùng biển champa (biển đông), cung cấp hàng hóa cho một vùng rông lớn Đông
á, tây á. Đội tượng binh hằng ngàn voi trận thiện chiến đánh lui các cuộc xâm
lược của khmer và đại việt xâm lấn bờ cỏi. Tạo tiền đề kinh tế vững chắc cho
Chế bồng Nga sau này
5-Vai trò Chế Bồng Nga trong chính
sách hòa đồng dân tộc: 1360-1390
Hơn nửa thế kỷ sau cuộc tấn công của
quân Mông cổ vào năm 1283, tình hình xã hội Champa giữa hai miền nam bắc tạm
coi như là lắng dịu, nhưng ý đồ chia cách giữa hai miền vẫn còn thể hiện trong
tâm tư của dân tộc này.
Năm 1360, Chế Bồng Nga xuất hiện
trên bàn cờ chính trị Ðông Dương. Cũng nên nhắc rằng, Chế Bồng Nga là một vị
vua của liên bang Champa, đặt thủ đô của mình ở Vijaya (Bình Ðịnh). Chế Bồng
Nga không dính dáng gì với ông vua Po Binthuor (hay Cei Sak Bingu trong biên
niên sử Panduranga), như nhiều nhà nghiên cứu thường hiểu lầm. Vì rằng; Po
Binthuor là một vị vua thứ 10 của tiểu vương quốc Panduranga ở miền nam lên
ngôi từ 1316 đến 1361 hay từ 1328 đến1373, tùy theo biên niên sử của tiểu vương
quốc này, đặt thủ đô của mình tại Bal Anguai (trong khu vực Phanrang).
Sự hiện diện của Chế Bồng Nga, một
nhà quân sự đại tài nhưng cũng là một nhà chính trị sáng suốt, đã đem lại cho
lịch sử của vương quốc này những ngày vàng son nhất. Nhằm thực thi chính sách
đưa Champa đến một tư thế vững mạnh vừa chính trị và quân sự trong khu vực Ðông
Nam Á này, Chế Bồng Nga cần sự yểm trợ toàn diện của dân tộc Champa ở hai miền
nam và bắc. Chính thế, trong suốt 30 năm cai trị quốc gia này, Chế Bồng Nga vẫn
đặt vấn đề xã hội lên hàng đầu. Xã hội là một lực lượng luôn luôn giữ một vai
trò trọng yếu trong mọi biến cố chính trị và quân sự. Công trình to tát của
ngài là vận dụng mọi nỗ lực để hòa đồng dân tộc giữa nam và bắc, nâng cao ý
thức hệ quốc gia nhằm yểm trợ chính sách thu hồi lại vùng đất của Champa đã bị
mất ở phía bắc của ngài và để xác định lại uy quyền Champa trên bàn cờ chính
trị Ðông Dương.
Chưa đầy 30 năm an bình giữa nam và
bắc, ung nhọt xã hội trong vương quốc Champa lại tái sinh. Cái ung nhọt này
không phát xuất từ những phong trào nhân dân chống lại chính quyền Champa của
Chế Bồng Nga, nhưng phát xuất từ một số nhà lãnh đạo Champa vô ý thức, vì quyền
lợi và danh vọng riêng tư của mình, họ không ngần ngại làm mật vụ cung cấp tin
tức mật của quốc gia cho ngoại xâm. Cũng vì mưu đồ của một số nhà lãnh đạo
Champa làm tay sai cho địch, vua Chế Bồng Nga đã bị ngã gục trong chiến trường
ở hải phận Ðại Việt vào năm 1390.
Năm 1390 đánh dấu một vở bi kịch mới
trong lịch sử Champa. Nếu sự sụp đổ của xã hội Champa phát xuất một phần nào từ
chính sách của một số nhà lãnh đạo Champa thường hay kêu cứu ngoại lai để củng
cố địa vị chính trị của mình trong vương quốc này, thì kể từ năm 1390, xã hội
Champa lại bắt đầu đối phó với một hiện tượng mới lạ mà hậu quả còn nguy hiểm
hơn chính sách cầu cứu ngoại lai, đó là những mưu đồ của một số tập thể lãnh
đạo làm tay sai cho địch.
Chính vì thế, cái chết của vua Chế
Bồng Nga vào năm 1390 đã cho chúng ta thấy sự phát hiện của một chứng bệnh mới
gọi là “mưu đồ làm tay sai cho địch” đang diễn tiến trong cơ cấu tổ chức xã hội
của Champa thời đó; một chứng bệnh có một tác động vô cùng nguy hiểm trong mọi
chiến lược quân sự và chính trị của vong quốc này:chỉ vì một giây phút sơ hở,
nền an ninh quốc gia gặp nguy biến.
6-Sự phân
chia nam bắc Champa: 1360-1471
Mưu đồ làm tay sai cho địch nhằm ám
hại vua Chế Bồng Nga, một hiện tượng duy nhất trong lịch sử Champa, phải chăng
là một tiếng chuông báo hiệu cho sự suy tàn của vương quốc này. Bởi rằng, hơn
một nữa thế kỷ tính từ ngày tử trận của Chế Bồng Nga, xã hội Champa đang nằm
trên bờ vực thẳm: tranh chấp quyền hành giữa các nhà lãnh đạo đã trở thành tấn
bi kịch xảy ra hàng ngày. Kể từ năm 1360, vương quốc Champa ngày càng đi đến
con đường suy yếu. Sự suy yếu này phát xuất từ hai nguyên nhân chính: một phần,
phải đối đầu chống lại sự xâm lăng của láng giềng miền bắc, còn phần khác phải
đối phó với bao nhiêu chiến tranh nội bộ của mình. Chỉ trong khoảng thời gian
chưa đầy 30 năm, 5 vị vua Champa tiếp nối nhau để lên ngôi ở thủ đô Vijaya
(Bình Ðịnh).
Sự hiện diện của 5 vị vua trên ngai
vàng Champa cũng đã chứng minh rằng trong suốt 30 năm này, Champa có 5 chính
sách riêng biệt và 5 lực lượng riêng biệt. Mỗi lực lượng vì sự sống còn của
mình cần đi tìm hậu thuẫn trong quần chúng nhân dân. Hay nói một cách khác,
trong suốt 30 năm này, xã hội Champa chia ra làm 5 phe nhóm để phục vụ cho 5 vị
vua Champa.
Sự xung đột không lối thoát trong xã
hội Champa kể từ năm 1360, xuất phát từ gia đình trị và địa phương trị của một
số nhà lãnh đạo Champa thời đó, cũng là nguyên nhân đưa đến sự diệt vong của
Vijaya, tiểu vương quốc Champa ở miền bắc vào năm 1471. Khi đã diệt vong, vấn
đề xung đột giữa nam và bắc cũng tự biến mất trong xã hội Champa. Cũng cần nhấn
mạnh rằng, nếu vấn đề nam bắc không còn nữa kể từ hôm nay, không phải là nhờ
chính sách hòa đồng dân tộc do các nhà lãnh đạo đã đưa ra, nhưng là vì lãnh thổ
Champa ở miền bắc đã lọt vào tay của Ðại Việt, và dân tộc Champa miền bắc đã
trở thành một công dân Việt hoàn toàn, kể từ năm 1471.
7- Xã hội Champa từ 1471 đến 1832
Thành Ðồ Bàn
(Vijaya) rơi vào tay Ðại Việt vào năm 1471 đánh dấu sự diệt vong của dòng tộc
cây Dừa ở miền bắc. Kể từ đó, Champa tự thu hẹp lại trong lãnh thổ của tiểu
vương quốc Panduranga, nơi tập trung của dòng tộc cây Cau.
Hết đối phó với
Ðại Việt, Champa lại gặp phải mối đe dọa mới vô cùng nguy hiểm đã từng làm rung
chuyển bàn cờ chính trị Ðông Dương, đó là chính sách “Nam Tiến” của nhà Nguyễn
từ thế kỷ thứ 16.
Mặc dầu chấp
nhận chịu đựng để đương đầu với chính sách “Nam Tiến” này trong suốt hai thế kỷ
đầu, vương quốc Champa cũng rất tự hào với chính sách xã hội của mình. Nhưng sự
an bình và thịnh vượng xã hội đó đã trở thành một vấn đề khúc mắc một khi nhà
Nguyễn quyết định xâm chiếm Champa vào năm 1692 và đặt vương quốc này dưới
quyền cai trị của quân viễn chinh nhà Nguyễn với sự yểm trợ của hoàng tử Po Saktirayda
putih một nhân vật chỉ đóng vai trò bù nhìn cho triều đình Huế để được nhận
được chức vô cùng tầm thường, đó là “Khám Lý” thay vì “Chiêm Thành Vương”. Trước
thái độ nhu nhược của hoàng tử này, toàn bộ dân tộc Champa tự vùng dậy vào năm
1693 để giải phóng quê hương của họ. Ðây là một cuộc khởi nghĩa nhân dân đầu
tiên xuất hiện trong lịch sử Champa.
Ngoài mục tiêu
đánh đuổi quân nhà Nguyễn ra khỏi vương quốc này, mật trận kháng chiến nhằm
giải phóng Champa còn vùng dậy để quét sạch những người Champa làm tay sai cho
hoàng tử Po Saktiraydaputih và những nhân vật Champa khác vô tình hay cố ý hợp
tác với quân xâm lược nhà Nguyễn. Chiến tranh này kéo dài liên tục hai năm liền
là một thí dụ điển hình minh chứng cho sự xung đột lớn lao trong xã hội Champa
thời đó. Nhưng sự xung đột xã hội này không phát xuất từ sự tranh giành quyền
lợi riêng tư giữa hai tập thể dân tộc Champa, nhưng là sự dị biệt trong ý thức
hệ đấu tranh cho quyền lợi thiêng liêng của Champa. Nếu đa số dân tộc Champa
cương quyết, với bất cứ giá nào, đấu tranh đánh đuổi quân xâm lược nhà Nguyễn
ra khỏi đất đai Champa, một số nhà lãnh đạo Champa khác thích chọn con đường
làm bù nhìn cho nhà Nguyễn để cũng cố địa vị hay danh vọng của mình. May mắn
rằng, đoàn quân kháng chiến đã đánh bại lực lượng xâm lược nhà Nguyễn vào năm
1694, tập trung mọi nổ lực nhằm hàn gắn lại vết thương xã hội do chiến tranh
gây ra trong suốt hai năm liền. Kể từ những năm cuối cùng của thế kỷ thứ 17,
ngoài hiện tượng làm tay sai cho địch đã từng xảy ra dưới thời Chế Bồng Nga vào
năm 1390, vương quốc Champa bắt đầu đối phó với một hiện tượng mới nữa, đó là
một số nhà lãnh đạo chỉ biết dựa vào uy quyền nhà Nguyễn để cai trị quốc gia.
Chính thế mới có cuộc vùng dậy của dân tộc Champa vào năm 1693 để nói lên sự
quyết tâm đoàn kết của dân tộc Champa.Chỉ cần đoàn kết, dân tộc Champa đã dập
tan quân đội hùng mạnh của nhà Nguyễn.
Hơn thế kỷ sau,
Champa trở thành một nạn nhân của cuộc tranh chấp chính trị giữa người Việt
Nam, hay nói một cách khác, nạn nhân của chiến tranh giữa lực lượng Tây Sơn và
Nguyễn Ánh kể từ năm 1771. Muốn đập phá tổng hành dinh Nguyễn Ánh ở Saigon, Tây
Sơn tập trung mọi nổ lực nhằm chiếm đóng Champa trước để làm nhịp cầu tiến quân
trong chiến lược quân sự. Khi đã chiếm đóng Champa, Tây Sơn tìm cách đưa những nhân
vật Champa thân cận mình lên nắm chính quyền. Nhưng Tây Sơn chỉ làm chủ tình
hình Champa trong khoảng một hay hai năm. Bởi rằng Nguyễn Ánh cũng tìm cách
chinh phục Champa để đặt tổng hành dinh nhằm tiến quân đánh Khánh Hòa, một địa
đầu quân sự của Tây Sơn. Khi đã thành công, Nguyễn Ánh cũng truất phế những nhà
lãnh đạo Champa phục vụ cho Tây Sơn và đưa những nhà lãnh đạo Champa khác, thân
cận với mình, lên nắm chính quyền trong vương quốc này. Biến cố này đã chứng
minh rằng tại sao có sự thành hình của mấy chục chính phủ Champa trong một thời
gian chưa đầy 30 năm.
Trở thành một
nạn nhân của chiến tranh giữa nhà lãnh đạo Việt Nam, xã hội Champa đã đi vào
một khúc quanh lịch sử. Ngoài chiến tranh tàn phá kinh tế, tàn phá cơ cấu tổ
chức làng xã và gia đình, xã hội Champa thời đó đương đứng trước lề vực thẳm.
Với sức ép quân sự của ngoại lại, dù Nguyễn Ánh hay Tây Sơn, dân tộc Champa tự
khai trừ lẫn nhau để làm hài lòng cho quân xâm lược. Gần 30 năm chiến tranh
giữa nhà lãnh đạo Việt Nam đã đưa xã hội Champa vào hố thẳm tăm tối chưa bao
giờ xảy ra trong lịch sử. Vì quyền lợi riêng tư của mình, của gia đình mình,
một số người Champa không ngần ngại tố cáo anh em Champa ruột thịt trước chính
quyền Tây Sơn hay Nguyễn Ánh, và cũng không ngần ngại loại trừ bất cứ ai không
đồng quan điểm với mình. Xã hội Champa trong suốt thời gian tranh chấp giữa Tây
Sơn và Nguyễn Ánh đã trở thành một xã hội thối nát, không còn nhận diện được ý
thức hệ đoàn kết thiêng liêng để kháng cự chống lại những tập thể xâm lược
ngoại lai.
Trước biến cố
bi đát này, vua Cei Brei (chứ không phải Po Saong Nhung Ceng như người ta
thường hiểu lầm) - dòng Po Romé, gốc dân tộc Cru đã từng nắm chính quyền Champa
từ năm 1627 - cùng hàng vạn quân Champa và gia đình của mình, quyết định rời bỏ
quê hương để sang ẩn náu ở Kampuchea vào năm 1795. Sự ra đi của vua Cei Brei đã
chứng minh rằng vương quốc Champa không còn chính quyền cai trị nữa. Cũng trong
thời gian này, Po Saong Nhung Ceng, một tướng tài trong triều đình của vua Cei
Brei, gốc dân tộc Chăm (tức là tổ tiên của bà Thềm ở Phan Rí hôm nay), chạy
theo Nguyễn Ánh ở Saigon thành lập một chính phủ lâm thời. Thế là kể từ năm
1795, Champa có hai chính phủ: một chính phủ lưu vong Champa ở campuchia gốc
người Cru và một chính phủ lâm thời ở Sàigon gốc người Chăm. Sự hiện diện hai
chính phủ này là động cơ chính yếu đã đưa hai dân tộc Cru và Chăm đến sự xung
đột không lối thoát. Thêm vào đó, hai chính phủ này đều đặt tổng hành dinh trên
lãnh thổ láng giềng. Mỗi chính phủ lưu vong đều tìm cách gởi cán bộ của mình về
nước để chinh phục lòng dân. Thế là, một tập thể xã hội Champa không tổ chức và
không nhà lãnh đạo đã trở thành một tập thể tự chia ba xẻ bảy nhằm phục vụ hoặc
cho chính phủ lưu vong ở campuchia hoặc cho chính phủ lưu vong ở Sàigon. Một
khi đã dấn thân vào cuộc đấu tranh quân sự để chiếm đoạt ngôi báu, hai chính
phủ lưu vong này không còn quan tâm cho lắm đến hậu quả của chiến tranh, hô hào
cho phe phái của mình ở địa phương tuyên chiến với nhau để nêu cao chính nghĩa
của nhóm mình. Ngoài hai nhóm theo chính phủ lưu vong, tập thể Champa còn lại
cũng bị chia ba xẻ bảy để tụ tập thành nhóm, hoặc ủng hộ cho chính sách Nguyễn
Ánh ở miền nam hay cho chính sách Tây Sơn ở miền bắc. Sự chia ba xẻ bảy này đã
biến tập thể dân tộc này thành những kẻ thù nghịch, để rồi sự sống còn của họ
tùy thuộc hoàn toàn vào kết quả của chiến tranh giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh, chứ
không phải tùy thuộc vào ý thức hệ đoàn kết dân tộc của họ như đã từng xảy ra
vào năm 1693.
