1--Giới thiệu các tháp champa
Hầu hết các tháp Chăm đều xây dựng
gần giống đền tháp ở Ấn Độ, Ăngkor (Campuchia) nằm trên những ngọn núi cao, bao
quanh bởi đồi núi, được che chắn, bảo vệ bằng những thành lũy tự nhiên hiểm trở
(giữa các đồi núi có thung lũng, sông, suối…).
Đền tháp Champa thường đứng một mình
(tháp Nhạn, tháp Thủ Thiện) hoặc được xây dựng thành cụm (khu đền tháp Mỹ Sơn).
Kết cấu mỗi cụm gồm một đền thờ chính (Kalan), xung quanh có những đền nhỏ hoặc
công trình phụ. Ngôi đền chính (thường nằm giữa một cụm đền tháp) tượng trưng
cho núi Meru – trung tâm vũ trụ – là nơi hội tụ của thần linh nên được thờ một
bộ Linga biểu tượng của thần Siva. Các đền tháp còn lại có công năng khác như
tháp cổng (tháp Đồng Dương), có hai cửa thông nhau theo hướng đông – tây, đền phụ
(miếu phụ) thờ các vị thần trông coi hướng trời, các công trình làm nơi chuẩn
bị lể vật trước khi hành lễ hoặc kho cất giữ đồ tế lễ…Những tháp phụ thường có
mái hình thuyền úp, lợp ngói hoặc ghép gạch (tháp phụ ở tháp Bánh Ít, Chiên
Đàn). Đặc điểm đền thờ của người Chăm thường không có cửa sổ, nếu tháp nào có
cửa sổ thì đó là công trình phụ .
Các đền tháp thường được gia cố phần
đế móng khá kỹ bằng những lớp cát, đá cuội, đá dâm. Tường, mái là những viên
gạch và những chi tiết trang trí bằng đá sa thạch được xếp khít với nhau, không
nhìn thấy mạch vữa ở giữa. Dù thời tiết rất khắc nghiệt nhưng hàng nghìn năm
qua mà những công trình này vẩn không bị lún, nứt hay đổ vỡ (chỉ bị sụp đổ do
con người – chiến tranh, phá hủy…), không có rong rêu bám phủ trên tường tháp
(trong khi những mảnh tường gạch mới được phục chế vào cuối thập kỷ 20 đã bị
rêu bám). Cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào xác định được chính
xác chất kết dính giữa các viên gạch hay các chi tiết bằng đá là gì. Lueba
(1923) cho rằng người Chăm đã dùng gạch mộc chồng khít lên nhau rồi nung toàn
bộ tháp. Theo Ngô Văn Doanh (1978) thì vữa là nước cây xương rồng trộn với mật
mía. Trần Kỳ Phương (1980) thì cho rằng đó là nhựa cây dầu rái. Hoặc được xây
bằng vữa đất sét rồi nung lại (Awawrzenczak và Skibinski, 1987). Cũng có ý kiến
cho tháp được xây bằng cách mài và xếp khít gạch (mài chập) hay mài xếp phần vỏ
và sử dụng vữa là bột mịn có độ nung như gạch xây tháp trộn với nước tạo nên .
Bên cạnh việc dùng nhựa cây, người Chăm còn dùng nhớt của các loại lá cây: ô
dước, bời lời, dâm bụt. Các ý kiến trên đều có phần đúng nhưng vẫn chưa có ý
kiến nào được giới khảo cổ học chấp nhận.
Một ngôi tháp thường có kết cấu 3
phần: đế, thân và mái. Theo quan niệm của người Chăm, đế tháp tượng trưng cho
đế thế giới trần tục; thân tháp tượng trưng cho thế giới tâm linh, nơi con
người gột rửa bụi trần, thoát tục để tiếp xúc với tổ tiên và hòa nhập với thần
linh; còn mái tháp thì tượng trưng cho thế giới thần linh.
Đế tháp: thường được xây trên nền
hình vuông hoặc hình chữ nhật, bằng gạch hoặc bằng đá phiến to (tháp B1 ở khu
đền tháp Mỹ Sơn). Xung quanh đế được trang trí theo môtip hoa văn, hình con
thú, hình người cầu nguyện đứng trong các vòm cuốn nhỏ, mặt quái vật (Kali),
thủy quái (Makara) hay các vũ nữ, nhạc công…
Thân tháp: thường được ghép hoàn
toàn bằng gạch, tường rất dày (độ dày thường trên dười 1 mét), chiều cao ở mỗi
đền tháp khác nhau. Cửa ra vào có trụ, lanh tô bằng đá. Mặt ngoài thân tháp
được trang trí rất đa dạng: trụ áp tường, cửa giả thường có hình vòm cuốn mềm
mại, bên trong vòm cuốn chạm rồi các hình trang trí, thường thấy là hình người
đứng chắp tay cầu nguyện thành kính.
Hầu hết các đền tháp có cửa chính
quay về hướng đông (hướng của thần Sấm Sét Indra). Một số đền có cửa chính
hướng tây hoặc thêm cửa hướng tây (hướng mà các vị vua Champa thường chọn cho
mình khi rời cõi trần thế để về với sự thanh cao). Mặt tường phía trong lòng để
trơn, ở những ngôi đền chính thường có một số ô trên tường làm nơi đặt đèn.
Không gian trong đền chật chội, thiếu ánh sáng. Một đài thờ biểu tượng thần
Siva (bộ Linga) đặt chính giữa nền, chiếm gần hết diện tích và chỉ chừa một lối
hẹp xung quanh để hành lễ.
Mái tháp: thường được cấu tạo nhiều
tầng, càng lên cao càng thu hẹp. Ở nhiều đền tháp, tầng trên thường được mô
phỏng đầy đủ cấu trúc cửa, các chi tiết như tầng dưới. Môtip trang trí rất đa
dạng: tượng, vật cưỡi của các vị thần trong Ấn Độ giáo như: chim thần, ngỗng
thần, bò thần, voi, sư tử…các đường gờ, cột ốp hay hoa văn. Tại các góc thường
có mô hình tháp nhỏ hay vật trang trí phụ bằng đá hoặc gạch. Những tháp phụ,
mái thường có hình thuyền úp, phần trang trí không cầu kỳ.
Đỉnh mái có hai dạng, hình chóp nhọn
và hình thuyền. Vật liệu làm đỉnh tháp có khi là một khối đá tạo thành hình
chóp hoặc bằng gạch ghép lại.
-Dựa vào các yếu tố mỹ thuật trang
trí trên tháp, sự thay đổi các kết cấu kiến trúc, sự xuất hiện hay mất đi của
các môtip trang trí kết hợp với tài liệu liên quan như bia ký, thư tịch cổ,…mà
các nhà nghiên cứu đã chia nghệ thuật trang trí tháp thành các phong cách khác
nhau và vạch ra quá trình phát triển tương ứng với các thời kỳ lịch sử.
- H.Parmentier vừa dựa trên cấu trúc
hình dáng vừa dựa trên môtip trang trí chia các tháp thành hai giai đoạn:
+ Giai đoạn I từ thế kỷ V đến thế kỷ
X bao gồm 3 giai đoạn nhỏ tương ứng với 3 phong cách: nghệ thuật nguyên sơ (art
primitif), nghệ thuật hình khối (art cubique) và nghệ thuật hỗn hợp (art
mixte).
+ Giai đoạn II từ thế kỷ XI đến thế
kỷ XVII bao gồm 3 giai đoạn nhỏ tương ứng với 3 phong cách: nghệ thuật hình
tháp (art pyramidal) (thế kỷ X – XII), nghệ thuật cổ điển (art classique) (thế
kỷ XII – XIV), nghệ thuật phát sinh (art de’rivé) (thế kỷ XIV – XVII).
- L. Finot dựa vào tài liệu bia ký
của các tháp, tư liệu lịch sử (chủ yếu là các triều đại nhà vua Champa) đã nêu
lên 4 phong cách: Phong cách Cambhuvarman (thế kỷ V – VI), phong cách Prakacadharma
(thế kỷ VI – IX), phong cách Harivarman I (thế kỷ X – XI), phong cách
Harivarman II (thế kỷ XI – XIII).
- Ph.Stern đã phân tích quá trình
diễn biến của 8 yếu tố kiến trúc tháp là vòm cửa (réature), trụ tường hay gân
tường (pilastre), dải trang trí (frise), cột nhỏ (colonnette), gờ đầu tường hay
mái đua (corniche), hình điểm góc (pièces d’accent), cấu tạo trang trí góc
(amorisements d’angle), mi cửa (linteau). Cùng với sự phát triển liên tục của
các phong cách (đặc biệt coi trọng bước chuyển tiếp giữa các phong cách), ông
nêu lên 6 phong cách nghệ thuật:
+ Phong cách Mỹ Sơn E1 (giữa thế kỷ
VIII), tiêu biểu là tháp Mỹ Sơn E1, với bước chuyển tiếp là tháp Phú Hài.
Mô hình 3D tháp Mỹ Sơn A1
+ Phong cách Hòa Lai (nửa đầu thế kỷ
IX), tiêu biểu là tháp Hòa Lai, Pô Đam, Mỹ Sơn F1. Chuyển tiếp gồm Mỹ Sơn C7,
C12, C13,…
+ Phong cách Đồng Dương (nửa sau thế
kỷ IX), tiêu biểu là Đồng Dương, Mỹ Sơn A10, A11. Chuyển tiếp : Khương Mỹ, Mỹ
Sơn B2,…
Mô hình 3D Phật viện
Đồng Dương
+ Phong cách Mỹ Sơn A1 (khoảng thế
kỷ X), tiêu biểu là Mỹ Sơn A1, A2, C1, C2, B3, B5, D1, D4, Trà Kiệu,…Chuyển
tiếp có Pô Nagar, Chánh lộ, Bình Lâm, Chiên Đàn.
+ Phong cách Bình Định (khoảng thế
kỷ XII – XIII), tiêu biểu là Tháp Bạc, Tháp Ngà, Hưng Thạnh, Mỹ Sơn G1, H, K,…
Chuyển tiếp là Bình Định, Thủ Thiện, Tháp Đồng, Tháp Vàng.
+ Phong cách Muộn (thế kỷ XIV –
XVII), tiêu biểu có Pô Krông Garai, Pô Rôme, tháp Nam Pô Nagar, Yang Mun, Yang
Prông,…
- Trần Kỳ Phương lấy tư liệu chính
từ các tháp thánh địa Mỹ Sơn kết hợp với các nguồn tư liệu khác đã đưa 7 phong
cách nghệ thuật tháp Champa: Phong cách Mỹ Sơn E1 (đầu thế kỷ VIII đến đầu thế
kỷ IX), phong cách Hòa Lai (nửa đầu thế kỷ IX), phong cách Đồng Dương (giữa thế
kỷ IX đến đầu thế kỷ X), phong cách Mỹ Sơn A1 (thế kỷ X), phong cách Pô Nagar
(thế kỷ XI), phong cách Bình Định (thế kỷ XII đến thế kỷ XIV), phong cách Muộn
(thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII).
- Lê Tuấn Anh thì dựa vào đặc trưng
nghệ thuật để phân thành 6 phong cách: phong cách Mỹ Sơn E1 (phong cách cổ)
(xây dựng nửa đầu thế kỷ VIII), phong cách Hòa Lai (nửa đầu thế kỷ IX), phong
cách Đồng Dương (giữa thế kỷ IX đến đầu thế kỷ X), phong cách Mỹ Sơn A1 (xây
dựng thế kỷ X), phong cách Pô Nagar (xây dựng thế kỷ XI), phong cách Bình Định
và phong cách Muộn (xây dựng thế kỷ XII – XIII) (Lê Tuấn Anh, 2004: 188 – 199).
Trong các cách phân loại trên, cách
phân loại phong cách tháp Champa của Ph.Sern được giới khảo cổ học đồng thuận
nhiều và đánh giá cao.
Việc phân chia nghệ thuật tháp
Champa thành các phong cách là vô cùng quan trọng nhưng cũng rất khó khăn, vì
hầu hết các tháp đã qua nhiều lần tu sửa, thậm chí có tháp được xây dựng lại
trên nền tháp cũ (tháp Nhạn), nhiều vật liệu cũ được sử dụng lại trong khi
trùng tu nhưng cũng có khi phải dùng vật liệu mới. Nhiều phế tích tháp tuy bị
đổ, nhưng phần đế, móng, bình đồ, các vật liệu kến trúc, các phù điêu, các họa
tiết trang trí ẩn chứa nhiều tư liệu có giá trị cần được nghiên cứu kĩ.
Theo “Văn hoá cổ Chămpa”, tổng số
tháp Champa trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay là 119 tháp . Một số tháp
đã bị sụp đổ, nay chỉ còn là phế tích, một số khác thì được trùng tu nhiều
lần. Các tháp được phân bố thành 3 loại địa hình chính: vùng núi (từ Đèo
Ngang trở vào), vùng cao nguyên (Tây Nguyên) và vùng ven biển .
Các tháp Chăm tiêu biểu chủ yếu phân
bố ở 5 tiểu vùng theo địa lý (theo 5 tiểu quốc lớn của Champa xưa – từ Bắc đến
Nam theo lãnh thổ Việt Nam):
+ Indrapura – Bình Trị Thiên: Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên (Địa Lý, Bố Chính, Ma Linh xưa) có tháp Mỹ Khánh.
+ Amaravati - Quảng Nam, Quảng
Ngãi gồm có khu đền tháp Mỹ Sơn, tháp Bằng An, Khương Mỹ, Đồng Dương, Chiên
Đàn.
+ Viyaja – Bình Định, Phú Yên gồm
tháp Bình Lâm, tháp Bánh Ít, Cánh Tiên, Phước Lộc, Hưng Thạnh, Thủ Thiện, Dương
Long (Bình Định); tháp Nhạn (Phú Yên).
+ Kauthara – Khánh Hòa có tháp Pô
Nagar.
+ Panduranga – Ninh Thuận, Bình
Thuận gồm có tháp Hòa Lai, Pô Rôme, Pô Krông Garai (Ninh Thuận); tháp Pô Shanư,
Pô Đam (Bình Thuận).
Ngoài ra còn có tháp Yang Prông ở
Đăk Lăk. Và các tháp khác phần bố khắp nơi trên mảnh đất miền Trung
Việt Nam.
CÁC THÁP CHĂM TIÊU BIỂU:
Khu đền tháp Mỹ Sơn
Tháp Bánh Ít
Tháp Nhạn
Tháp Bằng An
Tháp Pô Rôme (Tháp Hậu Sanh)
Tháp Bình Lâm
Tháp Chiên Đàn
Tháp Yang Prông
Tháp Đồng Dương
Tháp Dương Long
Tháp Khương Mỹ
Tháp Phú Lốc (Tháp Phước Lộc)
Tháp Mỹ Khánh
Tháp Cánh Tiên
Tháp Pô Đam (Pô Tằm)
Tháp Đôi (Tháp Hưng Thạnh)
Tháp Pô Nagar – Tháp Bà Nha Trang
Tháp Pô Krông Garai
Tháp Pô Shanư (tháp Phú Hài)
Tháp Thủ Thiện
Theo khu vực phân bố ở trên, ta có:
1. Tháp Mỹ Khánh: Toạ lạc ở thôn Mỹ
Khánh, xã Phú Diên, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Huế khoảng
20 km về phía Đông Nam. Di tích được phát hiện tình cờ tháng 07/2001.
Niên đại: vào thế kỷ VIII, là ngôi
tháp Chăm cổ nhất thuộc phong cách tháp Mỹ Sơn E1.
2. Khu đền tháp Mỹ Sơn: Nằm ở thung
lũng Mỹ Sơn, xã Phú Duy, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà
Nẵng khoảng 70 km về phía Tây Nam. Cụm di tích được H. Parmentier phát hiện năm
1898. Năm 1999, Mỹ Sơn được công nhận Di sản văn hoá Thế Giới. Khu di tích là
một quần thể kiến trúc độc đáo, điển hình duy nhất, nghệ thuật kiến trúc mang
dấu ấn của nhiều triều đại khác nhau, đại diện cho tất cả phong cách, tất cả
giai đoạn lịch sử của kiến trúc tháp Champa.
3. Tháp Bằng An: Thuộc làng Bằng An,
xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng chừng 30 km về
phíaNam. Được xây dựng vào thế kỷ thứ X.
4. Tháp Khương Mỹ: Thuộc làng Khương
Mỹ, xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cách thị xã Tam Kỳ 2km về
phía Nam. Được xây dựng khoảng đầu thế kỷ X thuộc phong cách Khương Mỹ.
5. Tháp Đồng Dương: Thuộc làng Đồng
Dương, xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng
65 km về phía Tây Nam. Được vua Indravarman II xây dựng vào năm 877 giữa kinh
đô Indrapura để thờ Laksmindora là Lesvara. Có sự kết hợp giữa tiếp nhận
Bàlamôn giáo và Phật giáo. Đồng Dương vừa là hoàng cung, vừa là đền, miếu thờ
thần, phật.
6. Tháp Chiên Đàn: Thuộc làng
Chiên Đàn, xã Tân An, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Đà Nẵng
khoảng 60 km về phía Nam. Được xây dựng vào thế kỷ thứ XI.
7. Tháp Bình Lâm: Nằm ở xóm Long
Mai, thôn Bình Lâm, xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Được xây
dựng vào thế kỷ thứ XI.
8. Tháp Bánh Ít:
Nằm ven QL1A, thôn Đại Lộc, xã Phước
Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ XI –
đầu thế kỷ XII. Chuyển từ phong cách Mỹ Sơn A1 sang phong cách Bình Định.
9. Tháp Cánh Tiên: Nằm trong trung
tâm thành Đồ Bàn, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ XI
– đầu thế kỷ XII. Là một trong một số ít tháp đẹp và còn khá nguyên vẹn. Tháp
mang ảnh hưởng kiến trúc Khomer.
10. Tháp Phú Lốc (Phước Lộc): Thuộc
làng Phước Lộc, xã Nhơn Lộc, tỉnh Bình Định. Được xây dựng vào thế kỷ
XIII.
11. Tháp Đôi (Hưng Thạnh): Nằm trong
thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Được xây dựng vào thế kỷ XIII. Chịu ảnh
hưởng nghệ thật Khơme thế kỷ XII.
12. Tháp Thủ Thiện: Nằm ở làng Thủ
Thiện, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Được xây dựng vào thế
kỷ XII.
13. Tháp Dương Long Nằm ở gò Dương
Long, xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Được xây dựng vào thế kỷ
XIII.
14. Tháp Nhạn: Nằm gần trung tâm
thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Được xây dựng vào thế kỷ XII.
Thuộc giai đoạn chuyển tiếp giữa
phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định.
15. Tháp Pô Nagar (Tháp Bà Nha
Trang): Nằm ven quốc lộ 1, cách thành phố Nha Trang 4 km về phía Bắc. Được xây
dựng khoảng đầu thế kỷ IX đến thế kỷ XII. Đây là đến thờ Siva của Bàlamôn giáo,
sau này trở thành thờ mẹ Xứ Sở – Pô Inư Nagar của vương quốc Champa.
16. Tháp Hoà Lai: Nằm ven đường
QL1A, làng Ba Tháp, xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Được xây dựng
vào thế kỷ IX. Những ngôi tháp Hòa Lai còn lại là những tác phẩm kiến trúc
thuộc vào loại đẹp và cổ nhất Champa. Tháp có một bộ Linga – Yoni (cạnh 50cm)
cao 30 cm cùng với những mặt tường phủ kín hoa văn, các hình Thiên nữ, người
ngồi chắp tay và cả những hình Gajasimha, kala, nagar…, đã làm cho khu tháp
tăng thêm giá trị nghệ thuật.
17. Tháp Pô Krông Garai (Po Klaong
Girai): Nằm trên đồi Trầu, thuộc phường Đô Vinh, cách trung tâm thành phố Phan
Rang (Ninh Thuận) khoảng 7 km về hướng Tây Bắc. Được xây dựng vào thế kỷ
XIV. Tháp được lấy tên vị vua được thờ ở đây mà sử sách Đại Việt gọi là Chế
Mân. Po Klaong Girai được đồng hóa với thần Siva, thể hiện tín ngưỡng thờ Thần
– Vua của Champa thế kỷ XIV.
18. Tháp Pô Rômê (Hậu Sanh): Thuộc
xã Phú Quý, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Được xây dựng vào thế kỷ XVII theo
phong cách Muộn. Là tháp gạch cuối cùng của người Chăm. Tháp thờ vị vua Pô
Rômê (được tạc nổi trên tấm đá hình vòng cung trên mái tháp). Đức vua được Siva
hóa có tám cánh tay ngồi giữa 2 con bò thần Nadin.
19. Tháp Pô Shanư (Phú Hài): Nằm
trên đồi Bà Nại, thôn Phú Hài, cách thành phố Phan Thiết 7 km về hướng Đông
Bắc. Được xây dựng vào thế kỷ IX, là cực nam của vương quốc Champa. Hình khối
và các trang trí đơn giản, ít điêu khắc, có những nét gần với kiểu tháp Khomer
thời Chân Lạp.
20. Tháp Pô Đam: Nằm trên sườn núi
Ông Xiêm ở làng Tuy Tịnh, xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Được
xây dựng vào thế kỷ IX. Thuộc phong cách Hòa Lai.
21. Tháp Yang Prông: Nằm bên dòng
sông Ea Leo, xã Ea Rok, huyện Ea Súp, Đắk Lắk. Được vua SimhavarmanIII xây dựng
vào cuối thế kỷ XIII. Phía đông thân tháp được gắn vào một Gopura. Những
dấu tích văn hóa, nghệ thuật thuộc những thời đại xa xưa của một dân tộc là
hiện thân của cái dĩ vãng của dân tộc đó, đồng thời cũng là một phần dĩ vãng
của nhân lọai. Con người cần cái dĩ vãng đó để nhìn lại mình và kẻ khác. Nó như
một tấm gương, nhìn vào đó người ta thấy được lịch sử, thấy được nét nhân bản,
hay không nhân bản, trong một nền văn hóa, nghệ thuật, và từ đó nhận ra được
những cái đẹp phổ biến, mà một con người dù ở thời đại nào, thuộc nền văn hóa
nào, cũng đều có thể cảm thụ được.