Năm 1802,
Nguyễn Ánh dẹp tan phong trào Tây Sơn và lên ngôi ở Huế, lấy niên hiệu là Gia
Long. Ðể cám ơn Po Saong Nhung Ceng trong công trình đấu tranh chống Tây Sơn,
Gia Long trao trả lại cho Champa quyền độc lập và đưa Po Saong Nhung Ceng về
làm vua Champa ở Panduranga. Gia Long cũng tôn cử Lê Văn Duyệt, một bạn thân
của Champa, làm Tổng Trấn Gia Ðịnh Thành ở Saigon. Mặc dù Champa độc lập trong
biên chế chính trị Việt Nam, nhưng quyền quản trị Champa vẫn còn tuỳ thuộc vào
trong tay của Lê Văn Duyệt hơn là vào uy quyền của triều đình Huế.
Kể từ ngày Po
Saong Nhung Ceng lên nắm chính quyền vào năm 1802, vết thương của xã hội Champa
bất đầu hàn gắn lại. Nhưng sự hàn gắn xã hội này chỉ là một vấn đề tạm bợ, bởi
rằng cộng đồng dân tộc Cru, con cháu dòng Po Romé, vẫn chưa phục tùng chính
quyền Champa của Po Saong Nhung Ceng, một ông tướng đại tài, không xuất thân từ
gia đình hoàng gia Champa.
Mười tám năm
sau, Champa lại trở thành nạn nhân lần thứ hai của cuộc tranh chấp chính trị
giữa người Việt Nam như thời Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Năm 1820, khi Gia Long từ
trần, hoàng đế Minh Mệnh lên nối ngôi vua cha. Vì muốn tập trung toàn quyền cai
trị Việt Nam trong tay mình, Minh Mệnh tìm cách gạt bỏ Tổng Trấn Gia Ðịnh Thành
là Lê Văn Duyệt ra khỏi quyền kiểm soát chính sách Việt Nam ở Champa, nhưng
không thành. Mặc dù đã bao lần nhận lời khiển trách từ triều đình Huế, chính
quyền Champa bất tuân chỉ thị của Minh Mệnh và tiếp tục phục tùng uy quyền Lê
Văn Duyệt ở Saigon. Chính vì thế, Minh Mệnh không ngần ngại tìm kiếm những nhà
lãnh đạo Champa thân cận với mình để lật đổ chính quyền Champa thân Lê Văn
Duyệt. Thế là xã hội Champa bị rạng nứt ra làm hai phe phái: một tập thể theo
Lê Văn Duyệt và một tập thể khác phục tùng triều đình Huế. Hai tập thể cùng
chung sống trong một vương quốc Champa này tiếp tục xung khắc và âm thầm chống
báng nhau. Vì quyền lợi riêng tư, một số nhà lãnh đạo Champa không ngần ngại
chạy ra ngoài Huế để mua chức tước, tìm cách phỉ báng những lãnh tụ Champa phục
vụ cho Lê Văn Duyệt ở Saigon.
Kể từ năm 1820,
người dân Champa sống trong một không khí vô cùng nặng nề, chỉ cần một tiếng
nói sơ hở đối với Minh Mệnh hay Lê Văn Duyệt, họ có thể trở thành một nạn nhân
của thời đại vì đã bị gán cho một nhân vật nguy hiểm chống đối với chính quyền
Champa thời đó. Cũng từ năm 1820, người dân Champa chịu sống trong một hoàn cảnh
xã hội vô cùng dao động: có khi hai anh em trong gia đình không còn tin tưởng
lẫn nhau; và vì quyền lợi riêng tư, họ không ngần ngại tố tụng nhau trước chính
quyền Việt Nam. Ngoài biến cố chính trị này, dân tộc Champa, nhất là tập thể
nông dân, còn phải đương đầu với bao nhiêu thống khổ khác, đó là đối phó với
một số địa chủ hay cường hào Champa dựa vào chính quyền hay tài sản của mình để
tung hoành bốc lột những tập thể dân nghèo hay nông dân thiếu nợ. Một khi đã
lâm vào hoàn cảnh kinh tế này, dân nghèo và nông dân Champa chỉ còn cách xin
bán thân mình để làm nô lệ cho điền chủ hay cường hào này. Với phương thức tính
tiền lãi hơn 100% một năm theo kiểu Việt Nam thời đó, dân nghèo và nông dân
Champa làm nô lệ cho họ hơn ba thế hệ của mình, nhưng nợ vẫn còn. Ðể né tránh
số kiếp nô lệ, họ chỉ còn cách là bán ruộng đất và của cải của họ. Ðó là giải
pháp mà điền chủ và cường hào thường mong đợi. Chính sách này là một phương
thức bốc lột hợp pháp chỉ nhằm đưa những người giàu trở thành giàu thêm, người
nông dân nghèo nàn trở thành những đám dân nô lệ.
Năm 1832, Lê
Văn Duyệt từ trần, Minh Mệnh đem quân xâm chiếm Champa và ra lệnh trừng phạt vô
cùng dã man những nhà lãnh đạo Champa và tất cả dân Champa theo ủng hộ Lê Văn
Duyệt. Khi đã trừng trị thẳng tay những người cộng tác với Lê Văn Duyệt, Minh
Mệnh tự quyết định xóa hẳn bản đồ Champa trên bán đảo Ðông Dương.
Những dữ kiện
lịch sử đã nêu ra ở trên đã cho chúng ta thấy rằng sự xung đột xã hội, từ thế
kỷ thứ 11 đến thế kỷ thứ 15, giữa hai miền nam và bắc Champa phát sinh từ ý
thức hệ đấu tranh giữa hai dòng tộc Cau và Dừa nhằm độc quyền cai trị vương
quốc này. Nhưng sự xung đột giữa hai miền nam bắc này cũng thường tạo cho dân
tộc Champa một ý thức đoàn kết chặt chẽ để bảo vệ sự sống còn của mình, một khi
vương quốc Champa bị tấn công bởi một lực lượng ngoại lai khác.
Từ thế kỷ thứ
11 đến thế kỷ thứ 15, sử liệu đã từng ghi nhận có ba lần chiến tranh nội bộ
giữa nam và bắc Champa. Nhưng 3 cuộc xung đột này đều phát xuất từ 3 vụ xâm
lược của ngoại lai chống lại Champa. Trong 3 biến cố chính trị đó, tiểu vương
quốc Panduranga ở miền nam vẫn giữ một vai trò chính yếu trong những phong trào
cách mạng chống ngoại xâm, nhưng vẫn có thái độ tìm cách tự tôn vinh mình là
vua liên bang Champa nhằm nằm quyền cai trị các tiểu vương quốc Champa ở miền
bắc.
Những sử liệu ở
trên cũng chứng minh rằng, dân tộc Champa không phải là dân tộc có bản tánh
hiềm thù hay ganh tị lẫn nhau như người ta thường hiểu lầm. Sống trong vương
quốc Champa, họ chấp nhận có hai dòng tộc khác nhau trên phương diện nào đó,
nhưng không vì thế họ dùng chủ thuyết dòng tộc của mình để tự ly khai ra khỏi
vương quốc Champa, mặc dù trên phương diện chính trị, các tiểu vương quốc có
quyền tách rời ra khỏi liên bang Champa để thành lập một vương quốc độc lập
riêng biệt.Sau ngày thất thủ thành Ðồ Bàn vào năm 1471, vấn đề khác biệt nam
bắc không còn nữa. Sự xung đột xã hội đã trở thành một vấn đề giữa dân tộc
Champa trong tiểu vương quốc Panduranga.
Ai cũng công
nhận rằng, 1693 là năm đánh dấu cuộc cách mạng lớn lao của nhân dân Champa nhằm
chống lại mưu đồ nhà Nguyễn đã quyết định xoá bỏ vương quốc này trên bản đồ
Ðông Dương. Ðây cũng là một công trình cách mạng nhân dân chống lại các lãnh tụ
Champa bất lực chỉ biết làm bù nhìn cho ngoại bang. Tiếc rằng, cuộc cách mạng nhân
dân Champa đó chỉ là một biến cố chính trị nhất thời, chứ không phải là một
phong trào có một tổ chức qui mô nhằm phát triển mạnh mẽ để đưa ý thức hệ đấu
tranh vào tiềm thức dân tộc.
Từ năm 1693 đến
1832, sử liệu cũng từng nhắc đến hai lần xung đột lớn lao trong cộng đồng
Champa thời đó. Nhưng hai lần chiến tranh nội bộ này cũng đều có một xuất xứ
chung đó là Champa trở thành nạn nhân của chiến tranh giữa người Việt Nam, dù
dưới thời Tây Sơn chống lại Nguyễn Ánh, cũng như dưới thời vua Minh Mệnh chống lại
Lê Văn Duyệt, Tổng Trấn Gia Ðịnh Thành. Sự xung đột xã hội này cũng phát sinh
từ thái độ của một số nhà lãnh đạo Champa thường hay nương tựa vào quyền hành
lớn lao của nhà Nguyễn để xây dựng quyền lợi riêng tư của mình trên vương quốc
Champa nhỏ bé này; phát sinh từ chính sách thống trị của một số điền chủ hay
cường hào Champa thường lợi dụng địa vị và của cải của mình hoặc để làm giàu
trên lưng những người dân Champa nghèo đói, hoặc tìm cách biến tập thể nông dân
Champa nghèo đói thành một tập thể nô lệ (halun) của mình.
Từ năm 1795, sự
xung đột xã hội cũng phát xuất từ một yếu tố khác đó là quyền nối ngôi ở Champa
giữa dòng Po Romé (1627-1795) gốc người Chru và dòng Po Saong Nhung Ceng
(1802-1832), gốc người Champa, tức là tổ tiên của bà Thềm ở Phan Rí. Nguyên
nhân sự suy tàn của vương quốc Champa là công trình nghiên cứu có phần bổ túc
thêm. Công trình này với tựa đề “Le déclin du Campa entre le XVIe et le
XIX e siècle” đăng đầu tiên trong tác phẩm Le Campa et le Monde Malais. Actes
de la Conférence Internationale sur le Campa et le Monde Malais) Berkeley
(Université de Californie, Travaux du CHCPI, Paris, 1991, trang 47-64)và PGS TS
Po Dharma
Theo pgs ts Po
Dharma: Champa là một vương quốc ở miền Trung Việt Nam chạy dài từ mũi Hoành
Sơn (Quảng Bình) đến biên giới Biên Hòa. Ðược hình thành vào thế kỷ thứ 2,
vương quốc Champa là một quốc gia liên bang bao gồm 4 tiểu vương quốc, đó là:
- Amaravati (từ
Quảng Bình đến Quảng Ngãi)
- Vijaya (Bình
Ðịnh)
- Kauthara (khu
vực Phú Yên Khánh Hoà)
- Panduranga
(Phan Rang và Phanrí)
Năm 1471 đánh
dấu cho ngày thất thủ thành Ðồ Bàn (Vijaya). Lợi dụng cơ hội này, Ðại Việt xâm
chiếm toàn diện lãnh thổ Champa ở phương bắc và dời biên giới của mình đến đèo
Cù Mông, ở phía nam Bình Ðịnh. Kể từ đó, Champa bị thu hẹp lại trong hai tiểu
vương quốc Kauthara (Phú Yên-Nha Trang) và Panduranga (Phan Rang-Phan Rí). Thế
là vương quốc Champa bé nhỏ này phải đương đầu kể từ thế kỷ thứ 16 với chính
sách Nam Tiến của nhà Nguyễn, hùng mạnh cả quân sự lẫn kinh tế.
Sau 17 thế kỷ
đấu tranh dựng nước và bảo tồn đất nước nhằm đẩy lui cuộc Nam Tiến của dân tộc
Việt, Champa bị xóa hẳn trên bản Ðông Dương vào năm 1832. Hôm nay, vương quốc
này chỉ để lại cho hậu thế một chuổi vết tích lịch sử hoang phế nằm ngổn ngang
trên mảnh đất ở miền Trung Việt Nam và ba cộng đồng dân tộc thuộc thần dân
Champa chưa đầy một triệu người sống rải rác ở khu vực Tây Nguyên, đồng bằng
Phanrang-Phanrí và ở Campuchia.
Trong suốt 17
thế kỷ thăng trầm của lịch sử, Champa đã cố ngoi lên để tạo cho mình có một nền
văn minh cao độ và đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử ở khu
vực Ðông Nam Á. Tiếc thay dân tộc Champa hôm nay, vì sự bất hạnh hay vì một lý
do nào khác, đã trở thành một nhóm người vong quốc không còn có chủ quyền trên
chính bản thân của mình, dù đó chỉ là chủ quyền trên di sản văn hóa và tín
ngưỡng hay quyền trên mảnh đất vụn do chính bàn tay của mình tạo dựng tại hai
tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên hôm nay.
Nói đến lịch sử
thì phải nói đến sự thăng trầm của biến cố: hết thời vàng son thì đến thời suy
tàn. Ðây là một quy luật mà không ai chối cải được. Nhưng mọi sự suy tàn đều có
nguyên nhân của nó. Tiếc rằng, nguyên nhân suy tàn của vương quốc Champa đã trở
thành một chủ đề nóng bỏng mà mỗi nhà nghiên cứu thường nêu ra với những lý
thuyết thiếu sự trung thực, chỉ dựa vào cảm tính và nhãn quan riêng tư của mình
để giải thích cho sự bại vong của Champa.
Tựu trung, các
lý thuyết này thường mang bố cục nhằm chứng minh rằng sự sụp đổ Champa chỉ là
hậu quả của một quốc gia có bản chất háo chiến thường gây chiến tranh chống phá
Ðại Việt; một vương quốc phá sản, chỉ biết dùng tài nguyên của mình vào công
trình xây cất đền đài nguy nga tráng lệ; một chính quyền chỉ biết nghĩ đến
tranh chấp quyền hành giữa miền nam và miền bắc, v.v. Có chăng đây chỉ là cách
lý luận phiến diện không có cơ sở khoa học. Vì rằng, sự sụp đổ vương quốc
Champa có một nguyên nhân sâu xa của nó, bắt nguồn từ hai dân tộc láng giềng có
hai nguồn văn hóa và nền văn minh khác nhau,có hai ý thức hệ về bang giao và
chính trị khác nhau, có hai chủ thuyết về biên giới và chiến tranh hoàn toàn
khác nhau, v.v.Sau đây là một số nguyên nhân chính yếu đã đưa vương quốc Champa
vào con đường bại vong vào năm 1832.