Các
tháp champa tiêu biểu
A-Tháp Cánh Tiên
Tháp Cánh Tiên, một ngôi tháp đã
trải ngót chín thế kỷ phong sương mà vẫn lộng lẫy cùng tuế nguyệt. Theo các thư
tịch cổ, thành Đồ Bàn do vua Champa Ngô Nhật Hoan xây từ thế kỷ thứ X, còn tháp
Cánh Tiên được xây dựng vào thế kỷ thứ XII, dưới đời vua Chế Mân (Jaya
Sinbavarman III) Tháp Cánh Tiên còn có tên gọi là tháp
Đồng là một ngôi tháp nằm ở chính giữa thành đồ bàn xưa, nay thuộc xã
Nhơn Hậu, Thị xã an nhơn, tỉnh bình định. Tháp Cánh Tiên hiện nằm trên đỉnh một
quả đồi thấp thuộc thôn Nam Tân, xã Nhơn Hậu, Thị xã an nhơn. Trong số những
tháp cổ Champa còn lại ở tỉnh Bình Định, tháp Cánh Tiên không chỉ là một trong
những kiến trúc còn khá nguyên vẹn, mà còn thuộc nhóm những cụm tháp ít thấy
trong lịch sử kiến trúc Champa là khu đền chỉ có một tháp, mặc dầu chỉ có một
tháp đơn lẻ song hình dáng, cấu trúc của tháp Cánh Tiên lại không hề khác với
các ngôi tháp vuông nhiều tầng xây bằng gạch vào loại lớn của Champa, tháp cao
gần 20 mét. Tháp Cánh Tiên là một trong những ngôi tháp thuộcphong cách bình
định, hiện lên với một kiến trúc hoành tráng với những khối hình lớn gây ấn
tượng từ xa: các cột ốp, những khung dọc trên mặt tường nằm giữa các cột ốp nổi
lên thành những mảng lớn khoẻ khoắn, các vòm của các cửa giả vút cao vương lên
như hình những mũi giáo khổng lồ, các tháp trang trí góc các tầng cuộn lại thành
những khối chắc nịch, những phiến đá trang trí các góc tường phía trên của các
tầng hình hoa lá nhô mạnh ra như những cánh tiên. Như mọi ngôi tháp
truyền thống khác, tháp cấu trúc gồm hai phần: tiền sảnh và điện thờ, hiện nay
toàn bộ cấu trúc của tiền sảnh đã bị sụt lở từ lâu, các mặt tường phía ngoài
của thân tháp được trang trí bằng những cột ốp và các khung dọc nhô mạnh ra
khỏi mặt tường, một trong những điều kỳ lạ nhất ở tháp Cánh Tiên là nữa phần
phía ngoài của cột ốp góc tường được ốp kín bằng những phiến đá sa thạch màu
tín có chạm khắc hoa dây xoắn và góc các diềm mái của tháp cũng được làm bằng
đá - hiện tượng độc nhất trong lịch sử kiến trúc tháp Champa. Hiện nay tuy đã
hư hại một phần, song vẫn có thể nhận ra cấu trúc và hình tháp khá đặc biệt của
các cửa giả của tháp Cánh Tiên, mỗi cửa giả đều có ba tầng thu nhỏ dần về phía
trên và mỗi tầng đều có hai thân, các tầng của cửa giả đều có cấu trúc hai
phần: hai trụ ốp tạo thành ô khám bên dưới và hình cung nhọn bên trên. Tại bốn
góc của mỗi tầng của tháp Cánh Tiên, các tháp trang trí góc và phiến đá hình
đuôi phượng nhô ra ở đỉnh các cột ốp tường còn giữ lại khá nguyên vẹn, nên từ
xa nhìn vào tháp Cánh Tiên trông như một ngọn đuốc khổng lồ đang lung linh toả
sáng. Từ xa, ta đã thấy các vai tháp chìa ra không trung những phiến đá trắng
mỏng mảnh giống bàn tay con gái uyển chuyển lật lên trong điệu múa. Có lẽ tên
tháp được gợi ra từ những chiếc cánh này, như Đại Nam nhất thống chí
mô tả: "Nam An cổ tháp ở thôn Nam An huyện Tường Vân trong
thành Đồ Bàn, tục hô là tháp Cánh Tiên. Từ vai tháp trở lên, bốn phía ngó giống
như cánh tiên bay lên nên gọi tên ấy. Xét cả các tháp, duy tháp này cao hơn,
đứng xa trông thấy cảnh sắc thanh u, từ xưa xưng là thánh tích, nay lần sụp
lở". Còn các nhà nghiên cứu người Pháp theo cách mệnh danh riêng, đã gọi
tháp Cánh Tiên là Tháp Đồng (Tour de Cuvre).
Tháp Cánh Tiên được xây bằng gạch
Chàm lớn màu đỏ và đá sa thạch. Theo các nhà chuyên môn thì tỷ lệ đá dùng trong
tháp Cánh Tiên nhiều hơn so với các tháp khác ở Bình Định. Sở dĩ như vậy vì
tháp là công trình kiến trúc trong tổng thể hoàng thành Đồ Bàn cũ, chất liệu sa
thạch vừa kiến lập sự bền vững trong kết cấu, vừa được sử dụng nhiều trong điêu
khắc tạo hiệu quả thẩm mỹ cao.
Đế tháp vuông vức tạo thành một bình
đồ 400m2 trên mặt đất. Các khối đá lớn bó góc và các cột gạch ốp song song tạo
gờ nổi trên mỗi mặt tường trông thật mạnh mẽ. Các mặt tường đông tây nam bắc
của thân tháp mẹ đều có cửa vòm, nhưng chỉ có cửa chính hướng đông là cửa thật,
còn lại là ba cửa giả. Các vòm cửa cao, đường viền khuôn cửa nhô mạnh ra ngoài,
phía trên vòm cửa cong và hơi nhọn ở đỉnh, tiếp với mảng hoa văn xếp lớp đồng
tâm, hình hoa sen nở. Bên trong tháp, trong mỗi khung cửa giả đều đặt tượng
hoặc tranh chạm khắc rất đẹp, rất tiếc là ngày nay không còn. Trong tài liệu
ghi chép về các tháp Champa tỉnh Bình Định, nhà du khảo người Pháp Ch. Lemire
đã mô tả lại: "Trên mỗi cửa bên trong đều có một bức tường có hình gân
cung, nó giấu kín một tượng đàn bà bán thân nửa nổi nửa chìm, đầu đội một cái
mũ rất sang, cầm trong tay một đóa hoa sen". Tượng có lẽ đã bị đục lấy sau
đó, như kiểu người ta dỡ tường để lấy các bức tranh khắc bằng đá được gắn hoặc
tạc vào đó. Chỉ còn các đầu thủy quái Makara nanh nhọn, vòi dài, chạm khắc tinh
tế trên mặt đá ít nhiều tỏa ra thứ ánh sáng huyền bí rợn ngợp thường gặp ở các
công trình tín ngưỡng Champa
Các cột ốp góc bằng đá sa thạch
nguyên khối thẳng đứng với đường nét chạm khắc tinh tế nổi bật trên màu gạch,
khiến tháp vừa uy nghi vừa sang trọng. Trên các cột đá vuông ở bốn góc tháp là
bộ diềm chạy đường xếp bệ đèn rất sắc sảo, nhô dần ra từng ba bậc một, cuối
cùng tạo thành bệ đỡ vững chải của các tháp góc bên trên. Từ bộ diềm này lên
đến đỉnh còn tám lớp tháp giả chia làm ba tầng. Đặc biệt tầng trên cùng thu hẳn
lại, như một sự biến tấu đầy cố ý của người nghệ sĩ tài hoa. Và quả thật, khi
tầm nhìn bị thay đổi, ánh mắt con người bị hút bởi các tháp mái như vừa hiện ra
từ thần thoại, càng lên phía trên càng nhỏ dần gợi cảm giác trùng điệp mà không
hề nhàm chán. Với dáng lồi đặc trưng, phần thân mỗi tháp mái cấu trúc tương tự
thân tháp mẹ nhưng đơn giản hơn. Các phiến đá hình đuôi phượng nhô ra từ cạnh
các cột ốp góc của các tháp mái là nét độc đáo của công trình kiến trúc này. Đó
chính là những "cánh tiên" kỳ diệu làm tăng vẻ mỹ lệ bay bổng của
phần diềm và mái.
Ở tháp Cánh Tiên, đối ngẫu với sự
vững chãi mang dấu ấn quyền năng của phần đế tháp là sự thanh thoát đặc trưng
của các cửa vòm và phần đỉnh, đối ngẫu với uy lực thâm nghiêm nơi các tượng
thần là cảm giác vui tươi của những dải đá đuôi phượng , tất cả hòa quyện thành
một ngôn ngữ kiến trúc cực kỳ siêu thoát trong tầm mắt con người. Vẻ đẹp nhẹ
nhõm vui tươi khiến tháp Cánh Tiên khác hẳn với các tháp Champa nặng chất trầm
tịch u hoài, nó cho phép người ta nghĩ đến một biểu tượng của hạnh phúc và niềm
vui sống hơn là một công trình tôn giáo.
Từ xa, ta đã thấy các vai tháp chìa
ra không trung những phiến đá trắng mỏng mảnh giống bàn tay con gái uyển chuyển
lật lên trong điệu múa. Có lẽ tên tháp được gợi ra từ những chiếc cánh này, như
Đại Nam nhất thống chí mô tả: "Nam An cổ tháp ở
thôn Nam An huyện Tường Vân trong thành Đồ Bàn, tục hô là tháp Cánh
Tiên. Từ vai tháp trở lên, bốn phía ngó giống như cánh tiên bay lên nên gọi tên
ấy. Xét cả các tháp, duy tháp này cao hơn, đứng xa trông thấy cảnh sắc thanh u,
từ xưa xưng là thánh tích, nay lần sụp lở. Còn các nhà nghiên cứu người Pháp
theo cách mệnh danh riêng, đã gọi tháp Cánh Tiên là Tháp Đồng (Tour de
Cuvre).
Tháp Cánh Tiên được xây bằng gạch
Chàm lớn màu đỏ và đá sa thạch. Theo các nhà chuyên môn thì tỷ lệ đá dùng trong
tháp Cánh Tiên nhiều hơn so với các tháp khác ở Bình Định. Sở dĩ như vậy vì
tháp là công trình kiến trúc trong tổng thể hoàng thành Đồ Bàn cũ, chất liệu sa
thạch vừa kiến lập sự bền vững trong kết cấu, vừa được sử dụng nhiều trong điêu
khắc tạo hiệu quả thẩm mỹ cao.
Đế tháp vuông vức tạo thành một bình
đồ 400m2 trên mặt đất. Các khối đá lớn bó góc và các cột gạch ốp song song tạo
gờ nổi trên mỗi mặt tường trông thật mạnh mẽ. Các mặt tường đông tây nam bắc
của thân tháp mẹ đều có cửa vòm, nhưng chỉ có cửa chính hướng đông là cửa thật,
còn lại là ba cửa giả. Các vòm cửa cao, đường viền khuôn cửa nhô mạnh ra ngoài,
phía trên vòm cửa cong và hơi nhọn ở đỉnh, tiếp với mảng hoa văn xếp lớp đồng
tâm, hình hoa sen nở. Bên trong tháp, trong mỗi khung cửa giả đều đặt tượng
hoặc tranh chạm khắc rất đẹp, rất tiếc là ngày nay không còn. Trong tài liệu
ghi chép về các tháp Champa tỉnh Bình Định, nhà du khảo người Pháp Ch. Lemire
đã mô tả lại: "Trên mỗi cửa bên trong đều có một bức tường có hình gân
cung, nó giấu kín một tượng đàn bà bán thân nửa nổi nửa chìm, đầu đội một cái
mũ rất sang, cầm trong tay một đóa hoa sen". Tượng có lẽ đã bị đục lấy sau
đó, như kiểu người ta dỡ tường để lấy các bức tranh khắc bằng đá được gắn hoặc tạc
vào đó. Chỉ còn các đầu thủy quái Makara nanh nhọn, vòi dài, chạm khắc tinh tế
trên mặt đá ít nhiều tỏa ra thứ ánh sáng huyền bí rợn ngợp thường gặp ở các
công trình tín ngưỡng Champa
Các cột ốp góc bằng đá sa thạch
nguyên khối thẳng đứng với đường nét chạm khắc tinh tế nổi bật trên màu gạch,
khiến tháp vừa uy nghi vừa sang trọng. Trên các cột đá vuông ở bốn góc tháp là
bộ diềm chạy đường xếp bệ đèn rất sắc sảo, nhô dần ra từng ba bậc một, cuối
cùng tạo thành bệ đỡ vững chải của các tháp góc bên trên. Từ bộ diềm này lên
đến đỉnh còn tám lớp tháp giả chia làm ba tầng. Đặc biệt tầng trên cùng thu hẳn
lại, như một sự biến tấu đầy cố ý của người nghệ sĩ tài hoa. Và quả thật, khi
tầm nhìn bị thay đổi, ánh mắt con người bị hút bởi các tháp mái như vừa hiện ra
từ thần thoại, càng lên phía trên càng nhỏ dần gợi cảm giác trùng điệp mà không
hề nhàm chán. Với dáng lồi đặc trưng, phần thân mỗi tháp mái cấu trúc tương tự
thân tháp mẹ nhưng đơn giản hơn. Các phiến đá hình đuôi phượng nhô ra từ cạnh
các cột ốp góc của các tháp mái là nét độc đáo của công trình kiến trúc này. Đó
chính là những "cánh tiên" kỳ diệu làm tăng vẻ mỹ lệ bay bổng của
phần diềm và mái.