8-Chủ thuyết bành trướng đất đai của vua chúa Ðại Việt
Một khi đã
giành được quyền độc lập và tự chủ vào thế kỷ thứ 10, Ðại Việt (sau này là Việt
Nam), một vương quốc chịu ảnh hưởng nền văn minh Trung Hoa, bắt đầu áp dụng
chính sách thống trị nhằm biến các quốc gia láng giềng thành chư hầu của mình
mà Champa là nạn nhân đầu tiên của chính sách “Nam Tiến” này. Chính sách thống
trị của Việt Nam thời cổ có mục tiêu duy nhất đó là bành trướng đất đai của
mình về phía nam mà các sử gia Âu Châu thường gọi đó là “chủ thuyết đế quốc”
của vua chúa Ðại Việt. Thế là xung đột quân sự giữa Ðại Việt và Champa bắt đầu
bùng nổ.
Trong những
thời điểm của 5 thế kỷ ban đầu, chính sách xâm lăng của Ðại Việt hoàn toàn dựa
vào yếu tố quân sự. Từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 15, Ðại Việt chỉ tập trung
vào trọng yếu quân sự để tấn công Champa. Tiếc rằng, chiến tranh của Ðại Việt
không phải là chiến tranh chinh phạt Champa, mà là chiến tranh xâm lược đất
đai. Một khi gặt hái được chiến thắng quân sự, Ðại Việt sáp nhập tức thời lãnh
thổ Champa vào khu vực hành chánh của mình và bắt đầu áp dụng chính sách Việt
Nam hóa bằng cách biến dân tộc Champa trong khu vực bị chiếm đóng thành người
Việt. Tất cả người Chăm sinh sống từ tỉnh Quảng Bình đến Cam Ranh hôm nay không
còn biết nguồn gốc dân tộc họ là ai nữa và không còn biết nói tiếng mẹ đẻ của
họ nữa là minh chứng cụ thể để chứng minh cho giả thuyết Việt Nam hóa của Ðại
Việt trong quá khứ.
Chỉ cần hai lần
chiến thắng quân sự vào năm 1069 và 1471, Ðại Việt nuốt trọn một phần lãnh thổ
rộng lớn của Champa chạy dài từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Bình Ðịnh. Trong khi
đó, dưới thời vua Chế Bồng Nga (1360-1390), Champa đã hơn 7 lần chiến thắng
quân sự ở Thăng Long, nhưng không bao giờ nghĩ đến việc xâm chiếm một mảnh nhỏ
đất đai nào của Ðại Việt. Ðiều này đã chứng minh rằng chủ thuyết xây dựng quốc
gia của Ðại Việt là chủ thuyết đế quốc theo nghĩa rộng của nó, có nghĩa là
phương án chính trị nhằm thống trị và xâm chiếm đất đai của một dân tộc khác.
Trong tiến
trình lịch sử, một quốc gia có bản chất đế quốc lúc nào cũng nắm phần thắng lợi
trên một quốc gia láng giềng, dù là hùng mạnh trên hai phương diện quân sự lẫn
kinh tế, nhưng chỉ bám vào ý thức hệ chiến tranh chinh phạt nhằm đưa quân địch
vào con đường suy yếu để họ không còn phương tiện quấy phá biên giới của mình
nữa. Champa là một vương quốc chịu ảnh hưởng Ấn Ðộ Giáo, cũng như Campuchia,
chỉ biết tôn vinh thức hệ chiến tranh chinh phạt, nhưng không bao giờ nghĩ đến
chính sác xâm chiếm đất đai của dân tộc khác.Dựa vào các yếu tố đã đưa ra,
chúng tôi tự đặt câu hỏi rằng có chăng chủ thuyết đế quốc của vua chúa Ðại Việt
đã trở thành một động cơ chính yếu đã đưa đẩy vương quốc Champa vào con đường
bại vong vào năm 1832.
9-Nạn nhân của chủ thuyết “Thiên Tử”
Hoàn toàn khác
hẳn với ý niệm thần quyền của vua chúa Champa, vua chúa Ðại Việt, vì ảnh hưởng
nền văn minh Trung Hoa tự phong cho mình là bậc “Thiên Tử” nhận lãnh sứ mạng
của “Trời” chẳng những để cai trị dân tộc Việt mà phải có nghĩa vụ mở mang bờ
cỏi hầu làm sáng ngời uy quyền của mình trên năm châu bốn bể. Ðó cũng điểm mốc
đã đưa chính sách bang giao giữa Ðại Việt và Champa thành hai thế lực thù địch
không bao giờ chấp nhận đội trời chung.
Nhân danh là
“Thiên Tử” phát nguồn từ nền văn minh Trung Hoa, Ðại Việt luôn luôn tìm cách
thống trị các nước lân bang nhằm biến họ thành các quốc gia chư hầu của mình.
Thế là Champa, một quốc gia láng giềng của Ðại Việt, đã trở thành món mồi đầu
tiên của chủ thuyết “Thiên Tử” này.
Ðối với Ðại
Việt, mọi trận chiến chống Champa chỉ là chiến tranh chinh phạt các nước chư
hầu “man rợ” không cùng nền văn minh với người Việt , mọi thủ đoạn xâm chiếm
đất đai của Champa chỉ là phong cách bộc lộ uy quyền của Ðại Việt và được sự
chấp thuận của “Trời”. Ðể đánh dấu cho sứ mạng thiêng liêng do “Trời” giao phó,
Ðại Việt có nghĩa vụ xua quân chiếm đất đai Champa.
Ngoài sứ mệnh
của “Thiên Tử” mà chúng tôi vừa nêu ra, Ðại Việt còn nuôi dưỡng một chủ thuyết
chính trị khác rất là tích cực : càng thống trị các chư hầu để họ phải triều
cống mình thì Ðại Việt càng có lý do để chứng minh là vua chúa Ðại Việt đã làm
hoàn thành nghĩa vụ do “Trời” giao phó. Hai nước láng giềng mà Ðại Việt có thể
dùng quyền lực quân sự để chinh phục nhầm đưa lãnh thổ này vào địa bàn chư hầu
và đặt dưới quyền quản lý của mình, đó là Champa và Cao Miên.
Ðối với Ðại
Việt, sự xâm chiếm Champa và Cao Miên còn là một phương thức nhầm giải thích
rằng Ðại Việt chẳng những có nghĩa vụ cai trị thần dân Việt, mà còn nhận thêm
sứ mệnh của “Trời” để thống trị hai nước láng giềng chịu ảnh hưởng nền văn minh
Ấn Ðộ Giáo, tức là không cùng nền văn minh với người Việt nhằm mang lại cho họ
“một kỷ cương mới, một nền văn hóa mới” của người Việt, một dân tộc luôn tự
xưng mình là “con rồng cháu tiên” oai hùng, một dân tộc của “bốn ngàn năm văn
hiến”. Ngoài ra, chủ thuyết xâm lược đất đai các nước làng giềng đã trở thành
một công cụ truyên truyền nhầm tôn vinh vua chúa Ðại Việt là những nhân vật có
một oai quyền vĩ đại, có nghĩa vụ quản lý thế gian này trong tinh thần “dung
hòa và hữu nghị”; mang lại cho các dân tộc láng giềng “man rợ” một văn hóa mới,
đó là nền văn minh cao độ của dân tộc Việt. Nhân danh là bậc “Thiên Tử”, vua
chúa Ðại Việt tự cho mình là người trung gian giữa thế giới vô hình và thế giới
hiện tại để điều hành toàn diện nhân sinh trên trái đất. Phát sinh từ ý niệm
của Trung Hoa, Ðại Việt cho rằng mỗi bước tiến trong cuộc xâm chiếm đất đai của
dân tộc láng giếng là mỗi bước tiến của nền văn minh Việt. Vì rằng, thế gian
này không thể đón nhận một văn hóa nào khác ngoài văn hóa của dân tộc Việt.
Qua phần nhận
định này, chúng tôi tạm kết luận rằng, chủ nghĩa “Thiên Tử” của Ðại Việt mang
một bản chất rất là đế quốc đã đóng góp phần nào trong tiến trình của sự bại
vong Champa.
Hậu quả các cuộc nội chiến giữa dân tộc Việt
1. Nam bắc phân tranh giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn
Sau ngày sụp đổ
thành Ðồ Bàn vào năm 1471, lảnh thổ Champa bị thu hẹp lại ở tiểu vương quốc
Panduranga, chạy dài từ Harek Kah Harek Dhei (Phú Yên) đến biên giới Biên Hòa.
Một mặt đối phó với đất đai eo hẹp và sự suy yếu về mặt quân sự vì dân số quá
ít oi, Champa phải đương đầu với tình thế chính trị hoàn toàn mới lạ, đó là sự
ra đời của triều đại nhà Nguyễn ở Thuận Hóa (từ Quảng Bình đến Bình Ðịnh) và sự
bùng nổ cuộc nội chiến giữa chúa Nguyễn ở miền nam và chúa Trịnh ở phương bắc. Vì
không đủ tiềm năng để tiến quân chống chúa Trịnh phương bắc, chúa Nguyễn chỉ
còn cách phát động phong trào Nam Tiến về phía nam, tức là về phía lãnh thổ
Champa để củng cố thế lực quân sự và kinh tế của mình. Kể từ đó, Nam Tiến đã
trở thành một công cụ của nhà Nguyễn nhằm phục vụ cho chiến tranh chống nhà
Trịnh bằng cách vơ quét tài nguyên ở Champa để nuôi quân lính của mình, để giải
quyết vấn đề kinh tế của dân tộc Việt quá nghèo đói, vì đất đai của đồng bằng
Thuận Hóa quá chật hẹp. Và Nam Tiến này càng tăng thêm tốc độ nhanh chóng hơn
một khi chúa Nguyễn không thể phát huy phong trào Tây Tiến được, một khu vực mà
dân tộc Champa sống ở Cao Nguyên không bao giờ chấp nhận bất cứ giá nào sự hiện
diện của người Kinh trong lãnh thổ của họ cho đến năm 1955.
Nói tóm lại, sự
hình thành một quốc gia có chủ quyền ở Thuận Hóa do nhà Nguyễn sáng lập vào thế
kỷ thứ 17 đã đưa chính sách Nam Tiến sang một chiều hướng mới hoàn toàn khác
hẳn với chính sách Nam Tiến của Ðại Việt trước ngày sụp đổ thành Ðồ Bàn vào năm
1471. Kể từ đó, Nam Tiến của triều Nguyễn đã trở thành một chủ thuyết đế quốc
với mục tiêu duy nhất là nuốt trọn vương quốc Champa để làm bàn đạp tiến quân
sang Cao Miên.
Năm 1611 đánh
dấu ngày xuất quân Nam Tiến đầu tiên của chúa Nguyễn. Hơn 40 vạn quân chính qui
từ Thuận Hóa đưa sang với sự yểm trợ của đoàn quân dự bị cộng thêm các cư dân
Việt sống gần biên giới, vượt đèo Cù Mông ở phía nam Bình Ðịnh để tấn công Aia
Ru (Harek Kah Harek Dhei) của Champa sau đó biến khu vực vừa mới chiếm đóng
thành phủ Phú Yên.
Bốn mươi hai
năm sau, chúa Nguyễn lợi dụng thời điểm hòa bình với chúa Trịnh trong vòng 7
năm, xuất quân xâm chiếm Nha Trang vào năm 1653 và dời biên giới miền nam của
mình đến Cam Ranh. Kể từ đó, Nha Trang trở thành hai đơn vị hành chánh của
người Việt, đó là Thái Khang và Diên Khánh.
Ba năm sau, tức
là năm 1653, chúa Nguyễn xua quân xâm chiếm lãnh thổ Cao Miên ở Biên Hòa. Thế
là kể từ năm 1653, Champa trở thành một lãnh thổ hoàn toàn bị bao vây, ở phía
bắc giáp căn cứ quân sự nhà Nguyễn ở Cam Ranh và phía nam giáp căn cứ quân sự
nhà Nguyễn ở Biên Hòa.
Sự cô lập
Champa trong đất đai của nhà Nguyễn kể từ năm 1653 đã giải thích phần nào sự
bại vong của Champa trong những năm kế đến.
10- Cuộc nội chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh
Hết đương đầu
với chiến tranh giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn, Champa bị lôi kéo vào một cuộc
nội chiến khác giữa dân tộc Việt, đó là sự bùng nổ chiến tranh vào năm 1771
giữa phong trào Tây Sơn ở miền bắc và Nguyễn Ánh trấn thủ ở Sài Gòn. Cuộc nội
chiến này đã biến lãnh thổ Champa (khu vực Phan Rang và Phan Rí) thành bãi
chiến trường đẫm máu trong vòng 30 năm giữa hai thế lực thù địch của dân tộc
Việt, một bên trung thành với Nguyễn Ánh còn bên khác thì ủng hộ phong trào Tây
Sơn.
Năm 1773, Tây
Sơn xua quân chiếm đóng Panduranga, trong khi đó Nguyễn Ánh rời bỏ ngai vàng
vào năm 1775 chạy về miền nam lập mật khu ở Gia Ðịnh. Suốt 30 năm nội chiến,
Tây Sơn biến Nha Trang thành khu vực địa đầu quân sự của mình, trong khi đó
Nguyễn Ánh trấn thủ ở Gia Ðịnh. Hoàn cảnh địa dư này đã biến Champa thành một
khu vực nằm giữa hai gộng kìm biên giới quân sự của Tây Sơn ở phía bắc và
Nguyễn Ánh ở phía nam. Thế là vương quốc Champa phải đón nhận hàng năm sự hiện
diện quân đội viễn chinh của Tây Sơn và Nguyễn Ánh trên lãnh thổ của mình. Lý
do rất là giản dị, muốn tấn công Nguyễn Ánh ở Gia Ðịnh, Tây Sơn phải làm chủ
quân sự ở Champa (khu vực Phan Rang và Phan Rí) trước. Về phía Nguyễn Ánh, muốn
tấn công Tây Sơn ở Bình Ðịnh, Nguyễn Ánh phải xua quân chiếm đóng Champa trước
tiên, sau đó mới có thể tiến quân đến Nha Trang được.
Năm 1776, với
mục tiêu là tiến quân tấn công Nguyễn Ánh ở Gia Ðịnh, Tây Sơn phải chiếm đóng
Panduranga trước tiên để làm căn cứ hành quân. Năm 1779, Nguyễn Ánh chiếm lại
Panduranga trước khi xua quân tấn công Tây Sơn ở Nha Trang. Năm 1791, Tây Sơn
trở lại chiếm đóng Panduranga và năm 1793 Panduranga lại rơi vào tay của Nguyễn
Ánh. Một năm sau (1794), Tây Sơn xâm chiếm lại Panduranga cho đến năm 1798.
Trong xuốt cuộc
nội chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh, biên giới của vương quốc Champa hoàn toàn
bị xóa bỏ trên bản đồ vì thiếu quân lực để phòng thủ. Thêm vào đó, mọi cơ cấu
tố chức chính trị và xã hội Champa hoàn toàn bị sụp đổ. Dân tộc Champa phải
chấp nhận cúi lạy cả hai phe vừa Tây Sơn lẫn Nguyễn Ánh để bảo tồn tánh mạng.