Ở tháp Cánh Tiên, đối ngẫu với sự
vững chãi mang dấu ấn quyền năng của phần đế tháp là sự thanh thoát đặc trưng
của các cửa vòm và phần đỉnh, đối ngẫu với uy lực thâm nghiêm nơi các tượng
thần là cảm giác vui tươi của những dải đá đuôi phượng - tất cả hòa quyện thành
một ngôn ngữ kiến trúc cực kỳ siêu thoát trong tầm mắt con người. Vẻ đẹp nhẹ
nhõm vui tươi khiến tháp Cánh Tiên khác hẳn với các tháp Champa nặng chất trầm
tịch u hoài, nó cho phép người ta nghĩ đến một biểu tượng của hạnh phúc và niềm
vui sống hơn là một công trình tôn giáo.
B-Tháp Đôi
Tháp Đôi có niên đại vào khoảng
cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13 trong giai đoạn phong cách Bình Định. Đây cũng là thời
kỳ có sự giao lưu thường xuyên giữa Champa và vương quốc Khmer nên các
nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc Angkor có ảnh hưởng ít nhiều vào kiến
trúc điêu khắc của tháp.
Tháp Đôi hay còn có tên là Tháp Hưng Thạnh là khu tháp của
champa gồm có hai tháp là tháp phía bắc và tháp phía nam cạnh nhau hiện
nằm ở phường Đống Đa, thành phố Qui nhơn, tỉnh Bình Định. Tháp được các chuyên
gia trùng tu lại vào những năm 1990, đã trả lại cho ngôi tháp hình dáng gần như
xưa. Cả hai ngôi tháp nằm trên khu đất bằng phẳng dưới chân một quả đồi và đều
quay mặt về hướng đông, tuy có cùng hình dáng và cấu trúc là than hình khối
vuông và mái hình tháp mặt cong nhưng ngôi tháp phía bắc cao hơn tháp phía nam.
Theo truyền thống các cụm tháp Champa cổ thường có ba tháp, nhưng hiện tại chỉ
có hai tháp, theo các nhà nghiên cứu, ngôi tháp thứ ba chuẩn bị xây dựng thì có
nguyên nhân chưa biết được làm cho việc xây dựng tháp thứ ba bị gián đoạn. Trong
hai ngôi tháp hiện còn của Tháp Đôi, ngôi tháp phía bắc không chỉ cao hơn, lớn
hơn mà còn ít bị hư hại hơn, cửa ra vào phía đông tháp bị đổ nát từ lâu, chỉ
còn cái khung cửa hình chữ nhật tạo bởi bốn thanh đá lớn là còn lại. Ngôi tháp
phía nam có hình dáng, cấu trúc và trang trí giống như ngôi tháp phía bắc nhưng
nhỏ hơn và thấp hơn một chút, toàn bộ phần chân tường của ngôi tháp đã bị đổ
nát nặng nề, đến nỗi khó có thể nhận ra hình dáng lúc đầu của cấu trúc này như
thế nào, hiện nay cả hai ngôi tháp đều đã mất chóp. Cả hai ngôi tháp ở Tháp Đôi
đều không phải là tháp vuông nhiều tầng truyền thống của Chăm Pa, mà là một cấu
trúc gồm hai phần chính: khối than vuông vức, và phần đỉnh hình tháp mặt cong,
vì vậy nhìn qua các ngôi tháp Đôi có dáng vẻ của những đền thờ Khmer thời Angkor Vat, theo các nhà nghiên cứu những hình chim thần Garuda bằng
đá với hai tay đưa cao, trang trí các góc tháp, là những sản phẩm chịu ảnh
hưởng mạnh của nghệ thuật Khmer thế kỷ 12-13, thế nhưng toàn bộ phần dưới và
phần thân của tháp Hưng Thạnh vẫn giữ nguyên hình dáng, cấu trúc và kiểu trang
trí đặc trưng của những ngôi tháp Chăm truyền thống: khối thân hình vuông, mặt
tường bên ngoài được trang trí bằng cửa giả, các cột ốp và các mặt nổi nằm ở
giữa các cột ốp, ở các tháp Hưng Thạnh, vòm bên trên các cửa giả vút cao lên
thành những mũi lao, các cột ốp trơn nhẵn. Ngôi tháp phía bắc, toàn bộ chân
tường của tháp được bó bằng những tảng đá cát lớn thể hiện một đài sen khổng lồ
đỡ toàn bộ tháp, giữa các cánh sen là những hình voi, sư tử và những hình người
múa, như các tháp Chăm truyền thống khác, đầu tường phía trên tháp Bắc cũng nhô
ra để tạo thành bộ diềm mái lớn, thế nhưng do ảnh hưởng của nghệ thuật Khmer,
bộ diềm của tháp được làm bằng đá và được trang trí bằng hình các con khỉ đang
múa, hình các con vật tạp chủng mình sư tử, đầu voi và những hình người ngồi có
sáu và tám tay. Bốn góc của bộ diềm mái là bốn thần điểu Garuda bằng đá khổng
lồ được tạc theo mô hình và phong cách nghệ thuật Khmer thời Angkor Vat
Ở ngôi tháp phía nam, mặc dù bị hư
hại nhiều hơn so với tháp bắc, nhưng một vài tảng đá nằm tại chỗ đã chứng tỏ
xưa kia ngôi tháp nam cũng có hệ thống chân tường bằng đá tương tự tháp bắc, dù
bị hư hại nhiều hơn song các vòm cửa giả, các hình trang trí trên các tầng trên
đỉnh hình tháp cũng tương tự như tháp bắc.
Đất Bình Định có nhiều tháp, cụm
tháp Chàm nằm rải rác ở 8 địa điểm thuộc các huyện phía nam tỉnh, như cụm tháp
Dương Long (3 tháp) ở huyện Tây Sơn; tháp Bánh Ít (4 tháp) ở Phước Lộc, Tuy
Phước; tháp Cánh Tiên ở Nhơn Hậu, An Nhơn và một số tháp ở Phù Cát. Riêng Quy
Nhơn có tháp Đôi (2 tháp) ở gần đường Trần Hưng Đạo, cửa ngõ vào thành phố.
Tháp Đôi Quy Nhơn tọa lạc tại làng
Hưng Thạnh xưa, bây giờ thuộc phường Đống Đa, cách trung tâm thành phố chừng 3
km về phía tây bắc. Gần tháp Đôi là cầu Đôi trên quốc lộ 19, bắc trên nhánh
sông từ hồ đèo Son chảy ra đầm Thị Nại. Chẳng hiểu sao người xưa lại cứ
"ghép đôi":
Cầu Đôi liền với Tháp Đôi
Quanh năm quấn quýt như tôi với
nàng.
Tháp Đôi cũng như các tháp Champa
khác ở Bình Định, là một di tích văn hóa nghệ thuật mang màu sắc tôn giáo của
người Chăm xa xưa. Các tháp có niên đại từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII. Tháp cấu
trúc khá độc đáo, đặc biệt là kỹ thuật mài dũa, lắp ghép các tảng đá chồng khít
lên nhau rất vững chắc.
Quanh tường phía ngoài, các góc và
trên nóc tháp có nhiều bức phù điêu chạm khắc các hình tượng thần, chim, thú
thần theo tín ngưỡng của người Chăm rất sinh động. Tháp Đôi một lớn một nhỏ
đứng gần kề nhau như cặp vợ chồng quấn quít. Tháp đã bị chiến tranh và thời
gian tàn phá khá nặng nề.
Được sự giúp đỡ của các chuyên gia
Ba Lan và các chuyên gia khảo cổ trong nước, tháp Đôi đã được Nhà nước đầu tư
hàng tỉ đồng để trùng tu, tôn tạo. Từ 1991-1997, các cán bộ khoa học và những
người thợ khéo ở Quy Nhơn đã miệt mài đục đẽo, tạo tạc với kỹ thuật mài gạch,
lắp ghép khá thành công, trả lại gần như dáng vẻ ban đầu của tháp.
Tháp Đôi Quy Nhơn không chỉ là nơi
để các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa Đông Nam Á, văn hóa Champa tiếp tục công
việc mà còn là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn ở Bình Định.
C-Tháp Dương Long
- Cao nhất trong các tháp Champa Việt Nam
- Tháp Dương Long hay còn gọi là
Tháp Ngà - một cụm di tích gồm ba tháp Chăm thẳng hàng trên một gò cao thuộc
hai thôn Vân Tương, xã Bình Hòa và An Chánh, xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, tỉnh
Bình Định, được xây dựng vào cuối thế kỷ XII. Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ
nhất của nền văn hóa Chămpa. Cụm tháp này gồm ba tháp: Tháp giữa cao 24m, hai
tháp bên cao 22m, phần thân của các tháp xây bằng gạch, các góc được ghép bởi
những tảng đá lớn chạm trổ công phu.
Tính quy mô của tháp Dương
Long được thể hiện không chỉ ở chiều cao của nó - cao nhất trong các tháp Chăm
còn lại ở Việt Nam, mà còn ở lối kiến trúc độc đáo, đặc biệt là các hoa văn,
hoạ tiết được khắc tạc trực tiếp trên những tảng đá đồ sộ đặt ngay trên đỉnh
tháp.
Phần thân tháp xây gạch, các góc
được ghép những tảng đá lớn và các trang trí điêu khắc đều bằng đá. Cửa tháp
quay hướng Đông và được nâng lên khá cao, chừng khoảng 1,5m và khung cửa là
những khối đá lớn. Nửa phần trên của tháp gần như là những khối đá lớn xếp
chồng lên nhau rất khéo. Ở các góc là những mảng chạm lớn với hình những con
vật chim thần: Garuda, Voi, Đại bàng...
Các mặt phẳng của tường được phủ
nhiều bức phù điêu lớn có hình lá đề, mô tả cảnh múa hát, tu sĩ. Những người
này được thể hiện có đầu tương đối lớn, đội mũ có chỏm cao. Ðặc biệt là những
đỉnh tháp ở đây là những bông sen vĩ đại với nhiều lớp cánh hoa hơi hướng lên
trên.
Căn cứ vào mặt bằng đế tháp và phong
cách nghệ thuật, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tháp Dương Long tuy vẫn còn mang
nhiều đặc trưng của tháp Chămpa nhưng đã chịu ảnh hưởng khá đậm của nghệ thuật
Kh’mer. Từ quốc lộ 1A, tới Gò Găng, cách thành phố Qui Nhơn 40km và thành phố
Ðà Nẵng 270km, rẽ theo hướng Tây vào sân bay Phú Cát, trước cổng sân bay, rẽ
trái, đi tiếp chừng 9km nữa là tới.
D-Tháp Bánh Ít
Tháp Bánh Ít là một trong bảy cụm
Tháp trên đất Bình Ðịnh, một khu di tích đẹp, đặc sắc và còn lại nhiều tháp
nhất, có giá trị văn hóa độc đáo trong kiến trúc của Việt Nam, được tạo lập vào
giai đoạn cuối thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XII, dưới thời trị vì của hai quốc
vương Harivarman IV và V. Trước kia tháp Bánh Ít nằm trong phạm vi của làng Tri
Thiện, xã Phước Quang, Tuy Phước nên tháp này còn mang tên là tháp Tri Thiện,
ngoài ra tháp Bánh Ít còn có những tên gọi khác như tháp Cầu Bà Gi, tháp Thiện
Mẫu, Thổ Sơn hay người Pháp gọi là Tour d'argent - tháp Bạc.
Tháp Bánh Ít có bốn ngọn được xây
trên một đồi núi đất đỏ, to, cao, trông có vẻ hùng vĩ, uy nghi, vượt hẳn những
ngọn tháp khác. Ngọn to nhất cao 22m xây ở đỉnh đồi, nhìn từ xa trông giống như
chiếc bánh ít lá gai. Chung quanh ngọn tháp chính, còn có ba ngọn tháp phụ,
hình dáng thấp và nhỏ bé hơn nhiều. Trong ba ngọn tháp này, có hai ngọn giống
như hai chiếc bánh ít ngọt và một ngọn giống cái bánh ít mặn, đều lột trần. Mỗi
tháp là một kiến trúc riêng biệt mang sắc thái khác nhau, trên đỉnh mỗi tháp
đều có tượng thần Siva làm bằng đá.
Tháp cổng phía đông cao chừng 13m,
xây trên bình đồ hình vuông, mỗi chiều 7m, chất liệu hoàn toàn bằng gạch đá
ong. Tháp mở ra hai cửa thông nhau theo hướng Đông - Tây. Ðây là kiến trúc
Gopura với vòm cửa hình mũi giáo, có nhiều lớp liên tiếp vút lên phía trên. Hai
mặt Bắc và Nam là hai cửa giả, bịt kín. Thân tháp có những rãnh dọc được xoi
lõm, tạo thành những cột ốp có dáng cao vút, thanh thoát nhẹ nhàng.
Một tháp cổng phía Nam cao chừng 10m
có phần kiến trúc giống tháp cổng phía Đông và cùng phong cách kiến trúc Bình
Ðịnh: bình đồ vuông, cửa hình mũi giáo, thân được tạo các cột ốp... Song ở tháp
cổng phía nam có những đặc điểm riêng như bốn cửa thông nhau. Ðây là kiến trúc
Posah có bộ mái khá đặc biệt, các tầng mái nhỏ dần về phía trên. Mỗi tầng đều
có hàng cột thể hiện theo lối thắt giữa, phình ra ở hai đầu trông giống như
những quả bầu nậm, tạo cho di tích giá trị riêng biệt.
Tháp chính nằm trên đỉnh đồi,
bình đồ hình vuông, mỗi chiều đo được 11m, có một cửa chính ở phía Đông và ba
cửa giả. Ðây là kiến trúc Kalan với cửa chính nhô ra khỏi mặt tường đến 2m, vòm
cửa hình mũi giáo, chính giữa vòm có phù điêu mặt Kala. Diềm mái vòm là một
băng phù điêu hình khỉ thần HaNuMan đang múa. Ở các cửa giả nhô ra ít hơn, diềm
mái vòm lại được tạo các phù điêu Gajasimha (mình người đầu voi). Thân tháp
chính có năm cột dọc, rảnh kép, vừa làm cho tường vững chãi, vừa tạo dáng thanh
thoát. Bộ diềm mái ngăn cách với thân được ốp bằng những khối đá sa thạch, gắn
liền với nhau thành một mảng. Ba mái có ba tầng mô tả như thân tháp nhưng nhỏ
dần về phía đỉnh. Các tầng mái, ngoài hệ thống cột và cửa giả còn có những bức
trang trí hoa văn. Tầng một, ở phía Nam tạc hình sư tử, phía Tây và Đông trang
trí bò thần Nadin, phía Bắc thể hiện mặt Kala nhìn thẳng, bên trong tầng còn có
những tượng thờ bằng đá.
Cách tháp chính không xa, về phía
Nam bạn gặp một kiến trúc lạ mắt, độc nhất vô nhị ở Bình Ðịnh. Tháp cao độ 10m,
bình đồ hình chữ nhật, chiều dài 12m, chiều rộng 5m. Cửa chính mở ra phía Đông,
dẫn sâu vào lòng tháp, thông với cửa trỏ ra ở phía Bắc và Nam. Ðặc biệt mái
tháp được tạo dáng lõm ở giữa, vút lên ở hai đầu, giống hình yên ngựa. Tháp này
giống như tháp phụ trong quần thể tháp Poklongarai ở Ninh Thuận. Ðế tháp hơi
nhô ra so với thân tháp, xây giật cấp vuông vức tạo thành bệ đỡ vững chắc. Thân
tháp có phù điêu chim thần trong tư thế hai cánh giơ cao như nâng đỡ cả phần
trên của tháp.
Ðồi núi của tháp Bánh Ít có nhiều
trãng to, rộng, ở về cuối làng Huỳnh Kim, đầu các làng Ðại Lộc, Phong Niên, Vạn
Mỹ và nằm bên cạnh dòng Tân An, sát cạnh quốc lộ số 1, bên cạnh cây số 1214
cách Qui Nhơn 15 km. Ở đây phong cảnh hữu tình, có gió mát cây xanh, cảnh vật
kỳ thú yên tĩnh, có cây trái thơm ngọt trong mùa hè, phơi màu tươi thắm ở trên
những trãng của đồi núi tĩnh lặng. Hơn nữa nơi đây có nhiều đá son, có giống
chim "tò le" kêu rất kỳ lạ.
Di tích Tháp Bánh Ít cũng hội tụ
nhiều nét kiến trúc khác nhau, là một trong những công trình đền tháp lớn nhất
còn lại của Vương Triều Champa đang được các nhà nghiên cứu quan tâm.
E-Tháp Bằng An
Địa chỉ: Điện An, Điện Bàn, Quảng
Nam, Việt Nam
Đặc điểm: Nằm trong khuôn viên khu
tháp rộng khoảng 4000 m2
ngày nay chỉ còn duy nhất ngôi tháp
Bằng An mặt bằng hình bát giác.
Cấu trúc tháp Bằng An được chia làm
hai phần: Tiền sảnh và điện thờ. Phần tiền sảnh khá dài, cửa ra vào ở
hướng Đông, hai bên tiền sảnh có 2 cửa ra vào phụ (năm 1940 được trùng tu lại
thành 2 cửa sổ). Phần đế của tiền sảnh cao 3m loe rộng hơn bằng các đường giật
của khối xây, kết thúc bằng các gờ chạy ngang xung quanh. Phần thân tiền sảnh
gồm những góc tường thẳng đứng, các khối viền cửa làm cho lòng Tiền sảnh có
dạng chữ thập. Phía trên phần thân như một đài hoa được tạo bởi các đường giật
của khối xây loe rộng ra bốn phía. Mái tiền sảnh là một khối chóp bốn mặt cong
thu dần về phía đỉnh. Toàn bộ tiền sảnh còn lại đến nay khá nguyên vẹn, tuy
rằng phần đỉnh đã sạt lở và mất các chi tiết trang chí ở các cạnh.
Với Tháp Bằng An
Người người hoan ca Mỹ Sơn quần tháp
rêu phong
trơ trọi một mình em, một tháp
mấy ai biết
muốn trả cái giá bằng an
bao thân thế sa mưa
bụi vùi, rêu lấp
Ta có mấy rượu đâu
mà tiếc đau những cặn giọt thừa
những cộng cỏ trước sân khát khao
đòi sáng
dưới cỏ có dế, giun chán vạn rẻo đời
sinh, ly, tụ, tán.
có khi thèm trơ
trọi giống hai ta!
Một là người
không có lương tâm hai là bậc vĩ nhân
mới dám gọi
tháp già
trước huyền
hoặc vô cùng ẩn ngữ
không ai trước
khi sinh ra đã biết chọn cho mình một bằng an quê xứ
phúc phận đời
ta sinh quán cùng em
cớ gì đêm nay
không dốc cho sụp đổ hết ưu phiền
bắt đôi nghê đá
khuân bàn tiếp rượu
Kính nể tháp
không dám lộng ngôn xưng hô mạo muội
chỉ dám mê nhìn
thấp thoáng bóng Linga
trong vô tận
thời gian
những điệu kèn
phương nam thăm thẳm âm ba
đôi mắt cội
nhiệm màu gốc tháp
Bấy lâu uống
rươụ thời gian mà không biết nhắp
lạc giữa sắc
rêu những kẽ gạch không hồ
mơ màng nghe
giọt bụi rêu khô…
ta quay quắt
một mình nâng… một tháp
Một chén nữa
thôi rót yêu tràn tan, hợp
ném buồn đau
rách rưới phía chân mày
tháp không già
thì ta cứ trẻ hây
cái thuở ranh
hoang cứ lăm le đòi trèo lên đỉnh tháp
Rượu có chát,
rót Thu Bồn ra, dốc tiếp.
Nguyễn Hàn Chung
Phần Điện thờ
của tháp Bằng An có mặt bằng bát giác. Nhìn xa, Điện thờ của Bằng An phân ba
phần rõ rệt: đế, thân bát giác và mái hình chóp tạo bởi tám mặt cong dần về
phíalồ đỉnh. Hình dáng của điện thờ như một khối Linga khổng cao gần 21m, còn
mặt bằng của toàn bộ tháp lại gợi lên hình ảnh Yoni.
Bên ngoài tháp
hiện nay còn 2 pho tượng Gajasimha bằng sa thạch, chiếc vòng lục lạc của
Gajasimha Bằng An giống như vòng lục lạc của Gajasimha Chánh Lộ và Chiên Đàn,
bộ lông gáy được cách điệu, các móng chân được thể hiện rõ, chiếc vòi ngắn và
cong lên.
Tháp Bằng An là
một trong những tháp Chăm cổ còn sót lại ở tỉnh Quảng Nam, được xây dựng vào
khoảng thế kỷ 12. Bằng An được coi là một tác phẩm điêu khắc bằng gạch lớn
trong lịch sử điêu khắc Champa và là di tích có giá trị cao về lịch sử và tôn
giáo tín ngưỡng của người Champa
F-Tháp Dương Bi
Chùa tháp Dương Bi, nay là chùa Trà
Sơn (thôn Chiêm Sơn, xã Duy Sơn, Duy Xuyên) một thời in đậm dấu ấn tâm linh của
những người dân sống trên đất Chiêm Động xưa, giờ chỉ còn là phế tích.
Ông Lưu Công Minh cho biết: “Trong
nhiều năm qua, du khách trong và ngoài nước nghe danh chùa - tháp Dương Bi
cũng đã tìm đến để thưởng ngoạn, nhưng lại hụt hẫng bởi khu kiến trúc này hầu
như bị xóa hoàn toàn”.
Về thăm chùa Trà Sơn hiện nay, du
khách sẽ thấy trên một gò đất cao phía sau chùa, có nền móng xưa vương vãi
những gạch Chăm. Ông Lưu Công Minh, Trưởng ban hộ tự chùa Trà Sơn cho biết:
“Trên gò đất này, từ năm 1978 trở về trước có một ngọn tháp Chăm giống tháp
Bằng An ở Điện Bàn nhưng quy mô lớn hơn. Ngoài ra, cách 50 mét từ ngôi tháp này
theo 2 hướng bắc - nam còn có 2 tháp nhỏ hơn với kiến trúc tương tự, 2 tháp nhỏ
này bị sụp đổ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Còn về ngôi chùa, trước đây
có một cổng tam quan rất đẹp, đến năm 1978, cổng này bị sụp đổ hoàn toàn. Ngoài
ra, cả cụm kiến trúc chùa và tháp này được bao bọc bởi một bức thành gạch Chăm
cao gần 2m với diện tích khoảng 5.200m2. Bức thành này cũng bị sụp đổ vào năm
1978, bây giờ chỉ còn phần móng”.
Theo mô tả của những người dân địa
phương, chánh điện của chùa tháp Dương Bi (tồn tại đến năm 2005) gồm 2 dãy nhà
3 gian, vòm cuốn, nối mái theo kiểu trùng thiềm điệp ốc; toàn bộ trính cột đều
làm bằng đá xanh bóng nhẵn. Tương truyền, lối kiến trúc chùa tháp Dương Bi là
thuần Việt. Còn về tháp Dương Bi, giống hệt tháp Bằng An (Điện Bàn), hình
linga, cao khoảng 30 mét, nền tháp hình lục giác có đường kính khoảng 20mét.
Mặt tháp xoay về hướng đông, bên trong tháp rỗng, có một bệ thờ (tượng của vị
thần - vua - người được thờ bị mất từ lâu).
Trên gò đất cao này, từ năm 1978 trở
về trước, có một ngôi tháp Chăm mang tên Dương Bi.
Cụm kiến trúc tháp - chùa này tồn
tại những bí ẩn: vì sao phía trước một ngôi tháp Chăm lại có một ngôi chùa
Việt? Hai kiến trúc này có tự thời nào? Nói như bà Lưu Thị Hiền Phương, Trưởng
phòng VH-TT huyện Duy Xuyên, tìm đỏ mắt trong các tư liệu lịch sử vẫn không
thấy câu nào nói về cụm kiến trúc chùa - tháp này.