Các tầng lớp lãnh đạo Champa chia thành hai phe nhóm do hai thế lực thù địch
người Việt tạo dựng ra. Vì rằng, một khi đã xâm chiếm Champa để làm cứ điểm
quân sự, Nguyễn Ánh thành lập một chính quyền mới của vương quốc này tập trung
những thành phần lãnh đạo thân cận với mình. Một khi tiến quân vào Champa, Tây
Sơn lại ra lệnh thanh trừng gắt gao những phần tử người Champa theo Nguyễn Ánh
để rồi thành lập một chính quyền khác mà cấp lãnh đạo chỉ là thành viên của Tây
Sơn.
Sự thay đổi
liên tục chính quyền trong thời điểm đó đã đưa mọi cơ cấu tổ chức quốc gia
Champa đứng bên lề vực thẳm. Lợi dụng cơ hội này, hai phe thù địch Tây Sơn và
Nguyễn Ánh tung hoành cướp phá tài nguyên Champa để phục vụ cho chiến tranh của
mình và điều động thanh niên Champa xung phong vào chiến trường đẫm máu mà mục
tiêu của chiến tranh này không liên hệ gì đối với họ. Trong khi đó, Champa lại
đặt dưới quyền cai trị của một tầng lớp lãnh đạo mang tính cách bù nhìn, vì
vương chức của họ hoàn toàn do Tây Sơn hoặc Nguyễn Ánh tấn phong. Sự kiện này
đã chứng tỏ rằng, mọi cơ cấu tổ chức chính quyền ở Champa hoàn toàn bị sụp đổ.
Lãnh thổ Champa chỉ là nơi đón nhận hàng ngàn quân lính của dân tộc Việt, luôn
luôn tự cho mình là kẻ chiến thắng, thẳng tay bốc lột nhân dân Champa mà họ xem
đó chỉ là những kẻ “man rợ” không cùng nòi giống với mình.
Nói tóm lại,
Champa không còn tồn tại nữa với danh nghĩa là một quốc gia độc lập và tự chủ
trong suốt cuộc chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh kể từ 1771 đến 1802. Thế là
định mệnh của sự sống còn Champa không còn nằm trong tay của nhân dân Champa
nữa, mà là tùy thuộc hoàn toàn vào kết quả của chiến tranh giữa Tây Sơn và
Nguyễn Ánh.
11- Nội chiến giữa Minh Mệnh và Lê Văn Duyệt
Năm 1802, Nguyễn
Ánh đánh bại Tây Sơn, lên ngôi với tôn hiệu là Gia Long. Ðể tri ân những chiến
sĩ đã từng đấu tranh bên cạnh mình, Gia Long tái lập lại vương hiệu Champa, sau
đó phong cho Po Saong Nhung Ceng (tổ tiên của gia đình hoàng gia Bà Thềm ở Phan
Rí), một tướng lãnh gốc người Chăm rất thân cận với Gia Long lên làm quốc vương
Panduranga-Champa. Thế là từ năm 1802, Champa không còn là một quốc gia độc lập
nữa mà là một lãnh thổ tự trị đặt duới quyền bảo hộ của triều đình Việt Nam và
hưởng quyền che chở rất là đặc biệt của hoàng đế Gia Long và tổng trấn Gia Ðịnh
Thành là Lê Văn Duyệt được xem như là một ông phó vương ở miền nam thời đó.
Sau ngày từ
trần của Gia Long vào năm 1820, hoàng đế Minh Mệnh đưa ra chính sách cai trị
hoàn toàn ngược lại với chủ trương của Gia Long tức là phụ vương của ông ta.
Minh Mệnh là một hoàng đế có tư tưởng chính trị rất là độc đáo dựa vào ý thức
hệ trung ương tập quyền, luôn luôn chủ trương Quốc Gia Việt Nam là
“một” và nhân dân Việt Nam phải là dân tộc có cùng với nền văn hóa và
văn minh của người Việt.
Một khi lên
ngôi, Minh Mệnh xóa bỏ hoàn toàn chính sách ưu đãi dành riêng cho vương quốc
Champa do phụ vương của ông ta để lại và tìm cách ngăn chặn mọi ảnh hưởng của
Lê Văn Duyệt ở vương quốc này.
Nhân danh một
nhà tướng có công trạng lớn lao trong chiến tranh chống Tây Sơn và cũng là bạn
thân của Gia Long, Lê Văn Duyệt vùng dậy phản đối chính sách Minh Mệnh và nhất
quyết đứng ra bảo vệ vương quốc Champa cho tới cùng. Thế là sự khủng hoảng giữa
Minh Mệnh và Lê Văn Duyệt bắt đầu bùng nổ và vương quốc Champa lại trở thành
nạn nhân lần thứ 3 của cuộc chiến nội bộ giữa người Việt Nam thời đó.
Vì quá thân cận
với Tổng Trấn Gia Ðịnh Thành là Lê Văn Duyệt hay là vì quá khiếp sợ trước uy
quyền chính trị của ông ta, giai cấp lãnh đạo Champa thời đó không phục tùng
hoàng đế Minh Mênh nữa. Năm 1832, Lê Văn Duyệt từ trần, Minh Mệnh xua quân xâm
chiếm Champa và trừng phạt vô cùng dã man giai cấp lãnh đạo Champa vì tội phục
tùng Lê Văn Duyệt để rồi xóa hẳn vương quốc này trên bản đồ Ðông Dương. Thế là
năm 1832 đánh dấu ngày sụp đổ hoàn toàn vương quốc Champa.
12-Trước làn sóng di dân người Việt
Ngoài chủ nghĩa
“Thiên Tử” và bối cảnh lịch sử của các cuộc nội chiến ở Việt Nam mà chúng tôi
vừa trình bày, Champa còn là nạn nhân của làn sóng di dân Việt sang phía nam kể
từ thế kỷ thứ 10. Họ là những tội phạm, những kẻ phiêu lưu, những nông dân
không đất đai để sinh sống, không công ăn việc làm, tìm cách thoát thân đi tìm
tự do và cuộc sống mới ở vương quốc Champa, nơi vẫn còn nhiều khu vực phì nhiêu
chưa có ai khai khẩn.
Phong trào di
dân này càng ngày càng mở rộng kể từ kỷ thứ 13, thời kỳ mà địa bàn dân cư sông
Hồng càng ngày càng tăng gấp bội để rồi dân chúng không còn đất đai để canh
tác. Ðể giải quyết nạn thiếu đất, dân Việt chỉ còn cách tìm đường tràn xuống
phía nam, tức là Champa. Phong trào di dân này càng dấy lên kể từ thế kỷ thứ
17, thời kỳ mà dân Việt đang lâm vào nạn đói rách vì hạn hán hay mưa lũ, đương
đầu với chiến tranh Nam-Bắc và tình hình thiếu an ninh vì nạn cướp bóc. Lợi
dụng cơ hội này, chúa Nguyễn hô hào dân Việt xung phong vào đội ngũ để khai
khẩn đất hoang ở khu vực biên giới phía nam của mình. Họ là nhóm “Ðồn Ðiền”,
tức là đội ngũ vừa làm dân, vừa làm chiến sĩ để phòng thủ đất đai chống lại sự
quấy nhiễu Champa ở biên giới. Chúa Nguyễn còn khuyến khích thêm dân Việt nên
vượt biên giới tràn sang Champa và Cao Miên. Ban đầu, họ họ chỉ khai thác những
khu đất hoang hay cấm kị (tabung) mà dân bản xứ Champa không canh tác. Sau đó,
họ bắt đầu khai thác những khu vực phì nhiêu hơn do dân bản xứ bán nhượng lại
cho họ.
Trong những
thời gian đầu, tất cả dân cư Việt phải khép mình vào khuôn khổ luật pháp của
Champa, có nghĩa là vua chúa của vương quốc này có quyền tuyệt đối, cả quyền
sống chết đối với họ. Nhưng sau thế kỷ thứ 17, tình hình dân cư Việt ở Champa
đang bước vào một khúc quanh mới. Lợi dụng sự hiện diện của họ trên lãnh thổ
Champa, chúa Nguyễn bắt đầu nhúng tay vào nội bộ của vương quốc này với danh
nghĩa là nhà nước Việt Nam có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi cư dân Việt sinh sống ở
nước ngoài. Sau đó, nhà Nguyễn tìm cách động viên họ để phục vụ cho mục tiêu
chiến tranh chống Champa trong tương lai. Ðiển hình nhất là cuộc xâm lăng nhà
Nguyễn nhằm xóa bỏ Champa trên bản đồ đầu tiên vào năm 1692 có sự tham gia đông
đúc cư dân Việt sinh sống lâu đời ở vương quốc này.
Vì sức ép của
sự vùng dậy nhân dân Champa vào năm 1693, nhà Nguyễn chấp nhận trao trả lại
vương hiệu Champa vào năm 1694 với điều kiện là vua chúa Champa phải chấp nhận
cho nhà Nguyễn thành lập phủ Bình Thuận đầu tiên trong biến giới Champa nhằm
quản lý các cư dân Việt sinh sống ở vương quốc này. Kể từ đó, cư dân Việt này
không còn là công dân của Champa nữa, mà là dân Việt của triều Nguyễn.
Phủ Bình Thuận
không có biên giới nhất định mà chúng tôi gọi đó là “biên giới da beo”, tập
trung tất cá các thôn xóm dân tộc Việt nằm rải rác trên lãnh thổ Champa. Ðây là
một địa bàn cư dân rất là phức tạp đối với nhà nước Champa thời đó. Và địa bàn
cư dân này đã trở thành một công cụ hữu hiệu nhằm giúp nhà Nguyễn thôn tính
Champa bất cứ lác nào mà họ cần.
Bên lề qui chế
hành chánh đặc biệt này, sự hiện diện của cư dân Việt còn có một hậu quả khác
đó là vai trò của họ trong guồng máy kinh tế ở Champa thời đó. Vì quá nghèo
túng, dân bản xứ Champa thường hay vay mượn tiền bạc của cư dân Việt với chỉ số
tiền lời định giá hơn 150% năm. Một khi dân bản xứ Champa không thể trả nổi nợ
nần, người Việt xiết đất đai và gia tài của họ như đã ghi trong hợp đồng. Chính
sách vay mượn này đã đưa dân bản xứ Champa đi vào con đường nghèo túng đến lúc
họ phải bán chồng con của họ cho người Việt để thanh toán vấn đề vay mượn.
Ngoài vấn đề
khủng hoảng kinh tế, sự hiện diện của cư dân Việt đã đưa cơ cấu tổ chức thôn
xóm và xã hội của người Champa vào một khúc quanh mới và khuyếch đại thêm sự
xung đột giữa cư dân Việt và dân Champa bản xứ.
Dựa trên quyền
uy của nhà Nguyễn, dân cư Việt bắt đầu cư xử như một dân tộc chiến thắng. Họ
sẳn sàng tiếp tay với triều đình Huế bắt cứ lúc nào mà nhà Nguyễn cần đến họ.
Ðối với nhà Nguyễn, chiến lược nhằm tiêu diệt Champa có hiệu quả nhất không
phải là giải pháp quân sự mà là giải pháp chính trị, có nghĩa là nhà Nguyễn
động viên cư dân Việt ở phủ Bình Thuận phát huy chương trình khai khẩn đất
hoang để làm chủ đất đai, độc quyền trong bộ máy thương mại, kiểm soát hoàn
toàn mạch máu kinh tế ở vương quốc này.
Vừa đối phó với
dân cư thưa thớt, đất đai nhỏ hẹp, quân sự suy yếu, vương quốc Champa không còn
đủ khả năng để bảo tồn tư thế độc lập của mình nữa một khi kinh tế của vương
quốc này hoàn toàn bị bao vây bởi cư dân Việt ở phủ Bình Thuận. Ðó cũng là điểm
đáng chú ý trong tiến trình lịch sử của sự bại vong Champa vào năm 1832.
13-Chính sách bế môn tỏa cảng
Trước năm 1471,
Champa là hải cảng quan trọng trên đường hàng hải nối liền biển Nam Hải và Ấn
Ðộ Dương, cũng là nơi tập trung nhiều tàu bè của các thương thuyền quốc tế.
Sau năm 1471,
vương quốc này chỉ là một địa thế phụ thuộc trong hệ thống giao thương hàng
hải. Sau ngày thất thủ Phú Yên (Harek Kah Harek Dhei) vào năm 1611, và Nha
Trang (Aia Trang) vào năm 1653, chúa Nguyễn đã kiểm soát hoàn toàn khu vực hải
cảng Champa ở miền nam mà chúng tôi gọi là mạch máu kinh tế và chính trị của
vương quốc này.
Một khi đã xâm
chiếm Phú Yên và Nha Trang, các tàu bè quốc tế không còn ghé bến Champa nữa. Ðó
cũng là yết tố quan trọng để giải thích rằng tại sao Champa hoàn toàn bị cô lập
không còn đường dây liên lạc với các nước láng giềng kể từ thế kỷ thứ 17.
Một khi bị trục
xuất ra khỏi trục giao thông hàng hải quốc tế, Champa đã trở thành một quốc gia
hoàn toàn nằm trong gọng kềm của dân tộc Việt. Thế là định mệnh sống còn của
Champa không còn nằm trong tay của tập thể lãnh đạo của vương quốc này nữa mà
là tùy thuộc vào lòng ưu ái của nhà Nguyễn đối với vương quốc này.
Chính sách mỹ nhân kế
Sống trong một
chế độ phong kiến, quốc trưởng Champa, cũng như quốc vương ở các nước Ðông
Phương, thường kết hôn với công chúa gốc người nước ngoài. Ðối với Champa, sự
hiện diện của công chúa nước ngoài trong cung đình không mang ý nghĩa như một
món quà đổi chát mà là một sự liên kết tình thân hữu giữa hai quốc gia. Sự kết
hôn giữa công chúa của nước Ða Ðảo (Jawa) và vua Champa là Jaya Sinha varman
III (Chế Mân, -1307) thường biểu dương cho chính sách bang giao thân hữu giữa
hai quốc gia hơn là một cuộc tình trong nghĩa rộng của nó.
Nói đến cuộc
kết hôn giữa quốc vương Champa và công chúa xuất thân từ nước ngoài, thì người
ta phải nói đến cuộc tình giữa vua Chế Mân và Huyền Trân Công Chúa. Năm 1301,
nhân dịp viếng thăm Champa, thượng hoàng Trần Nhơn Tôn hứa gả công chúa Huyền
Trân cho Chế Mân để đổi lấy hai châu ô và Lý (khu vực tỉnh Thừa Thiên). Năm
1306, Huyền Trân Công Chúa sang Champa. Một năm sau, tức là 1307, Chế Mân từ
trần mà tư liệu lịch sử không nói rõ nguyên nhân. Viện cớ là phải đến bãi bể để
cầu nguyện trước khi lên dàn hỏa với Chế Mân theo phong tục của Champa, Trần
Khắc Chung chờ sẳn gần bờ biển để đưa Huyền Trần chạy trốn về Ðại Việt. Sự
hiện diện của Trần Khắc Chung tại bãi bể và thái độ chạy trốn của Huyền Trân
Công Chúa trong lúc người chồng của mình vừa từ trần đã đưa các nhà khoa học
đặt ra bao nghi vấn : có chăng sự từ trần của Chế Mân không phải là vấn đề tuổi
thọ quá cao mà là có sự nhúng tay của Ðại Việt trong biến cố này mà Huyền Trân
Công Chúa chỉ là người nhận lệnh để thực hành dự án ám hại vua Chế Mân. Nếu
không, Huyền Trân Công Chúa có tội gì mà phải chạy trốn? Vì nhan sắc của một cô
gái Việt, vương quốc Champa phải nhượng cho Ðại Việt hai châu O và Lý (khu vực
Huế-Thừa Thiên) thì đúng là món quà quá đắt. Sau cuộc tình Chế Mân, Champa còn
là nhạn nhân của một cặp vợ chồng khác đó là cuộc kết hôn giữa vua Champa là Po
Romé (1627-1651) và Ngọc Khoa, công chúa nhà Nguyễn mà sử liệu tiếng Chăm gọi
là Bia Ut (công chúa miền bắc).
Sự hiện diện
của Bia Ut trong triều đình Champa thời đó có một vai trò khác hẳn với Huyền
Trân Công Chúa. Theo truyền thuyết của Champa, Bia Ut đến vương quốc này với
một sứ mạng mà nhà Nguyễn đã giao phó, đó là làm thế nào để Po Romé chặt bỏ cây
Kraik, biểu tượng cho thần quyền trấn giữ vương quốc này. Nhưng sự thật, Bia Ut
đến Champa chỉ làm nhà trinh thám nhằm báo cáo cho nhà Nguyễn biết mọi chi tiết
liên quan đến tổ chức chính trị và quân sự của quốc gia này. Sau khi nhận đủ
tin tức, nhà Nguyễn xuất quân tấn công Po Romé. Trong cuộc chiến này, Po Romé
bị quân nhà Nguyễn vây bắt đem nhốt trong rọ sắt để khiêng về Thuận Hóa với sự
chứng kiến của một số nhà truyền đạo Tây Phương ở Champa. Sau biến cố này,
triều đình Champa kết tội tử hình Bia Ut và tạc tượng bà ta với cái đầu nhủi
xuống đất để hậu thế không quên lịch sử của công chúa người Việt đóng vai mỹ
nhân kế này.
Ba năm sau ngày
thất trận của Po Romé, tức là năm 1653, quân nhà Nguyễn xua quân xâm chiếm Nha
Trang và dời biên giới miền nam của mình đến Cam Ranh. Thế là vương quốc Champa
chỉ còn vỏn vẹn trong khu vực Phan Rang và Phan Rí.
14-Hai chủ thuyết chiến tranh đối ngược
Ðại Việt và
Champa là hai nước láng giềng có hai chủ thuyết chiến tranh hoàn toàn đối ngược
nhau. Là một vương quốc hấp thụ nền văn minh Ấn Ðộ Giáo, chiến tranh của Champa
chống nước làng giềng là chiến tranh chinh phạt để làm suy yếu đi sức mạnh quân
sự và chính trị của phe địch, chứ không phải là chiến tranh chiếm đất đai. Chủ
thuyết này đã biểu lộ rỏ rệt trong thời Chế Bồng Nga. Hàng năm, Chế Bồng Nga
xuất quân ra miền bắc đốt phá thành Thăng Long sau đó rồi kéo quân trở về,
nhưng Chế Bồng Nga không bao giờ nghĩ đến chính sách chiếm đất đai Ðại Việt để
xát nhập vào lãnh thổ của mình. Nếu Champa áp dụng chủ thuyết chiến tranh nhằm
chiếm đất đai thì vương quốc Ðại Việt đã bị xóa hẳn trên bản đồ vào cuối thế kỷ
thứ 14 rồi.
Ngoài ý niệm
chinh phạt, chiến tranh của Champa chống nước làng giềng thường mang một yếu tố
tín ngưỡng rõ rệt, đó là tàn phá những gì có liên hệ đến uy quyền thần linh của
quốc gia phe địch. Nếu Champa đốt phá thủ đô Thăng Long, vì đây là trung tâm
chính trị của Ðại Việt; dập tan các nơi thờ phượng thần linh, vì đó là các thần
giữ nước non của Ðại Việt, v.v. Ðối với Champa, đập tan thần linh phe địch tức
là biểu tượng cho sức mạnh thần linh của mình. Chính vì thế, sau ngày thắng
trận, vua chúa Champa thường hay xây đền dựng tháp, dâng lễ vật cho thần linh
để bày tỏ sự tri ân của mình.
Ngoài màu sắc
tín ngưỡng này, Champa còn có một qui luật riêng liên quan đến chiến tranh, đó
là không bao giờ dùng chiến lược “dương đông kích tây” hay nói một cách khác
tìm cách đánh lén lút sau lưng địch. Mỗi lần xuất quân, Champa phải hẹn hò
trước với phe địch về ngày tháng nhất định và nơi chốn của bãi chiến trường. Vì
quá trọng nhân cách “Quân Tử” trong trận chiến, Champa thường hay vấp phải
những thất bại nặng nề.
Ðối với Ðại
Việt, ý niệm về chiến tranh hoàn toàn đối ngược. Chiến tranh là trận chiến quân
sự không có mục tiêu chinh phạt phe địch theo nghĩa rộng của nó, mà là để chiếm
đoạt tài sản và đất đai của phe địch để sáp nhập vào lãnh thổ của mình.
Nói đến chiến
tranh, Ðại Việt thường hay áp dụng mọi chiến lược, mọi tính toán và mưu mô như
“dương đông kích tây” v.v. nhằm che mắt hay lừa phe địch trong những cú đánh
bất ngờ hòng dễ dàng phá tan phe địch cho bằng được. Chính vì thế, chiến tranh
của Ðại Việt luôn luôn mang màu sắc đế quốc, tức là dùng sức mạnh quân sự để mở
rộng bờ cỏi đất nước của mình.
Một khi đã
chiếm đất đai, Ðại Việt áp dụng chính sách đồng hóa ngay dân bản xứ để họ trở
thành người Việt thật sự có cùng văn hóa Việt. Chỉ cần vài thế kỷ, chính quyền
Ðại Việt đã lột bỏ hoàn toàn tâm linh và tiếng nói của dân tộc Champa sống trên
giải đất bị chiếm đóng từ Quảng Bình đến Cam Ranh, không phải bằng bạo lực mà
là bằng cách đồng hóa họ để rồi họ không còn nhận diện đâu là nguồn gốc lịch sử
của họ nữa. Hôm nay, không có một người Champa nào sống ở miền trung Việt Nam
còn biết nói tiếng Chăm là một bằng chứng cụ thể.
Ðối với Ðại
Việt, chiến tranh không phải công cụ để đốt phá nơi thờ phượng thần thánh có uy
quyền của phe địch, mà là tàn phá những gì thuộc về phe địch dù đó là trung tâm
chính trị (tức là thủ đô), dù đó đền đài hay người dân vô tội đi nữa.
Nói tóm lại,
chủ thuyết chiến tranh của Ðại Việt đã đóng góp phần nào rất là tích cực trong
tiến trình của sự suy tàn Champa kể từ thế kỷ thứ 10 đến năm 1832.
Ý niệm về biên giới: “một tất đất, một tất vàng”
Nói đến ý thức
hệ về biên giới, Champa và Ðại Việt cũng là hai nước láng giềng có ý niệm hoàn
toàn khác biệt.
Ðối với Champa,
biên giới là nơi giới hạn lãnh thổ của mình đặt dưới quyền bảo hộ của thần
linh. Biên giới Champa là biên giới tín ngưỡng, luôn luôn cố định không thể xê
dịch và không ai có quyền vượt biên giới này mà không có sự đồng ý của thần
linh. Nếu Chế Bồng Nga không nuốt trọn đất đai của Ðại Việt một khi đã đánh bại
phe địch, vì rằng quốc vương này không giám nới rộng biên giới Champa ra miền
bắc, vì sợ thần linh Champa không cho phép.
Ý niệm biên
giới cố định mang bản chất thần quyền này còn thể diện qua các dấu ấn rõ rệt ở
Champa. Mặc dù cùng sống chung trong quốc gia Champa, người Chăm ở đồng bằng,
dù là đất đai rất là chật hẹp, họ không bao giờ giám vượt biên giới của khu vực
mình để tràn lên cao nguyên sinh sống. Biên giới tín ngưỡng này cũng còn biểu
lộ một cách rõ rệt trong cuộc sống của dân tộc Chăm ở khu vực Panduranga trước
năm 1975. Một thí dụ điển hình đó sự kết hôn giữa người Chăm Phan Rang và Phan
Rí thường ít khi xảy ra. Vì rằng, người con trai không muốn vượt ra khỏi biên
giới của “quê cha đất tổ” mình để lấy vợ ở khu vực khác.
Ngoài biên giới
khu vực, người Chăm còn có biên giới thần quyền rất rõ rệt của mỗi làng xã.
Chính vì thế, họ luôn luôn chấp nhận sống chằng chịt, nhà này kế sát nhà kia
trong ranh giới thôn xóm của mình, và họ không chịu nới rộng thêm biên giới
thôn xóm này mặc dù họ là chủ nhân đất đai rộng lớn bao la tọa lạc ngay trước
cổng làng của mình, để rồi sau năm 1975 người Chăm không còn một miếng đất để
xây dựng nhà cửa. Vì không nắm vững ý niệm về biên giới, một số nhà viết lách
tưởng rằng người Chăm có bản chất kỳ thị người ngoài làng lấy vợ làng ta.
Vì quá trung
thành với ý niệm về “quê cha đất tổ”, dân tộc Champa trở thành một nhóm người
thụ động sống quanh quẩn trong khu vực mà họ cho đó là biên giới thần quyền
không ai có quyền di chuyển hay xê dịch.
Ðối với dân tộc
Việt, biên giới là nơi giới hạn của một lãnh thổ, nhưng biên giới này không
mang yếu tố thần quyền, luôn luôn co giản tùy theo không gian và thời gian. Vì
không mang yếu tố thần quyền, Ðại Việt có quyền nới rộng biến giới của mình đến
bất tận nếu họ có đủ khả năng để bảo vệ. Chính vì thế, biên giới Ðại Việt chỉ
là biên giới kinh tế và quân sự luôn luôn co giản.
Trên lý thuyết,
dân tộc Việt cũng có ý niệm về “Quê Cha Ðất Tổ”, nhưng ý niệm này chỉ là một
hiện tượng chứ không phải là bản chất của dân tộc Việt. Vì rằng, dân tộc Việt
luôn luôn có một ý thức hệ rõ rệt về giá trị đất đai. Trong tiềm thức của dân
tộc Việt, họ luôn luôn nghĩ rằng : “một tất đất, một tất vàng”. Từ ý thức hệ
đó, dân tộc Việt xô nhau xâm chiếm Champa ở miền nam để biến đất đai thành
“hàng trăm cây số vàng”. Chúng tôi gọi đó là bản chất bành trướng (nature
expansionniste) của dân tộc Việt trong nghĩa rộng của nó.
Nói tóm lại, ý
niệm về biên giới co giản và linh động của Ðại Việt cũng là một trong những
nguyên nhân đã đưa Champa đến sự bại vong.
Gò bó trong truyền thống tín ngưỡng :
Trước thế kỷ
thứ 15, Bà La Môn Giáo là quốc giáo ở Champa, nhưng tôn giáo này chỉ dành riêng
cho gia đình hoàng gia và vua chúa mà thôi. Người dân thông thường không thể
theo tôn giáo của vua chúa được.
Vì không thể
trở thành người Bà La Môn Giáo được, quần chúng Champa phải tin vào một tín
ngưỡng riêng biệt mà chúng tôi gọi đó là tín ngưỡng dân gian. Phong cách sinh
hoạt tôn giáo người Chăm hôm này ở khu vực Panduranga là thí dụ điển hình.
Tín ngưỡng dân
gian này rất là đa dạng không mang một lý thuyết đồng nhất, nhưng luôn luôn gắn
liền với một số di tích tín ngưỡng như Bimong Kalan (đền tháp), Kut (mộ phần
của Chăm Ahier), Ghul (nghĩa trang Chăm Awal) hay Ciet Praok Patra (tổ tiên của
thị tộc) nơi tập trung các thần quyền rất là bảo thủ không bao giờ cho phép
người Chăm mang các di sản tín ngưỡng này theo họ để định cư nơi khác vì lý do
gì đó.
Người Việt là
dân tộc theo đạo phật và tục thờ cúng tổ tiên, một tín ngưỡng rất là linh động,
không qui luật gắt gao và cũng không bao giờ ngăn cấm dân Việt phải giẫm chân
một chỗ ở “Quê Cha Ðất Tổ”. Tín ngưỡng này còn cho phép dân tộc Việt cái quyền
di chuyển và định cư bất nơi nào hay sinh sống bất cứ ở nước nào, và mang cả
ông Phật hay bàn thờ tổ tiên đi theo mình, dù trong xe đò hay chở bằng máy bay
sang hải ngoại.
Sự linh động
của tín ngưỡng này đã đưa dân Việt dấn thân vào mọi cuộc phiêu lưu nhằm tìm nơi
sinh kế, chiếm cứ đất đai để lập nghiệp. Nói tóm lại, trong tín ngưỡng dân gian
của người Việt, ông Phật và tổ tiên phải có nghĩa vụ đi theo dân cư Việt để
sinh sống chứ không phải dân cư Việt giẫm chân lại một chỗ như dân tộc Champa
để thờ phượng các thần linh này.
Có chăng sự suy
tàn của Champa cũng có một phần nào phát xuất từ truyền thống tín ngưỡng mà
thần linh là những nhân vật quá bảo thủ không chấp nhận vượt ra khỏi biên giới
cổ truyền để phát huy kế hoạch kinh tế được xem như là mạch máu của một quốc
gia thời đó.
Thể chế liên bang thời phong kiến
Gần đây, một số
nhà nghiên cứu, vì ít tiếp cận với các bài nghiên cứu chuyên sâu về Champa, cho
rằng Champa là quốc gia thống nhất, có thể chế trung ương tập quyền theo kiểu
mẫu của Phương Ðông. Ðây là quan điểm sai lầm mang tính chất phi khoa học, vì
các tác giả này không đưa ra một dữ kiện lịch sử nào để minh chứng cho lý
thuyết của mình.
Trong quá trình
lịch sử của Champa, triều đại Bhadravarman I (380-413) là vương triều duy nhất
đã xây dựng thể chế chính trị Champa dựa theo hệ thống quốc gia thống nhất và
trung ương tập quyền theo kiểu Ðại Việt và Trung Hoa. Tiếc rằng, thể chế này
chỉ xảy ra trong vòng 33 năm dưới triều đại Bhadravarman, không đủ để kết luận
một thể chế chính trị của vương quốc Champa được.
Kể từ đầu thế
kỷ thứ 20 cho đến nay, tất cả chuyên gia về Champa học đều công nhận rằng
Champa không phải là quốc gia thống nhất, trung ương tập quyền, mà là một vương
quốc liên bang tập trung bốn tiểu vương quốc rõ rệt đó là Amaravati, Vijaya,
Kauthara và Panduranga. Mỗi tiểu vương quốc có vua chúa riêng, hành chánh riêng
và cách điều hành riêng.
Trong nhóm bốn
tiểu vương đó, Panduranga là một tiểu vương quốc ở miền nam mang nhiều yếu tố chính
trị, hành chánh và quân sự rất là rõ rệt nhằm biểu tượng cho thể chế liên bang
Champa thời đó. Mặc dù chấp nhận chung sống trong liên bang Champa, Panduraga
thường hay đứng lên chống chính phủ liên bang để bảo đảm thể chế tự trị của
mình và đôi lúc vùng dậy đòi quyền độc lập riêng rẻ.