Cụm kiến trúc chùa - tháp Dương Bi
bao gồm 2 kiến trúc chính: một đền tháp Chăm và một ngôi chùa Việt. Không rõ
chùa được xây vào thời kỳ nào, nhưng đến năm 1960, chùa bị phá hỏng, chỉ còn
khu chánh điện. Tháng 10.2005, với việc xây dựng lại ngôi chùa mới, khu chánh
điện này cũng bị dỡ bỏ. Do sự chung tay góp sức của nhân dân cả 2 làng Chiêm
Sơn và Trà Kiệu trong việc tu bổ chùa từ năm 1960 đến nay, nên tên gọi hiện nay
của ngôi chùa là chùa Trà Sơn (ghép tên 2 làng lại với nhau). Nhưng tên gọi
nguyên thủy của chùa là chùa tháp Dương Bi, bởi phía sau chùa này có một tháp
chăm tên Dương Bi, tháp này bị sụp đổ hoàn toàn vào năm 1978.
Tháp Dương Bi rất giống với tháp
Bằng An. Như vậy có thể “liên tưởng” đến sự tương đồng về niên đại của 2 tháp.
Tổng hợp những nhận định của các nhà nghiên cứu Champa: H.Partmentier, P.Stern,
Trần Kỳ Phương, Ngô Văn Doanh sẽ có một nhận định: tháp Bằng An và tháp Dương
Bi có niên đại “dao động” từ nửa cuối thế kỷ IX, khi vua Champa Indravarman II
lập nên vương triều Indrapura (875 - 982) đến đầu thế kỷ XIII, tức thời kỳ đầu
của vương triều Vajya (986 - 1470). Ở giai đoạn này, do ảnh hưởng của văn hóa
Khơme, trong kiến trúc Champa xuất hiện một kiểu tháp gần giống với các Prasát
Khơme (phong cách Bayon), với kiến trúc bên trên hình cong chứ không phân tầng.
Vì vậy tháp Bằng An (và cả Dương Bi) là một điển hình.
Ông Lưu Công Minh, Phó ban hộ tự
chùa Trà Sơn cho biết: “Tháng 10-2005, khi phá dỡ ngôi chùa cổ để xây dựng chùa
mới, trong quá trình đào móng, những người thi công đã phát hiện 2 lớp móng nằm
sâu dưới lòng đất. Lớp móng thứ nhất được xếp bằng gạch Chăm, không có mạch
vữa, hình chữ nhật, bề rộng 12 mét, dài 20,8 mét. Lớp móng thứ hai xếp chồng
lên lớp móng thứ nhất, được xây bằng đá, có vôi vữa kết dính”. Rõ ràng, lớp
móng thứ nhất thuộc kiến trúc của người Chăm, có mối quan hệ với kiến trúc tháp
Dương Bi. Còn lớp móng thứ 2 thuộc kiến trúc của người Việt, được xây dựng sau
kiến trúc tháp. Có thể lý giải về sự hình thành lớp móng thứ nhất: Thông lệ,
khu tôn nghiêm của bất kỳ một đền tháp Chăm nào cũng bao gồm một tường thành
bao bọc xung quanh, có một tháp trung tâm xoay về hướng đông, có thể có 2 tháp
nhỏ nằm 2 bên của tháp trung tâm theo trục nam - bắc; trước tháp trung tâm bao
giờ bao giờ cũng có một kiến trúc nằm dài theo hướng đông - tây, dùng làm nơi
chuẩn bị đồ tế thần. Cụm tháp Dương Bi cũng có một tháp trung tâm, 2 tháp nhỏ
hai bên, cũng có tường thành bao bọc xung quanh.
Còn lớp móng thứ 2 chắc chắn là lớp
móng của kiến trúc hoàn chỉnh ngôi chùa tháp Dương Bi. Bởi, theo lời kể của ông
Minh, lớp móng này tiếp nối và ăn khớp với lớp móng của khu chánh điện chùa bị
dỡ bỏ năm 2005. Việc xếp chồng 2 lớp móng Chăm - Việt vẫn còn là một dấu hỏi.
Theo một tư liệu của ông Nguyễn Đình Bảy, Phó ban hộ tự chùa Trà Sơn, chùa được
dựng bằng tranh tre do cư dân vùng Thanh - Nghệ theo chúa Nguyễn vào Nam dựng
nghiệp vào thế kỷ XVI. Sau đó, đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), chùa
mới được xây dựng bằng gạch đá. Nhưng ông Bảy cũng cho rằng tư liệu này không
có cơ sở chắc chắn.
Ngôi chùa Trà Sơn “hiện đại” được
khởi công từ tháng 10-2005, hiện vẫn đang được thi công, phần móng được xếp
chồng lên 2 lớp móng trước đó. Như vậy, chùa Trà Sơn có 3 lớp móng của 3 thời
đại, từ người Chăm đến người Việt xưa và nay. Sư trụ trì chùa Trà Sơn, Đại đức
Thích Nhuận Tường ngậm ngùi: “Những cổ vật mà chùa lưu giữ đều bị đánh cắp.
Tháp Dương Bi đã không còn, ngôi chùa xưa cũng bị dỡ bỏ. Người dân làng Chiêm
Sơn tuy luyến tiếc về ngôi tháp cùng chùa này, nhưng cũng chỉ biết chúng có từ
rất lâu, từ thời Champa...”. Về thăm chùa Trà Sơn bây giờ, nhìn những viên gạch
Champa vương vãi bên một ngôi chùa đang thi công dở dang, mấy ai con cháu người
champa không chạnh lòng...
G-Tháp Chánh Lộ
Tháp Chánh Lộ là một tháp Champa có
quy mô lớn nhất mà chúng ta được biết ở vùng phía nam châu Amarravati của vương
quốc Champa, thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ngày nay .
Niên đại xây dựng tháp Chánh Lộ được
nhiều nhà nghiên cứu ước đoán vào thể kỷ X đầu thế kỷ XI tháp bị hủy hoại, đổ
nát theo thời gian và đến nay đã hoàn toàn mất dấu vết.
Bản tường trình của kiến trúc sư
kiêm nhà khảo cổ người Pháp H Pramentier về kết quả của cuộc khai quật ở Chánh
Lộ do ông ta tiến hành vào năm 1904; sau đó được công bố rộng rãi trong một tài
liệu có tên là In ventare descriptj des monuments Champ de L’ Annam có thể giúp
chúng ta hiểu biết những nét chủ yếu về ngôi tháp quý giá này.Theo đó tháp
chánh lộ tọa lạc tại khu vực nay là bệnh viện đa khoa quảng ngãi.Tên tháp gọi
theo tên làng chánh lộ thuộc phủ tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi vào thời điểm cuối
thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nay nằm trên địa bàn F. trần phú- tp. Quảng ngãi.
Tháp Chánh lộ thuộc một nhóm tháp hợp thành: gồm tháp trung tâm,tháp cổng ngõ, và
2 tháp nhỏ nằm về phía tây nam và đông bắc tháp trung tâm. Tổng diện tích khu
tháp được khai quật là 7.200m2 (120mx60m) trong đó nền tháp rung tâm có hình
bát giác, một kiểu dánh kiến trúc tháp Chăm tương đối hiếm, mà hiện nay chỉ còn
thấy ở nhóm tháp Bằng An (Điện Bàn – Quảng Nam).
Bị đổ nát quá lâu trước khi khai
quật, và vậy rất khó hình dung về kiến trúc của nhóm tháp. Sự phát hiện 3
nền tháp nằm theo truc Bắc – Nam, với tháp trung tâm ở giữa ch thấy có mối liên
hệ nào đó giữa nhóm Tháp Chánh Lộ với các nhóm tháp khác cũng được xây dựng
thành ba nhóm tháp theo trục bắc – nam, với tháp trung tâm ở giữa cho thấy có
mối liên hệ nào đó giữa nhóm Tháp Chánh Lộ với các nhóm tháp khác cũng được xây
dựng thành 3 nhóm tháp theo trục bắc - nam như: Đồng Dương, Chiên Đàn,
Khương Mỹ (Quảng Nam) và Hoài Lai (Ninh Thuận). ở các nhóm 3 tháp, theo nhà
nghiên cứu P.Ste, bao giwowfthaps nam cũng cổ nhất (về phong cách) rồi mới đến
tháp trung tam và tháp bắc. vì sao các nhóm kiến trúc 3 tháp bao giờ cũng là
tháp nam (chứ không phải là tháp trung tâm) cũng được xây trước?
Đây là một bí ẩn mà đến nay chưa một
nhà khoa học nào tìm ra lời giải.
Tháp Chánh Lộ có nền tháp hình bát
giác, liệu phần trên có hình chóp như tháp Bằng An ( cũng có phần đế - thân
hình bát giác) hay không? Đế tháp và dĩ nhiên thân Tháp Chánh Lộ có hình bát
giác ( như tháp Bằng An) trông giống hệt những chiếc cột bát giác của những
ngôi nhà đền ở khu di tích Phật giáo Đồng Dương và khu tháp Pô Nagar. Vậy ở đây
có mối liên hệ nào? Những câu hỏi khó giải đáp này vẫn còn để ngỏ sau gân một
thế kỷ nghiên cứu tháp Chăm.
Tuy vậy điều đặc biệt đáng lưu ý ở
Tháp Chánh Lộ là giá trị của các hiện vật điêu khắc đá ( tương, pù điêu, bi ký,
lanh – tô, mi cửa có chạm khắc,…) tìm thấy trong cuộc khai quật năm 1904 của
Parmentier và được bổ sung bởi cuộc khai quật năm 1998 của viện khỏa cổ học
Việt Nam.
Trong số gần 100 hiệ vật này, đẹp và
thu hút sự chú ý nhiều nhất của các nhà nghiên cứu là nhóm tượng hình người như
tượng thàn Brahma, thần Shinva, nữ thần “Uma (vợ thần Shinva), thần giữ đền
Dvarapala, vũ nữ Apsara, thủy quái Makara và các tượng, phù điêu động vật:
ngỗng thần Hamsa, chim thần Garuda, rắn thần Naga, sư tử, Gajasimha (đầu voi
mình sư tử)... Một số hình tượng và phù điêu mà H Parmentier thu được hiện đang
được trưng bày tại bảo tàng điêu khắc Champa Đà Nẵng, và đây là nhóm hiện vật
khó có thể bỏ qua của bất cứ cuộc khảo sát, nghiên cứa nào về nghệ thuật Champa
Điểm nổi bật của các tượng, phù điêu
tìm thấ ở Tháp Chánh Lộ, cũng như các tượng, phù điều tìm thấy ở nơi khác mong
phong cách Tháp Chánh Lộ là: trong khi vẫn còn phảng phất bóng dáng của phong
cách Mỹ Sơn E1 với những đường nét trau chuốt khuôn khổ, đường nét, mang đậm cảm
giác ngẫu hứng sáng tạo của nghệ nhân, là cho các pho tượng và phù điêu trở nên
sống động, giàu ấn tượng và biểu cảm, hình thành rõ nét một phong cách nghệ
thuật mới, độc đáo mà J.Boisselier và nhiều nhà nghiên cứu gọi là “phong cách
Chánh Lộ”.
Quan sát cụm tượng linga – Yni Chánh
Lộ, bên cạnh những đường nét chạm trổ công phu, trau chuốt, tuôn thủ bố cục, tỷ
lệ nghiêm ngặt, đã thấy xuất hiện nơi bệ Yoni vành đai vú căng tròn, nảy nở,
tràn đầy sức sống. còng tượng thần giữ đền Dvaraala thì kich thước to lớn gấp
đôi người thường, mạnh mẽ và sẵng sàng trong tư thế ‘ người bảo vệ’, hòa hợp
độc đáo với các vũ công chắc khỏe đang thể hiện sa đắm một vũ điệu đầ hoan lạc.