Ðứng đầu cho
vương quốc liên bang là Rajadiraja (vua của vua) chớ không phải là Patao như
một số nhà viết lách đưa ra. Thuật ngữ Rajadiraja (vua của vua) có một nghĩa
rất là rõ rệt đó là quốc trưởng này chỉ là người đại diện cho các vua ở tiểu
vương quốc chứ không phải để cai trị các vua chúa ở tiểu vương quốc này.
Muốn trở thành
Rajadiraja (vua của vua) tức là quốc vương liên bang, ông vua này thường hay
dựa vào thế lực kinh tế, quân sự của mình để buộc các tiểu vương quốc khác phải
thần phục. Mặc dù mang chức năng Rajadiraja (vua của vua), nhưng quốc trưởng
này chỉ là nhân vật đại diện cho Champa trên phương diện pháp lý ngoại giao, vì
ông ta không có quyền gì trên tiểu vương quốc khác nếu vua của tiểu vương quốc
này không chấp thuận. Thể chế này còn thể hiện một cách rõ rệt ở liên bang Mã
Lai hôm nay tập trung 9 vua của tiểu vương quốc.
Tổ chức liên
bang Champa dưới thời phong kiến có một ưu điểm về thể chế phân quyền. Mỗi địa
phương tự quyết định lấy chính sách cai trị của mình, hành chánh và thuế má của
mình. Nhưng thể chế này thường hay đưa đến những cuộc tranh chấp công khai giữa
trung ương và địa phương vì vấn đề gì đó, nếu quốc trưởng Champa không có đủ
sức mạnh để chinh phục các tiểu vương quốc khác. Ðây là hậu quả chung của một
số quốc gia ở khu vực Ðông Nam Á có thể chế quốc gia liên bang như vương quốc
Lào, vương quốc Mã Lai, v.v.
Thể chế liên
bang Champa còn có một tai hại khác. Vì cơ cấu tổ chức này không phát huy mạnh
mẻ được ý thức hệ đoàn kết của một dân tộc và thường làm suy yếu đi tiềm năng
quân sự của một quốc gia một khi vương quốc này tấn công bởi nước láng giềng.
Sự kiện này
thường biểu lộ rõ rệt trong sự liên hệ giữa tiểu vương quốc Panduranga và chánh
quyền trung ương Champa thời đó. Một thí dụ điển hình đó là trong bao lần Ðại
Việt hay Cao Miên xua quân tấn công thủ đô Vijaya, Panduranga chỉ ngồi im để
làm nhân chứng lịch sử. Vì tiểu vương quốc này cho rằng đó không phải là vấn đề
của họ mà là vấn đề của các tiểu vương quốc ở miền bắc. Thế là ý thức hệ bảo vệ
một quốc gia Champa thống nhất nhằm chống lại sự xâm lăng của ngoại bang, hoàn
toàn tùy thuộc vào tình hữu ghị giữa quốc trưởng Champa (Rajadiraja) ở trung
ương và các vua chúa của tiểu vương quốc.
Chế Bồng Nga là
nhân vật duy nhất trong lịch sử đã thành công huy động các lực lượng ở tiểu
vương quốc vào chiến tranh chống Ðại Việt trong những năm 1360 và 1390. Sự
thành công này có một nguyên nhân chính đáng của nó, vì Chế Bồng Nga là một
quốc truởng có một uy quyền lớn lao mà các tiểu vương quốc nào cũng thần phục.
Sự suy tàn của
vương quốc Champa còn có một nguyên nhân khác nữa đó là Champa trở thành nạn
nhân của truyền thống văn hóa người Việt. Vì trung thành với chủ thuyết bá chủ
và bá quyền, Ðại Việt không ngần ngại xóa bỏ Champa trên bản đồ Ðông Dương để
rồi biến vương quốc này thành một đơn vị hành chính của mình. Ðể tiến đến mục
tiêu, Ðại Việt không ngần ngại sử dụng bất cứ mưu đồ chính trị nào, ngay cả mỹ
nhân kế, để nuốt trọn giải đất Champa này.
Chính sách dùng
cư dân Việt sinh sống ở Champa để phục vụ cho mưu đồ chiến tranh xâm lược chống
lại nhân dân Champa cũng là một yếu tố quan trọng để giải thích cho sự suy tàn
này. Chính sách xâm chiếm đất đai Cao Miên ở miền nam nhằm cô lập hoàn toàn
Champa, trước khi vùng lên tiêu diệt vương quốc này cũng là mưu đồ đáng chú ý
trong tiến trình của sự suy tàn Champa. Chính sách lợi dụng nội chiến giữa
người Việt để cướp phá tài nguyên Champa, để xâm lấn dần dần đất đai Champa và
cuối cùng để xóa bỏ vương quốc này trên bản đồ cũng là một trong những bản chất
của dân tộc Việt đã đưa vương quốc Champa vào con đường suy vong vào năm 1832. ( Trích
tp. Pgs ts: Po Dharma)
Năm 1832 đánh
dấu sự diệt vong toàn diện của vương quốc Champa, nhưng cộng đồng Champa vẫn
còn đó: một cộng đồng không vua chúa, không người lãnh đạo. Chính vì thế, tiến
trình của xã hội Champa sau ngày mất nước đã đi vào một khúc quanh mới, một
khúc quanh mà tôi cùng mọi người, một người champa, tiền thân Malayo Polynésien
mong muốn rằng: hãy bỏ qua đi những xung đột quá khứ, mà hãy học hỏi những gì
tốt đẹp trong quá khứ để cùng nhau hướng đến tương lai tốt đẹp hơn. Gần hơn 300
năm qua , nền văn hóa Champa đã bị tàn phá nặng nề bỡi thời gian, không gian và
do chính cả con người. Dân tộc Champa có chiều dài lịch sử gần 400.000 năm, từ
nền văn minh đồ đá Bàu trá, trải qua nền văn minh kim khí Sa Huỳnh và 20 thế kỉ
cận đại. Là một quốc gia có nền văn minh ra đời sớm và bật nhất Đông Nam Á,
nhưng giờ đã tàn lụi dần theo thời gian. Cả chữ viết và ngôn ngữ cũng dần bị
chôn vùi. Nền kiến trúc và điêu khắc xưa chỉ còn lại là những di tích đền tháp
tan dần theo thời gian. Các nghành nghề nổi tiếng cả thế giới của dân tộc
Champa giờ cũng chỉ còn mai một. Và tôi đau buồn nhất chính là thế hệ trẻ dân
tộc champa quay lưng lại với các di sản cha ông của dân tộc mình để lại. Trên
cỏi đời này ai cũng có đôi lần vấp ngã, những ai vấp ngã thì phải xác định ta
vấp ngã vì đường đời hay vấp ngã vì chính vũng lầy ta tạo nên. Ta sinh ra trên
cỏi đời này điều có anh em, cha mẹ, ông bà, họ hàng, dòng tộc, thủy tổ. Vậy dòng
máu ta chảy từ đời này là sự chắc lọc từ bao đời đi trước để ta thừa hưởng cho
ngày hôm nay. Dân tộc, thủy tổ, họ hàng, ông bà, cha mẹ đi trước đã hy sinh
chống lại vô vàn thiên tai, dịch bệnh , chiến tranh chính vì sự trường tồn hôm
nay của chúng ta. Là thế hệ hôm nay, chúng ta phải phát huy tố chất cha ông để
lại, gìn giữ, sáng tạo thêm nữa, học hỏi nền khoa học hiện đại để sánh vai cùng
các dân tộc anh em tiến bộ, giữ vai trò tiên phong cho dân tộc. Tương lai của
cộng đồng champa hôm nay và mai sau chính là nổ lực không mệt mỏi
của đội ngũ tiên phong trí thức, sinh viên, học sinh của ngày hôm
nay.
Ngay trong
những giây phút tối đen tận cùng nhất của dân tộc, chúng ta biết rằng rồi nó sẽ
qua. Nhưng bình minh sẽ không tự nó mà đến. Một ngày mai sáng lạn cần phải có
nhân tố, cần phải có sự hy sinh của chính chúng ta ngày hôm nay. Nếu không thì
rồi cũng sẽ có sự đổi thay, nhưng đó sẽ lại là sự thay đổi trong sự diệt chủng
một dân tộc, trong việc xóa tên trên bản đồ một đất nước, Cái bài học ngày nào
vẫn còn đó.
Champa không
thời nào là thiếu những người dù biết là khó khăn, nhiều khi là bất khả thi,
nhưng vẫn dấn thân đóng góp cho đại cuộc. Phần nhiều lịch sử sẽ không biết họ
là ai, và họ cũng không cần lịch sử ghi danh. Nhưng chắc chắn những đóng góp đó
dù ít dù nhiều sẽ là những cái nhân cho các diễn tiến trong mai sau.
Có thay đổi nào
mà đã không có những cái nhân nằm sẵn trong sự việc trước đó, tạo thành nhịp
cầu giữa cũ và mới? Có ai đoạn tuyệt hoàn toàn được với quá khứ? Những đóng
góp, hy sinh của người dân tộc Champa ngày hôm nay sẽ tiếp nối cái hào hùng,
bất khuất của dòng giống.
Thành hay bại,
chưa ai biết trước được, nhưng ta biết chắc chắn một điều là nếu nền văn hoá
Champa mất đi thì ta chỉ có thể tự trách mình, và con cháu chúng ta sẽ đời đời nguyền
rủa cha ông chúng.
Để đạt được
một cộng đồng champa mạnh mẽ phát triển, cộng đồng nên luôn
luôn đoàn kết, gạt qua những bất đồng chính kiến, tôn giáo,
hướng đến tương lai. Đội ngũ trí thức chăm hôm nay là đầu tàu cho
tương lai cộng đồng champa trong hiện tại và tương lai. Lãnh đạo
cộng đồng champa không những cần con người phải có tài, có tâm, mà cần có
cả tầm nhìn chiến lược, định hướng phát triển cho cả cộng đồng. Thế
hệ trí thức, sinh viên, học sinh champa cần phải nổ lực nhiều hơn nữa phát huy
những di sản cha ông để lại, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh
hoa văn hóa, kỉ thuật hiện đại của toàn cầu phục vụ cho cộng đồng
ngày càng phát triển tốt đẹp hơn.
Thanh Trà
Sài gòn 12/12/2012
-Nguồn tham
khảo:
1. Minh sử, Tống hội yếu tập cao, Thủy kinh chú, Cửu
Phiên Chí, Cựu đường thư, Tân đường thư, Chu phiên chí, Văn hiến thông khảo,
Lương thư, Hoàng lê nhất thống chí, Việt nam lược sử, Việt điện u linh tập, An
nam kỷ yếu….
2. Coèdes, G. 1940. The Date of the Sanskrit Inscription of Vo canh (South Annam). -The Indian Historical Quarterly XVI: 484-88.
3. Aurousseau, L. 1914. Le Royaume de Champa. BEFEO 14 (9): 8-43.
4. Bagchi, P. C. 1930. On Some Tantrik Texts Studied in Ancient Kambuja. The Indian Historical Quarterly VI (1): 97-107.
5. Bellwood, P. 1993. Cultural and Biological Differentiation in Peninsular Malaysia: The Last 10,000 Years. Asian Perspectives 32, no. 2 (Fall 1993), 37-59.Bergaigne, A. 1888. L’ Ancien Royaume de Champa, Journal Asiatique 11: 5-105.
6. Bhattacharya, K. 1961. Précisions sur la Paléographie de l’Inscription Dite de Vo-Canh. Artibus Asiae 24: 219-24.
7. Boisselier, J. 1956. Arts du Champa et du Cambodge Préangkorien: La Date de Mĩ Sơn E-1.Artibus Asiae 19 (3/4): 197-212.
8. Boisselier, J. 2001. The Art of Champa. Trong quyển Cham Art, biên tập bởi E. Guillon, 28-63. Bangkok, River Books.
9. Bronson, B. 1977. Exchange at the Upstream and Downstream Ends: Notes toward a Functional Model of the Coastal State in Southeast Asia. Trong quyển Economic Exchange and Social Interaction in Southeast Asia: Perspectives from Prehistory, History and Ethnography, biên tập bởi K. L. Hutterer, 39-52. Ann Arbor: Center for South and Southeast Asia Studies, Universityof Michigan.
10. Buhler, G. thông dịch, 1888. Manu-smriti: the Laws of Manu. Oxford: Oxford. Coèdes, G. 1939. La Plus Ancienne Inscription en Langue Cham. Số đặc biệt, New Indian Antiquary I: 46-49.
11. Coèdes, G. 1964a. Les États Hindouisés d’Indochine et d’Indonésie. Paris: E. de Boccard.
12. Dharma P. 2001. The History of Champa. Trong quyển Cham Art, biên tập bởi E. Guillon, 14 – 27. Bangkok: River Books.
13. Filliozat, J. 1968. Les Symbols d’une Stèle Khmère du 7ème Siècle, Arts Asiatiques 17: 111-18.
14. Finot, L. 1902. Notes d’Épigraphie I: Deux nouvelles inscriptions de Ghadravarman 1er, roi de Champa, BEFEO 2: 185-91.
15. Fox, R. B. 1970. The Tabon Caves: Archaeological Explorations and Excavations on Palawan Island, Philippines. National Museum of Manila, tập chuyên khảo (monograph) số 1.
16. Fox, R. B. 1979. The Phillipines in the First Millennium B. C. Trong quyển Early South -East Asia Essays in Archaeology, History and Historical Geography, biên tập bởi R. Smith and W. Watson, 232-41. Oxford: Oxford University Press.
17. Garpardone, É. 1953. La Plus Ancienne Inscription d’Indochine, Journal Asiatique CCXLI: 477-85.
18. Glover, I. C. 1989. Early Trade between India and Southeast Asia: A Link in the Development of a World Trading System. Occasional Paper No.16. Hull: The University of Hull Centre for South-East Asian Studies.
19. Hà Văn Tấn 1977. Two-headed Animal Earrings and Relations between Song Son and Sa Huynh (bằng tiếng Việt). Khảo Cổ Học 4: 62-67.
20. Hà Văn Tấn, 1986b. Two-Headed Animal Earrings Recently Discovered Outside Vietnam. New Discoveries in Archaeology: 132-34.
21. Hall, K. R. 1985. Maritime Trade and State Development in Early Southeast Asia. Honolulu: University of Hawaii Press.
22. Hall, K. R. 1992. Economic History of Early Southeast Asia. Trong tập 1, quyểnThe Cambridge History of Southeast Asia, biên tập bởi N. Tarling, các trang 183-275. Cambridge: CambridgeUniversity Press.
23. Harrisson, B. 1968. Malaya: A Series of Neolithic and Metal Age Burial Grottos at Sekaloh, Niah, Sarawak. Journal of the Royal Asiatic Society – Malaysian Branch 41 (214 pt. 2): 148-75.
24. Hồ Xuân Tinh [?], 1993. The Proto-historic Cẩm Hà Burial Jars in Hội An Quảng Nam – Đà Nẵng, Ancient town of Hội An. Hanoi; Thế Giới Publishers, 82-85.
25. Hoshino, T. 1999. The Kingdom of Red Earth (Chitu Guo) in Cambodia and Vietnam from the Sixth to the Eighth Centuries, Journal of Siam Society (1996) 84 (2); 55-74.
26. Ishizawa, Y. 1995. Chinese Chronicles of 1st-5th century A. D.: Funan, Southern Cambodia. Trong quyển South East Asia and China: Art, Interaction and Commerce; Colloquies on Art and Archaeology in Asia No. 17, biên tập bởi R. Scott và J. Guy, 11-31. London: University of London.