Tượng thủy quái Makara thể hiện 1
con quái vật với con mát lồi to, miệng há và răng lởm chởm, 2 bên miệng là 2
tượng người, một đàn ông, một đàn bà. Sự đối chọi quyết liệt nhưn lại nằm trong
một chỉnh thể hòa hợp nghệ thuật giữa một bên là con quái vật hung hăng, đe
dọa, một bên là cái tĩnh tại, trầm lắng đầ nội lực của người đàn ông với cánh
tay cầm đóa sen đưa lên ngực, và người đàn bà với những đường nét thanh tú đã
gợi cho những người chiêm ngưỡng nhiều ý tưởng sâu xa về cuộc đấu tranh giữa
thiện và ác; về sự tồn tại của bóng tối và ánh sáng trong chính mỗi con người,…
Tháp Chánh Lộ và phong cách Chánh Lộ
trong kiến trúc và điêu khác Chăm đã đang và sẽ còn thu hút sự quan tâm đáng kể
của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
H-Tháp Yang Prong
Cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng
100km về phía tây, tháp Yang Prong nằm ở xã Ea Rốk, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
là ngọn tháp Champa duy nhất trên mảnh đất Tây Nguyên, thường được gọi là “Thần
vĩ đại”, có giá trị lịch sử với lối kiến trúc độc đáo.
Từ xa nhìn lại, tháp Yang Prong
huyền bí được khu rừng cổ thụ bao bọc, những tán cây xòe rộng che mát cả di
tích. Cảm giác đầu tiên nhiều người đến đây phải thốt lên là ngọn tháp có vị
trí tuyệt đẹp, khung cảnh hoang sơ, thiên nhiên vẫn còn nguyên không như những
ngôi tháp Champa ở các tỉnh khác. Tháp Yang Prong được phát hiện vào những
năm đầu thế kỷ XX bởi nhà dân tộc học người Pháp tên Henri Maitre. Nhà khoa học
này đã khảo tả về xây dựng tháp trong cuốn sách Les Jungles Moi tương đối chi
tiết. Căn cứ chất liệu, kiến trúc và đặc biệt là những dòng ký tự cổ, các nhà
khoa học đều khẳng định tháp được vua JAYA SIMHAVARMAN(CHẾ MÂN) xây dựng vào
khoảng cuối thế kỷ XIII, thời kỳ phát triển cực thịnh của người Champa trên Tây
Nguyên, cách nay hơn 700 năm.
Theo tiếng cư dân địa phương thì
Yang có nghĩa là “thần”, Prong là “chức vụ cao nhất”, vì vậy Yang Prong được
hiểu là “Thần tối cao”, “Thần vĩ đại”. Tháp có lối kiến trúc hình vuông, xây
bằng gạch, nhưng điều kỳ lạ là người ta không tìm thấy mạch vữa hay chất liệu
kết dính nào giữa các lớp gạch này. Tháp cao 9m, mỗi mặt tường rộng 5m, diện
tích lòng tháp khoảng 5m2, tháp có một cửa ra vào duy nhất mở về hướng đông, ba
mặt tường còn lại đều có cửa giả. Chóp tháp được tạo thành bởi các lớp gạch xếp
chồng lên nhau thu nhỏ dần; nền tháp làm bằng những phiến đá xanh mài nhẵn với
nhiều kích cỡ.
I-Tháp Vân Thạch Hòa
Trang trí bệ thờ Chăm ở Văn Thạch
Hòa (Phong Điền)
Địa điểm: Xóm Cồn Chùa, thôn
Vân Trạch Hòa, xã Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vân Trạch
Hòa là tên gọi chung của một quần thể phế tích kiến trúc Chăm nằm trên địa bàn
xóm Cồn Chùa, thôn Vân Trạch Hòa, xã Phong Thu, huyện Phong Điền. Quần thể di
tích kiến trúc này đã bị đổ nát từ lâu. Các điều tra báo cáo được biết đến phế
tích Vân Trạch Hòa với một số tác phẩm điêu khắc được H. Parmenier đưa vào danh
mục “Thống kê và miêu tả các di tích Chàm ở Trung Kỳ” xuất bản năm 1919. Tháng
8 năm 1999, Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Tổng hợp Tỉnh đã chính thức khai quật.
Vân Trạch Hòa là một tổng thể phế tích kiến trúc lớn, gồm nhiều công trình kiến
trúc chính, các công trình kiến trúc liên quan nhưng cuộc khai quật này chỉ
dừng lại trên một công trình kiến trúc nơi đã phát hiện ra bệ thờ năm 1991 và
tổ chức điều tra, thám sát một số phế tích kiến trúc liên quan. Kết quả khai
quật đã làm xuất lộ 3 công trình kiến trúc; phục dựng được bình đồ của công
trình kiến trúc chính và hai bình đồ tháp phụ phía Bắc. Về hiện vật thu được:
01 chiếc đế kê bệ thờ; 2 bệ thờ; 3 mảnh tượng khắc tạc hình đầu voi, đầu tu sĩ,
tu sĩ hai tay chắp trước ngực; 1 bệ Yony – Linga; 2 bệ Yony; 1 chiếc đá bệ cửa;
2 thanh đá hình trụ khối dài, 4 chiếc chân tảng… đặc biệt, có 4 hiện vật kim
loại màu vàng, dát mỏng, một mảnh có hình hoa 7 cánh xòe cân xứng, 3 mảnh còn
lại hình không rõ ràng. Với mặt bằng kiến trúc hiện biết, có thể thấy đây là
loại hình kiến trúc tôn giáo. Niên đại của phế tích Vân Trạch Hòa vào khoảng
cuối thế kỷ IX đầu thế kỷ X.
K-Tháp Mỹ Khánh
Địa điểm: Thôn Mỹ Khánh, xã
Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tháp Mỹ Khánh được phát hiện ngày
18-4-2001. Bảo tàng Tổng hợp Thừa Thiên Huế tiến hành đào thám sát ngày
3-5-2001. Ngày 29-6-2001 Bộ Văn hoá Thông tin ra quyết định số 1533/QÐ-BVHTT
cho phép Sở Văn hoá Thông tin Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện Khảo Cổ học tiến
hành khai quật từ ngày 5 đến ngày 21-9-2001. Tháp Mỹ Khánh nằm ở độ sâu 5m so
với mặt đất, lọt thỏm giữa vùng cát trắng ven biển, một vị trí rất hiếm đối với
các tháp Chăm được phát hiện và còn tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đánh
giá của các nhà chuyên môn, tháp Chăm Mỹ Khánh có niên đại sớm nhất trong những
tháp Chăm hiện nay, niên đại xác định theo PPC14 là 750+-40 năm TK VIII. Tháp
Mỹ Khánh kiến trúc hình chữ nhật,dài 8,22m, rộng 7,12m,giật cấp thu nhỏ dần
phần thân tháp phía trên, thuộc nhóm tháp lùn trong nghệ thuật kiến trúc
Champa. Tháp Mỹ Khánh được xếp hạng là di tích cấp quốc gia theo Quyết định số
52/2001QÐ - BVHTT ngày 28-12-2001.
L-Tháp Mẫn
Đợt khai quật kéo dài từ nay đến
30.9, trên diện tích 500m2. Tháp Mẫm (hay còn gọi tháp Mắm) là di tích nổi
tiếng của di sản văn hóa Champa trên đất Bình Định. Những năm 1934, 1935, J.Y
Clayer - nhà khoa học Pháp và Hội Nghiên cứu Đông Dương từng phát hiện tại đây
nhiều hiện vật quý như tượng Drapalla, chim thần Garuda, rắn Naga, Makara...Năm
2002, hai bức tượng voi và sư tử lại được tìm thấy ở tháp Mẫm, mỗi tượng nặng 2
tấn. Tháp Mẫm, với giá trị kiến trúc, điêu khắc độc đáo của mình, được xem là
một trong những đại diện tiêu biểu của nghệ thuật Chăm – Bình Định qua khái
niệm “phong cách tháp Mẫm”. Hiện Bảo tàng Điêu khắc Chăm (Đà Nẵng) có một phòng
chuyên đề trưng bày 67 hiện vật, niên đại từ tk XII - tk XV gọi là phòng Tháp
Mẫm.
Về một số tượng, phù điêu phát hiện
ở tháp Mẫm
Nằm ở phía Bắc chùa Thập Tháp, giữa
suối Bàn Khê và sông Quai Vạc thuộc địa phận thôn Vạn Thuận, f. Nhơn Thành, tx
An Nhơn, tháp Mẫm giờ chỉ còn là một gò đất um tùm xoài, mít với lởm chởm gạch
vụn và đất sỏi.
Tượng đá ở Tháp Mẫm.
Nguồn gốc và tên gọi:
Gò tháp Mẫm do ông Mắm cai quản, nên
người dân Vạn Thuận gọi gò tháp Mẫm là gò ông Mắm. Vì thế có người lầm tưởng
tên gọi tháp Mẫm là phiên âm từ tiếng Mắm, song thực tế thì vậy mà không phải
vậy.
Theo bà con thôn Vạn Thuận kể lại
thì gò này từ lâu đã thuộc đất vườn của nhà họ Nguyễn, do ông Nguyễn Mai (đã
chết) cai quản. Từ gò này, ông Nguyễn Mai khai thác củi, trồng cây trái thu hoa
lợi để cúng giỗ từ đường họ Nguyễn - một dòng họ lớn ở thôn Vạn Thuận.
Ông Nguyễn Mai lấy bà vợ người Đập
Đá làm nghề bán mắm dạo, nên người ta gọi là Ông Mắm, bà Mắm, lâu dần thành
quen. Khi bà Mắm mất, ông Mai lấy vợ lẽ là bà Huỳnh Thị Hạ, hiện giờ có nhà ở
ngay gò tháp Mẫm.
Theo lời kể của thầy Thích Mật Hạnh
trụ trì chùa Tân An, bà Huỳnh Thị Hạ vợ ông Mắm và nhiều cụ cao niên khác, thì
gò Tháp Mẫm đã có từ trước chứ không liên quan gì đến tên ông Mắm. Các cụ kể,
năm 1934 có một đoàn khảo cổ dùng xe, máy khai quật Gò Ông Mắm, lấy đi nhiều
tượng đá và cổ vật quí hiếm. Sau đó, người dân tiếp tục đào lấy gạch về xây
nhà, còn đá xanh thì cạy về làm hòn đá mài hoặc kê ang nước. Sư thầy chùa Tân
An cũng lấy được một ít gạch về xây chùa. Còn giới sưu tầm đồ cổ thì tiếp tục
lén lút đào bới tìm tượng quí.
Năm 2002, khi dùng xe cơ giới xúc
đất ở Gò tháp Mẫm làm đường bê tông, người ta đã phát hiện được 2 tượng sư tử
và voi - sư tử ở hai hố khác nhau, mỗi tượng nặng gần hai tấn, hiện được trưng
bày tại Bảo tàng Tổng hợp Bình Định.
Tượng voi- nhìn chính diện-Những
hiện vật vô giá
Theo các tài liệu để lại thì cuộc khai quật qui mô năm 1934,
1935 mà bà con thôn Vạn Thuận chứng kiến là do nhà khảo cổ học J.Y Clayes và
Hội nghiên cứu Đông Dương thực hiện.
Đợt khai quật này đã thu được rất
nhiều hiện vật đẹp, phong phú như tượng, phù điêu các vị nam thần, nữ thần, vũ
nữ, tượng Drapalla, tượng phật, chim thần Garuda, Naga, sư tử, voi,
Makara...được chạm khắc rất công phu mang tính nghệ thuật cao đem trưng bày ở
Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng
hiện có riêng một phòng tháp Mẫm, trưng bày 67 hiện vật, niên đại từ thế kỉ XII
- XV có nguồn gốc xuất xứ từ tháp Mẫm, trong đó có một số tượng nổi bật, như:
Tượng thần sáng tạo Brahma, một
trong ba vị thần quan trọng nhất của Ấn Độ giáo.
Brahma là thần sáng tạo, một trong ba
vị thần quan trọng nhất của Ấn Độ giáo. Đôi khi Brahma còn được xem là thần của
sự thông thái.
Nghệ thuật truyền thống thể hiện
Brahma ở dạng phù điêu với bốn đầu, bốn tay cầm bốn vật tượng trưng. Mỗi cái
đầu của thần được xem như tượng trưng cho một pho kinh Veda. Vật cưỡi của thần
là chú ngỗng Hamsa. Mặc dù là một trong ba vị thần tối cao, ở Ấn Độ Brahma ít
được thờ cúng hơn so với hai vị thần còn lại là Vishnu và Shiva.