27. Jacques, C. 1969. Notes sur la Stèle de Vo canh, Bulletin de l’École Francaise d’Extrême-Orient 55: 117-24
28. Lombard, D. 1987. Le Campa Vu du Sud. Bulletin de l’École Francaise d’Extrême-Orient 76: 311-17.
29. Majid, Z. 1982. The West Mouth, Niah, trong phần The Prehistory of Southeast Asia, Sarawak Museum Journal 31.
30. Majumdar, R. C. 1944. Kambuja-desa or An Ancient Hindu Colony inCambodia. Madras: University of Madras.
31. Maspero, G. 1928. Le Royaume du Champa. Paris and Brussels: Librairie nationale d’art et d’histoire. Wolters 1999: 27-40; Nakamura 1999: 60
32. Ngô Sĩ Hồng, 1991. Sa Huynh: An Indigenous Cultural Tradition in Southern Vietnam. Hội nghị về chủ đề The High Bronze Age of Southeast Asia and South China, Hua Hin, Thailand, bài viết chưa được ấn hành.Ngô Sĩ Hồng and Trần Quý Thịnh, 1991. Jar Burials at Hau Xa [?], Hội An District (Quảng Nam – Đà Nẵng Province) and a New Understanding of the Sa Huỳnh Culture. Khảo Cổ Học 1991 (3): 64-75.Ngô Sĩ Hồng, Trần Quý Thịnh và các tác giả khác 1991. Test Dig at the Sa Huỳnh Site at Hau Xa, Hoi An District (Quang Nam – Da Nang Province). New Discoveries in Archaeology 1990: 99-101.
33. Nguyen Chieu, Lam My Dung và các tác giả khác, 1991. Ceramics from Excavation at the Ancient Cham Site of Tra Kieu, 1990 (bằng tiếng Việt). Khảo Cổ Học 4: 19-30.
34. Parmentier, H. 1902. Le Sanctuaire de Po-Nagar à Nha Trang, Bulletin de l’École Francaise d’Extrême-Orient II: 17-54.
35. Parmentier, H. 1909. Inventaire Descriptif des Monuments Cams de l’Annam, Tome Premier: Description des Monuments. Paris: Publications de l’École Francaise d’Extrême-Orient.
36. Parmentier, H. 1918. Inventaire Descriptif des Monuments Cams de l’Annam, Tome II: Étude de l’art cam. Paris: Éditions Ernest Leroux (Inventaire archéologique de l’Indochine II; Publications de l’École Francaise d’Extrême-Orient.
37. Parmentier, H. 1924. Notes d’Archeologie Indochinoises, I. Relevé des points cams découverts en Annam depuis la publication de l’Inventaire, BEFEO 23: 267-75.
38. Pelliot, P. 1903b. Textes Chinois sur Pandurange. Bulletin de l’École Francaise d’Extrême-Orient 3; 649-54. Pelliot, P. 1904. Deux Itinétaires de Chine en Inde: À la fin du VIIe Siècle. Bulletin de l’École Francaise d’Extrême-Orient 4: 131-413.
39. Sastri, K. A. N. 1936. L’origine de l’Alphabet du Champa. Bulletin de l’École Francaise d’Extrême-Orient 35: 233-41.
40. Schweyer, A. V. 2000. La Dynastie d’Indrapura (Quang Nam Vietnam). Southeast Asian Archaeology 1998, chủ biên bởi W. Lobo và S. Reimann, 205-18. Hull: Centre for South-East Asian Studies and Ethnologisches Museum, Staatliche Museen zu Berlin, Stifung Preussischer Kutturbesitz, University of Hull.
41. Sircar, D. C. 1939. Date of the Earliest Sanskrit Inscription of Campa. The Journal of the Greater India Society VI: 53-55.
42. Southworth, W. 2001. The Origins of Campa in Central Vietnam: A Preliminary Review.London: School of Oriental and African Studies (SOAS), University of London, 477.
43. Southworth, W. 2004. The Coastal States of Champa. Trong quyển Southeast Asia from Prehistory to History, biên tập bởi Ị Glover and P.Bellwood, các trang 209-33. London: Routledge Curzon.
44. Stein, R. 1947. Le Lin-yi; sa localisation, sa contribution à la formation du Champa et ses liens avec la Chine. Han-hiue 2 (1-3): 1-335.Stern, P. 1942. L’Art du Champa (Ancien Annam) et son Évolution. Toulouse: Les frères Douladoure.
45. Taylor, K. 1992. The Early Kingdom. Trong quyển The Cambridge History of Southeast Asia, biên tập bởi N. tarling, các trang 137-81. Cambridge: Cambridge University Press.
46. Vickery, M. 1998. Society, Economics and Politics in Pre-Angkor Cambodia. Tokyo: The Centre for East Asian Cultural Studies for Unesco, the Toyo Bunko, Hon komagome.
47. Vickery, M. 2005. Champa Revised. Asia Research Institute, Working Paper Series No.37, March 2005, http://www.nus.ari.edu.sg/pub/wps.htm.
48. Wang Gungwu, 1958. The Nanhai Trade: A Study of the Early History of Chinese Trade in the South China Sea. Journal of the Malayan Branch of the Royal Asiatic Society 31 (part 2) 9185): 1-135.
49. Wheatley, P. 1983. Nagara and Commandery: Origins of the Southeast Asian Urban Traditions. University of Chicago, Department of Geography Research Paper Nos. 207-208.
50. Xuanling, F., biên tập. 578-648. Jin Shu (Book of the Jin Dynasty: Tần Thư).
51. Yule, H. 1875. The Book of Ser Marco Polo, the Venetian, Concerning the Kingdoms and Marvels of the East. London: John Mur.ray.
52. G . Maspesro Magara campa – Pari 1928
53. H. Parmentier từ cuốn MONUMENTS CAMS DE L’ANNAM. Editions Ernest Leroux, Paris 1918
2. Coèdes, G. 1940. The Date of the Sanskrit Inscription of Vo canh (South Annam). -The Indian Historical Quarterly XVI: 484-88.
3. Aurousseau, L. 1914. Le Royaume de Champa. BEFEO 14 (9): 8-43.
4. Bagchi, P. C. 1930. On Some Tantrik Texts Studied in Ancient Kambuja. The Indian Historical Quarterly VI (1): 97-107.
5. Bellwood, P. 1993. Cultural and Biological Differentiation in Peninsular Malaysia: The Last 10,000 Years. Asian Perspectives 32, no. 2 (Fall 1993), 37-59.Bergaigne, A. 1888. L’ Ancien Royaume de Champa, Journal Asiatique 11: 5-105.
6. Bhattacharya, K. 1961. Précisions sur la Paléographie de l’Inscription Dite de Vo-Canh. Artibus Asiae 24: 219-24.
7. Boisselier, J. 1956. Arts du Champa et du Cambodge Préangkorien: La Date de Mĩ Sơn E-1.Artibus Asiae 19 (3/4): 197-212.
8. Boisselier, J. 2001. The Art of Champa. Trong quyển Cham Art, biên tập bởi E. Guillon, 28-63. Bangkok, River Books.
9. Bronson, B. 1977. Exchange at the Upstream and Downstream Ends: Notes toward a Functional Model of the Coastal State in Southeast Asia. Trong quyển Economic Exchange and Social Interaction in Southeast Asia: Perspectives from Prehistory, History and Ethnography, biên tập bởi K. L. Hutterer, 39-52. Ann Arbor: Center for South and Southeast Asia Studies, Universityof Michigan.
10. Buhler, G. thông dịch, 1888. Manu-smriti: the Laws of Manu. Oxford: Oxford. Coèdes, G. 1939. La Plus Ancienne Inscription en Langue Cham. Số đặc biệt, New Indian Antiquary I: 46-49.
11. Coèdes, G. 1964a. Les États Hindouisés d’Indochine et d’Indonésie. Paris: E. de Boccard.
12. Dharma P. 2001. The History of Champa. Trong quyển Cham Art, biên tập bởi E. Guillon, 14 – 27. Bangkok: River Books.
13. Filliozat, J. 1968. Les Symbols d’une Stèle Khmère du 7ème Siècle, Arts Asiatiques 17: 111-18.
14. Finot, L. 1902. Notes d’Épigraphie I: Deux nouvelles inscriptions de Ghadravarman 1er, roi de Champa, BEFEO 2: 185-91.
15. Fox, R. B. 1970. The Tabon Caves: Archaeological Explorations and Excavations on Palawan Island, Philippines. National Museum of Manila, tập chuyên khảo (monograph) số 1.
16. Fox, R. B. 1979. The Phillipines in the First Millennium B. C. Trong quyển Early South -East Asia Essays in Archaeology, History and Historical Geography, biên tập bởi R. Smith and W. Watson, 232-41. Oxford: Oxford University Press.
17. Garpardone, É. 1953. La Plus Ancienne Inscription d’Indochine, Journal Asiatique CCXLI: 477-85.
18. Glover, I. C. 1989. Early Trade between India and Southeast Asia: A Link in the Development of a World Trading System. Occasional Paper No.16. Hull: The University of Hull Centre for South-East Asian Studies.
19. Hà Văn Tấn 1977. Two-headed Animal Earrings and Relations between Song Son and Sa Huynh (bằng tiếng Việt). Khảo Cổ Học 4: 62-67.
20. Hà Văn Tấn, 1986b. Two-Headed Animal Earrings Recently Discovered Outside Vietnam. New Discoveries in Archaeology: 132-34.
21. Hall, K. R. 1985. Maritime Trade and State Development in Early Southeast Asia. Honolulu: University of Hawaii Press.
22. Hall, K. R. 1992. Economic History of Early Southeast Asia. Trong tập 1, quyểnThe Cambridge History of Southeast Asia, biên tập bởi N. Tarling, các trang 183-275. Cambridge: CambridgeUniversity Press.
23. Harrisson, B. 1968. Malaya: A Series of Neolithic and Metal Age Burial Grottos at Sekaloh, Niah, Sarawak. Journal of the Royal Asiatic Society – Malaysian Branch 41 (214 pt. 2): 148-75.
24. Hồ Xuân Tinh [?], 1993. The Proto-historic Cẩm Hà Burial Jars in Hội An Quảng Nam – Đà Nẵng, Ancient town of Hội An. Hanoi; Thế Giới Publishers, 82-85.
25. Hoshino, T. 1999. The Kingdom of Red Earth (Chitu Guo) in Cambodia and Vietnam from the Sixth to the Eighth Centuries, Journal of Siam Society (1996) 84 (2); 55-74.
26. Ishizawa, Y. 1995. Chinese Chronicles of 1st-5th century A. D.: Funan, Southern Cambodia. Trong quyển South East Asia and China: Art, Interaction and Commerce; Colloquies on Art and Archaeology in Asia No. 17, biên tập bởi R. Scott và J. Guy, 11-31. London: University of London.
27. Jacques, C. 1969. Notes sur la Stèle de Vo canh, Bulletin de l’École Francaise d’Extrême-Orient 55: 117-24
28. Lombard, D. 1987. Le Campa Vu du Sud. Bulletin de l’École Francaise d’Extrême-Orient 76: 311-17.
29. Majid, Z. 1982. The West Mouth, Niah, trong phần The Prehistory of Southeast Asia, Sarawak Museum Journal 31.
30. Majumdar, R. C. 1944. Kambuja-desa or An Ancient Hindu Colony inCambodia. Madras: University of Madras.
31. Maspero, G. 1928. Le Royaume du Champa. Paris and Brussels: Librairie nationale d’art et d’histoire. Wolters 1999: 27-40; Nakamura 1999: 60
32. Ngô Sĩ Hồng, 1991. Sa Huynh: An Indigenous Cultural Tradition in Southern Vietnam. Hội nghị về chủ đề The High Bronze Age of Southeast Asia and South China, Hua Hin, Thailand, bài viết chưa được ấn hành.Ngô Sĩ Hồng and Trần Quý Thịnh, 1991. Jar Burials at Hau Xa [?], Hội An District (Quảng Nam – Đà Nẵng Province) and a New Understanding of the Sa Huỳnh Culture. Khảo Cổ Học 1991 (3): 64-75.Ngô Sĩ Hồng, Trần Quý Thịnh và các tác giả khác 1991. Test Dig at the Sa Huỳnh Site at Hau Xa, Hoi An District (Quang Nam – Da Nang Province). New Discoveries in Archaeology 1990: 99-101.
33. Nguyen Chieu, Lam My Dung và các tác giả khác, 1991. Ceramics from Excavation at the Ancient Cham Site of Tra Kieu, 1990 (bằng tiếng Việt). Khảo Cổ Học 4: 19-30.
34. Parmentier, H. 1902. Le Sanctuaire de Po-Nagar à Nha Trang, Bulletin de l’École Francaise d’Extrême-Orient II: 17-54.
35. Parmentier, H. 1909. Inventaire Descriptif des Monuments Cams de l’Annam, Tome Premier: Description des Monuments. Paris: Publications de l’École Francaise d’Extrême-Orient.
36. Parmentier, H. 1918. Inventaire Descriptif des Monuments Cams de l’Annam, Tome II: Étude de l’art cam. Paris: Éditions Ernest Leroux (Inventaire archéologique de l’Indochine II; Publications de l’École Francaise d’Extrême-Orient.
37. Parmentier, H. 1924. Notes d’Archeologie Indochinoises, I. Relevé des points cams découverts en Annam depuis la publication de l’Inventaire, BEFEO 23: 267-75.
38. Pelliot, P. 1903b. Textes Chinois sur Pandurange. Bulletin de l’École Francaise d’Extrême-Orient 3; 649-54. Pelliot, P. 1904. Deux Itinétaires de Chine en Inde: À la fin du VIIe Siècle. Bulletin de l’École Francaise d’Extrême-Orient 4: 131-413.
39. Sastri, K. A. N. 1936. L’origine de l’Alphabet du Champa. Bulletin de l’École Francaise d’Extrême-Orient 35: 233-41.
40. Schweyer, A. V. 2000. La Dynastie d’Indrapura (Quang Nam Vietnam). Southeast Asian Archaeology 1998, chủ biên bởi W. Lobo và S. Reimann, 205-18. Hull: Centre for South-East Asian Studies and Ethnologisches Museum, Staatliche Museen zu Berlin, Stifung Preussischer Kutturbesitz, University of Hull.
41. Sircar, D. C. 1939. Date of the Earliest Sanskrit Inscription of Campa. The Journal of the Greater India Society VI: 53-55.
42. Southworth, W. 2001. The Origins of Campa in Central Vietnam: A Preliminary Review.London: School of Oriental and African Studies (SOAS), University of London, 477.
43. Southworth, W. 2004. The Coastal States of Champa. Trong quyển Southeast Asia from Prehistory to History, biên tập bởi Ị Glover and P.Bellwood, các trang 209-33. London: Routledge Curzon.
44. Stein, R. 1947. Le Lin-yi; sa localisation, sa contribution à la formation du Champa et ses liens avec la Chine. Han-hiue 2 (1-3): 1-335.Stern, P. 1942. L’Art du Champa (Ancien Annam) et son Évolution. Toulouse: Les frères Douladoure.
45. Taylor, K. 1992. The Early Kingdom. Trong quyển The Cambridge History of Southeast Asia, biên tập bởi N. tarling, các trang 137-81. Cambridge: Cambridge University Press.
46. Vickery, M. 1998. Society, Economics and Politics in Pre-Angkor Cambodia. Tokyo: The Centre for East Asian Cultural Studies for Unesco, the Toyo Bunko, Hon komagome.
47. Vickery, M. 2005. Champa Revised. Asia Research Institute, Working Paper Series No.37, March 2005, http://www.nus.ari.edu.sg/pub/wps.htm.
48. Wang Gungwu, 1958. The Nanhai Trade: A Study of the Early History of Chinese Trade in the South China Sea. Journal of the Malayan Branch of the Royal Asiatic Society 31 (part 2) 9185): 1-135.
49. Wheatley, P. 1983. Nagara and Commandery: Origins of the Southeast Asian Urban Traditions. University of Chicago, Department of Geography Research Paper Nos. 207-208.
50. Xuanling, F., biên tập. 578-648. Jin Shu (Book of the Jin Dynasty: Tần Thư).
51. Yule, H. 1875. The Book of Ser Marco Polo, the Venetian, Concerning the Kingdoms and Marvels of the East. London: John Mur.ray.
52. G . Maspesro Magara campa – Pari 1928
53. H. Parmentier từ cuốn MONUMENTS CAMS DE L’ANNAM. Editions Ernest Leroux, Paris 1918
54.Vijaya
www.llimochampa.com
MỤC
LỤC
Thay lời cảm
tạ………….………………………….. ………………4
Mở đầu……………………………………………………………… 5
A-CỘI NGUỒN CỦA TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CHAMPA …...…10
1-Khái quát: …………………………………………………………...10
2-Lịch sử Champa theo truyền thuyết, ngôn ngữ học và sử liệu .32
3-Lịch sử nền văn minh Champa theo khoa khảo cổ học: ………52
4-Lịch sử nền văn minh Champa qua văn tự và văn hóa lễ hội... 81
5-Lịch sử nền văn minh Champa qua tôn giáo và cơ cấu tổ chức quốc gia………………………………………………………………110
B- LỊCH SỬ CHAMPA QUA CÁC TRIỀU VƯƠNG ...….…… 178
1. Triều vương thứ nhất (192-366) :………...…………………… 178
2. Triều vương thứ hai (337-420) :……………………………….. 190
3. Triều vương thứ ba (420-530): …..…………………………… 192
4. Triều vương thứ tư (529-757) : ……..………………………… 194
5-Triều vương thứ năm (758-854) : ………………………………195
6-Triều vương thứ sáu (859-991) :………………………………. 201
7-Triều vương thứ bảy (991-1044): vương triều Vijaya ………..207
8-Triều vương thứ tám (1044-1074) : …………………………….211
9-Triều vương thứ chín (1074-1139) : ……………………………214
10-Triều vương thứ mười (1139-1145) : …………………………218
11-Triều vương thứ mười một (1145-1318) : ……………………219
12-Triều vương thứ mười hai (1318-1390) : …………………….231
13-Triều vương thứ mười ba (1390-1458) : ……………………..234
14-Triều vương thứ mười bốn (1458-1471) :…………………… 237
15-1471-1653: Sự thất thủ Kauthara ……………………………..240
16-Thời kỳ 1653-1771: Sự suy yếu của Panduranga …………..243
17- Thời kỳ 1771-1832: Những ngày cuối cùng của Champa …245
18-Tóm tắc các triều đại Vua Champa …………………………...249
Mở đầu……………………………………………………………… 5
A-CỘI NGUỒN CỦA TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CHAMPA …...…10
1-Khái quát: …………………………………………………………...10
2-Lịch sử Champa theo truyền thuyết, ngôn ngữ học và sử liệu .32
3-Lịch sử nền văn minh Champa theo khoa khảo cổ học: ………52
4-Lịch sử nền văn minh Champa qua văn tự và văn hóa lễ hội... 81
5-Lịch sử nền văn minh Champa qua tôn giáo và cơ cấu tổ chức quốc gia………………………………………………………………110
B- LỊCH SỬ CHAMPA QUA CÁC TRIỀU VƯƠNG ...….…… 178
1. Triều vương thứ nhất (192-366) :………...…………………… 178
2. Triều vương thứ hai (337-420) :……………………………….. 190
3. Triều vương thứ ba (420-530): …..…………………………… 192
4. Triều vương thứ tư (529-757) : ……..………………………… 194
5-Triều vương thứ năm (758-854) : ………………………………195
6-Triều vương thứ sáu (859-991) :………………………………. 201
7-Triều vương thứ bảy (991-1044): vương triều Vijaya ………..207
8-Triều vương thứ tám (1044-1074) : …………………………….211
9-Triều vương thứ chín (1074-1139) : ……………………………214
10-Triều vương thứ mười (1139-1145) : …………………………218
11-Triều vương thứ mười một (1145-1318) : ……………………219
12-Triều vương thứ mười hai (1318-1390) : …………………….231
13-Triều vương thứ mười ba (1390-1458) : ……………………..234
14-Triều vương thứ mười bốn (1458-1471) :…………………… 237
15-1471-1653: Sự thất thủ Kauthara ……………………………..240
16-Thời kỳ 1653-1771: Sự suy yếu của Panduranga …………..243
17- Thời kỳ 1771-1832: Những ngày cuối cùng của Champa …245
18-Tóm tắc các triều đại Vua Champa …………………………...249
C-NHỮNG DI SẢN CHAMPA …………………………………..261
1- Giới thiệu các tháp champa……………………………………. 261
A-Tháp Cánh Tiên …………………………………………………..285
B-Tháp Đôi …………………………………………………………..291
C-Tháp Dương Long ……………………………………………….295
D-Tháp Bánh Ít ……………………………………………………...297
E-Tháp Bằng An …………………………………………………….300
F-Tháp Dương Bi …………………………………………………...303
G-Tháp Chánh Lộ …………………………………………………..307
H-Tháp Yang Prong ………………………………………………...311
I-Tháp Vân Thạch Hòa ……………………………………………..312
K-Tháp Mỹ Khánh …………………………………..………………314
L-Tháp Mẫn ………………………………………………………….315
M-Tháp Bà Nha Trang ……………………………………………..325
N-Tháp Đôi Liễu Cốc ……………………………………………….335
O-Mười tháp Champa trong kinh thành Vijaya bị tàn phá ……...336
P-Tháp Phú Diên ……………………………………………………342
Q-Tháp Pôrômê ……………………………………………………..344
R-Tháp Po Sah Inư …………………………………………………346
S-Bí ẩn di tích tháp Poklong Garai, Ninh Thuận ………………...348
V-Tháp Pô Đam ……………………………………………………..353
2-Phật Viện Đồng Dương ………………………………………….355
3-Kosa di sản của Champa ………………………………………..367
4-Vua đại Việt Mai hắc Đế dân tộc Champa …………………….378
5-Kiến trúc thành Vijaya(Champa)- Thành Hoàng Đế phát lộ …388
6-Văn hóa ẩm thực Champa ………………………………………401
7-Tượng đồng Avalokitesvara Champa Đại Hữu-Quảng Bình là bảo vật Quốc gia ……………………………………………………427
8-Di sản Champa trong lòng Quảng Trị ………………………....436
C-Nguyên nhân vương quốc Champa suy vong ……………..457
a-Vấn đề xung đột xã hội Champa trong quá trình lịch sử ……..457
b-Xã hội Champa trước thế kỷ 15 ………………………………...458
c-Khởi đầu của sự cách biệt nam bắc Champa …………………459
d-Nguyên nhân sự xung đột giữa nam và bắc Champa ………..461
1-Tình hình 1145-1160 ……………………………………………..461
2-Tình hình 1190-1220 ……………………………………………..463
3-Chiến tranh với Mông cổ 1283-1285 …………………………...467
4-Vai trò Vua Trà Hoa bồ Đề trong chính sách hòa đồng dân tộc và ngoại giao: 1342-.1360 …………………………………………….468
5-Vai trò Chế Bồng Nga trong chính sách hòa đồng dân tộc: 1360-1390 ………………………………………………………………….468
6-Sự phân chia nam bắc Champa: 1360-1471 ………………….470
7- Xã hội Champa từ 1471 đến 1832 …………………………….471
8-Chủ thuyết bành trướng đất đai của vua chúa Ðại Việt ……...481
9-Nạn nhân của chủ thuyết “Thiên Tử” …………………………..483
10- Cuộc nội chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh ……………...486
11- Nội chiến giữa Minh Mệnh và Lê Văn Duyệt ………………..488
12-Trước làn sóng di dân người Việt …………………………….490
13-Chính sách bế môn tỏa cảng ………………………………….492
14-Hai chủ thuyết chiến tranh đối ngược ………………………...495
-Nguồn tham khảo: …….…………….……………………..…..505
1- Giới thiệu các tháp champa……………………………………. 261
A-Tháp Cánh Tiên …………………………………………………..285
B-Tháp Đôi …………………………………………………………..291
C-Tháp Dương Long ……………………………………………….295
D-Tháp Bánh Ít ……………………………………………………...297
E-Tháp Bằng An …………………………………………………….300
F-Tháp Dương Bi …………………………………………………...303
G-Tháp Chánh Lộ …………………………………………………..307
H-Tháp Yang Prong ………………………………………………...311
I-Tháp Vân Thạch Hòa ……………………………………………..312
K-Tháp Mỹ Khánh …………………………………..………………314
L-Tháp Mẫn ………………………………………………………….315
M-Tháp Bà Nha Trang ……………………………………………..325
N-Tháp Đôi Liễu Cốc ……………………………………………….335
O-Mười tháp Champa trong kinh thành Vijaya bị tàn phá ……...336
P-Tháp Phú Diên ……………………………………………………342
Q-Tháp Pôrômê ……………………………………………………..344
R-Tháp Po Sah Inư …………………………………………………346
S-Bí ẩn di tích tháp Poklong Garai, Ninh Thuận ………………...348
V-Tháp Pô Đam ……………………………………………………..353
2-Phật Viện Đồng Dương ………………………………………….355
3-Kosa di sản của Champa ………………………………………..367
4-Vua đại Việt Mai hắc Đế dân tộc Champa …………………….378
5-Kiến trúc thành Vijaya(Champa)- Thành Hoàng Đế phát lộ …388
6-Văn hóa ẩm thực Champa ………………………………………401
7-Tượng đồng Avalokitesvara Champa Đại Hữu-Quảng Bình là bảo vật Quốc gia ……………………………………………………427
8-Di sản Champa trong lòng Quảng Trị ………………………....436
C-Nguyên nhân vương quốc Champa suy vong ……………..457
a-Vấn đề xung đột xã hội Champa trong quá trình lịch sử ……..457
b-Xã hội Champa trước thế kỷ 15 ………………………………...458
c-Khởi đầu của sự cách biệt nam bắc Champa …………………459
d-Nguyên nhân sự xung đột giữa nam và bắc Champa ………..461
1-Tình hình 1145-1160 ……………………………………………..461
2-Tình hình 1190-1220 ……………………………………………..463
3-Chiến tranh với Mông cổ 1283-1285 …………………………...467
4-Vai trò Vua Trà Hoa bồ Đề trong chính sách hòa đồng dân tộc và ngoại giao: 1342-.1360 …………………………………………….468
5-Vai trò Chế Bồng Nga trong chính sách hòa đồng dân tộc: 1360-1390 ………………………………………………………………….468
6-Sự phân chia nam bắc Champa: 1360-1471 ………………….470
7- Xã hội Champa từ 1471 đến 1832 …………………………….471
8-Chủ thuyết bành trướng đất đai của vua chúa Ðại Việt ……...481
9-Nạn nhân của chủ thuyết “Thiên Tử” …………………………..483
10- Cuộc nội chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh ……………...486
11- Nội chiến giữa Minh Mệnh và Lê Văn Duyệt ………………..488
12-Trước làn sóng di dân người Việt …………………………….490
13-Chính sách bế môn tỏa cảng ………………………………….492
14-Hai chủ thuyết chiến tranh đối ngược ………………………...495
-Nguồn tham khảo: …….…………….……………………..…..505
giấc mộng vàng gây
chi bao tan vỡ
Tháng năm buồn sầu nhạc thấm hồn tôi
Hồn rưng rưng khi dĩ vãng xa rồi
Nào ai biêt đời chỉ thơ một độ
Tháng năm buồn sầu nhạc thấm hồn tôi
Hồn rưng rưng khi dĩ vãng xa rồi
Nào ai biêt đời chỉ thơ một độ
Xa quê hương vào đầu
thu lá đỗ
Ôm mộng mơ luyến lưu thời niên thiếu
Nêu mộng mơ sẽ đau khổ một đời
Cầu dương thế trời đừng cho mơ ước....
Ôm mộng mơ luyến lưu thời niên thiếu
Nêu mộng mơ sẽ đau khổ một đời
Cầu dương thế trời đừng cho mơ ước....
XA QUÊ
Mỗi buổi chiều khi nhìn về Chiêm Quốc
Hồn miên man day dứt cảnh...miềm sầu
Cánh con nhạn lạc đàn nơi đất khách
Mây đầy trời phủ kín cả sơn khê
champa ơi!!! nghe như buồn não ruột
Nghe tâm hồn như dần dần tê buốt
Suốt ngàn năm chưa thấy ánh mặt trời
Suốt ngàn năm trái tim...Hời...rướm máu
Hồn miên man day dứt cảnh...miềm sầu
Cánh con nhạn lạc đàn nơi đất khách
Mây đầy trời phủ kín cả sơn khê
champa ơi!!! nghe như buồn não ruột
Nghe tâm hồn như dần dần tê buốt
Suốt ngàn năm chưa thấy ánh mặt trời
Suốt ngàn năm trái tim...Hời...rướm máu
SUỐI VÀ NHẠN
Một con nhạn giữa trời
chiều giăng gió
Bóng chìm theo sương khói khuất dần xa
Tiếng suối trong vang vọng lại gọi về
Đến tâm sự, đến đây người lữ khách
Suối trong suốt như pha lê lấp lánh
Ta chim trời đôi cách rả rời đau
……………
……………
Suối trong trắng như một trang giấy trắng
Chưa kẽ ô và chưa viết bao giờ
Hồn thản nhiên như một nàng tiên nữ
Mái tóc thề óng ả dưới hoàng hôn
Suối ngây ngô trông ngóng mỗi chiều về
Hát mãi mãi bản tình ca ấp ủ
Suối đâu biết cuộc đời là thác lũ
Xé đời người thành vạn mảnh đau thương…
Này cô bé thôi đừng hờn… hay dỗi
Hãy vô tư như mới gặp ngày nào
Hãy gọi mời như chưa lần gặp gỡ
Để ta nghe…lắng đọng của ..tình người
Bóng chìm theo sương khói khuất dần xa
Tiếng suối trong vang vọng lại gọi về
Đến tâm sự, đến đây người lữ khách
Suối trong suốt như pha lê lấp lánh
Ta chim trời đôi cách rả rời đau
……………
……………
Suối trong trắng như một trang giấy trắng
Chưa kẽ ô và chưa viết bao giờ
Hồn thản nhiên như một nàng tiên nữ
Mái tóc thề óng ả dưới hoàng hôn
Suối ngây ngô trông ngóng mỗi chiều về
Hát mãi mãi bản tình ca ấp ủ
Suối đâu biết cuộc đời là thác lũ
Xé đời người thành vạn mảnh đau thương…
Này cô bé thôi đừng hờn… hay dỗi
Hãy vô tư như mới gặp ngày nào
Hãy gọi mời như chưa lần gặp gỡ
Để ta nghe…lắng đọng của ..tình người
THANH TRÀ