Tượng Gajasimha, hay còn gọi là voi
- sư tử, là con vật thần thoại Ấn Độ. Thông thường, đầu voi tượng trưng cho sự
thông thái của các thần và mình sư tử thể hiện uy quyền của các vua. Năm 2002,
nhân dân Nhơn Thành cũng đã tình cờ phát hiện thêm tại tháp Mẫm một tượng có
hình dạng và kích thước gần giống như tượng này.
Tượng thần Shiva, vị thần phức tạp nhất, và đồng thời có
nhiều quyền năng nhất trong số các vị thần Ấn Độ giáo. Thông thường người ta
biết đến Shiva như là vị thần hủy diệt, đồng thời cũng là thần sáng tạo. Ngoài
ra, theo thần thoại Ấn Độ, Shiva còn là vị thần của những vũ điệu (dõng chúa),
thần sơn cước, thần chết. Shiva được thờ cúng rộng rãi dưới hình dạng một
linga.
Tác phẩm này thể hiện Siva trong tư
thế ngồi xếp bằng, trên mình có sợi dây rắn Naga quấn qua vai. Mặc dù phần đầu,
hai cánh tay phụ, một phần tay phải trước và những vật cầm tay đã bị gãy vỡ,
tác phẩm vẫn còn rõ những chi tiết chạm trổ cầu kỳ, tinh xảo thể hiện qua các
đồ trang sức trên cổ, tay và trang phục. Tác phẩm mang phong cách Tháp Mẫm, tuy
nhiên motip chuỗi ngọc trai gợi nhắc đến phong cách Mỹ Sơn A1, một ví dụ điển
hình cho khuynh hướng kế thừa những chi tiết của các phong cách nghệ thuật đi
trước của các tác phẩm điêu khắc Champa.
Tượng thủy quái Makara. Theo thần
thoại Ấn Độ, thủy quái Makara là vật cưỡi của thần đại dương Varuna. Trong điêu
khắc Chăm, Makara còn được gọi là rồng, thường hay được thể hiện thành một cặp
đôi đối xứng nhau, đặt ở lối vào các ngôi đền, giữ gìn sự yên tĩnh, tôn nghiêm
cho nơi thờ cúng, trú ngụ của các vị thần linh. Tác phẩm Makara ở tháp Mẫm này
là một tượng tròn, ở tư thế nằm, được cách điệu với sự pha trộn nhiều chi tiết
của nhiều con vật khác nhau, hai chân trước cùng đầu vươn cao, lòng bàn chân mở
ra phía trước tạo nên tư thế vừa ngộ nghĩnh vừa hung dữ.
Tượng Garuda có mình người, mỏ và
cánh của chim nhưng đầu và chân lại giống sư tử. Chim đứng xòe cánh, tay phải
cầm một con rắn hai đầu, miệng ngậm đuôi rắn, chân phải đạp lên một đầu rắn
khác.
Tượng Rồng được thể hiện ở dạng
tượng tròn, tư thế nằm, hai chân trước đặt hướng về trước, hai chân sau đưa
ngược lên về sau tạo nên dáng vẻ rất ngộ nghĩnh. Chiếc vòng lục lạc đeo ở cổ
khắc họa thêm nét sinh động, vui tươi. Đầu rồng có vẻ chưa tương xứng với toàn
bộ bố cục tác phẩm. Các chi tiết tinh xảo trên mình, đầu và đuôi rồng là sự kết
hợp của nhiều con vật khác nhau. Toàn bộ tác phẩm thể hiện sự khéo léo,óc sáng
tạo,tính hài hước các nghệ sĩ Chăm.
Thông thường, rồng được thể hiện
thành một cặp đôi, đặt song song trước lối ra vào của tháp Chăm. Hiện vật còn
lại cùng cặp với hiện vật này đang được trưng bày tại bảo tàng Guimet ở Paris.
Trong số các tượng, phù điêu mang
phong cách tháp Mẫm còn có hai tác phẩm khá độc đáo là phù điêu thần Siva bốn
tay và tượng chim thần Garuda.
Phù điêu thần Siva 4 tay hiện được
trưng bày ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là một trong những tác phẩm đẹp. Ở
đây, thần Siva ngồi trong tư thế hai chân chùng xuống, hai cánh tay của thần
đưa lên đầu trong tư thế rất đặc biệt. Đầu đội miện có gắn những hạt cườm chạy
quanh trên đỉnh miện. Giữa trán có đính huệ nhãn - đó là con mắt thứ ba để thần
nhìn thấu suốt về cuộc sống hiện tại và tương lai. Hai hàng lông mày của thần
được kéo dài từ tâm trán đến vành tai, hai tai chảy dài đến cằm và đeo những
vòng trang sức, đặc biệt cổ thần Siva đeo cườm nổi. Hai tay còn lại của thần,
tay trái cầm cây đinh ba có cán, tay phải cầm một thanh kiếm. Cổ tay và hai
cánh tay cũng được trang trí nhiều vòng ngọc quí.
Quanh bụng thần Siva đeo một vòng
cườm, phần dưới có đeo một dây thắt lưng và mặc sampot chảy dài từ bụng đến gót
chân, giống hình chiếc lưỡi uốn cong. Đây là đặc trưng trang phục trong điêu
khắc tháp Mẫm. Trên sampot được trang trí những hoa văn hình tam giác và hình
zich - zắc, loại hoa văn này ngày nay vẫn còn lưu lại trên vải dệt của một số
dân tộc ít người ở Cao Nguyên miền Trung Việt Nam. Phía sau lưng thần là một
tấm dựa lưng được trang trí theo hình ngọn lửa, đây là một bố cục mới lạ trong
nền điêu khắc Champa mà trước đó chưa hề thấy xuất hiện. Tác phẩm này có niên
đại thế kỷ XII.
Phù điêu thần Siva có 4 tay đang
trưng bày tại Bảo tàng điêu khắc Champa Đà Nẵng là một trong những tác phẩm đẹp
và có giá trị, góp phần làm phong phú kho tàng nghệ thuật điêu khắc Chămpa mang
phong cách tháp Mẫm - đó là giai đoạn mà nền điêu khắc Champa đạt đến trình độ
cao trong cách tả thực.
Tượng chim thần Garuda còn có một
tiêu bản khác khá đẹp, được chạm khắc trong tư thế đứng, cao 0,96m, hai tay giơ
lên, nắm chặt hai rắn Naga để lộ hai bàn tay mạnh mẽ, dứt khoát, mặt nhìn thẳng
về phía trước, trên đầu trang trí ba chuỗi cườm nổi vòng qua trán chạy dài đến
cổ. Trán chia đôi bởi một gờ nổi bổ dọc từ đỉnh đầu xuống cổ, nhô cao, hai mắt
tròn mở to để lộ sống mũi cao.
Cách thể hiện chim thần Garuda mang
phong cách Bình Định khác với Garuda ở Trà Kiệu, đó là hoa văn trang trí cầu
kỳ, hoa nhiều cánh, có những hình xoắn móc, dây lưng thường đính những hạt viền
tròn, cách điệu cao giống như một con thú. Còn phong cách Trà Kiệu là loài có
lông vũ, hình thức thể hiện mũ hay niệm trên đầu là những hình lá đề xếp thành
từng tầng.
Rõ ràng với tượng chim thần Garuda,
phù điêu thần Siva và một loạt tượng, phù điêu khai quật được ở tháp Mẫm đã
minh chứng một cách thuyết phục rằng nghệ thuật điêu khắc đá của người Champa
xưa trên đất Bình Định đã đạt đến đỉnh cao và mang một phong cách riêng. Phong
cách ấy được các nhà nghiên cứu gọi là phong cách tháp Mẫm, đại diện cho khuynh
hướng thẩm mỹ và phong cách tháp của cả tỉnh Bình Định, không thua kém gì với
phong cách tháp Po-na-ga Khánh Hòa.
Hiện nay các tiêu bản chim thần
Garuda mang phong cách Bình Định có một số được bảo quản tại các di tích tháp
Champa ở Bình Định và Bảo tàng Bình Định, một số khác đang được lưu giữ ở Bản
tàng lịch sử Việt Nam ở Hà Nội, Bảo tàng lịch sử tại TP. Hồ Chí Minh và Bảo
Tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng.
Mặc dù tháp Mẫm đã phế tích từ khi
nào, và lý do ra sao, chưa ai giải thích được, song qua những gì mà các nhà
khảo cổ phát hiện được, họ đã xếp tháp Mẫm thuộc niên đại từ thế kỷ XI đến thế
kỷ XIII và là tháp đại diện cho khuynh hướng thẩm mỹ và phong cách tháp Bình
Định, gọi là phong cách tháp Mẫm, song hành cùng phong cách tháp Po-na-ga Khánh
Hòa.
Ngày nay, đường lên gò tháp Mẫm khá
thuận lợi nhờ nó nằm gần QL 1A và có đường bê tông bằng phẳng rộng lớn.Tháp mẫn
giờ đã trở thành phế tích chỉ còn trong các tư liệu khảo cổ và viện bảo tàng.
M- Tháp Bà Nha Trang
Tháp
Bà nằm ở phía bắc thành phố Nha trang khoảng 4, 5 cây số, trên một ngọn đồi cao
cách mặt bể độ chừng 50 thước, được gọi là núi Cù Lao cạnh cửa sông lớn đổ ra
biển Đông. Con sông này vốn mang khá nhiều tên theo thời gian là sông Cái, sông
Ngọc Hội và cuối cùng là sông Nha trang. Nha trang mà thành phố biển này mang
tên có nguồn gốc từ tiếng Chàm Eatran hay Yatran mà ra. "Ea" hay
"Yja" hay "Ya": có nghĩa là nước là sông; còn
"tran": là lau sậy, vì hai bên bờ sông toàn là lau sậy. (Có lẻ dân ta
về sau biến chữ "tran" thành "trảng" như trảng bom, trảng
bàng vv... chăng?) Như thế Eatran hay Nha trang có nghĩa là "con sông sậy",
thuộc vùng Kauthara của Champa mà tổ tiên ta tiếp thu vào năm 1653. Một điều
đáng ghi nhận là hiện nay đồng bào thượng Rhadé hay Êđê vùng Ban Mê Thuột vẫn
dùng nhiều từ ngữ gốc Chàm và vẫn gọi nước hay sông là Ea. Như thế cho thấy sự
liên hệ của họ với người Chàm xưa cũng gần gũi lắm.
Dưới
chân núi Cù Lao về phía đông, cạnh quốc lộ số 1 vốn là bến xe ngựa ở thời Pháp
thuộc cho đến thời đệ Nhất Cộng hòa, về sau theo sự tăng tiến kỹ thuật trong đời
sống, xe ngựa được thay thế bằng xe lam rồi xe buýt Renault. Bên kia quốc lộ là
Xóm Bóng hay Xóm Chài, vì xóm này nguyên được lập nên bởi những người chuyên
làm nghề đồng bóng ở tháp Bà (tiếng Chàm gọi là patjao), và về sau ngư phủ người
Việt tập trung sinh sống quanh đấy càng ngày càng đông. Vào thời cao điểm của
cuộc chiến vào khoảng năm 1969, công binh quân đội Đại hàn làm một xa lộ mang
tên là "Cải lộ tuyến" hay "xa lộ Đại hàn" đi tắt từ phía bắc
đèo Rù Rì đến Thành, và từ đó các chuyến vận tải xuyên Việt không còn phải chạy
cạnh chân Tháp Bà, qua cầu Xóm Bóng, cầu Hà Ra để vào thành phố như trước.
Trong
những năm cuối của thời Pháp thuộc, vùng phía bắc của Tháp Bà như Đồng Đế, Ba
Làng vv.. vẫn còn hoang vu lắm. Việc đi thăm hay cắm trại ở Hòn chồng, bãi
Dương là những dịp hãn hữu; còn việc lễ bái ở tháp thì chỉ náo nhiệt nhất là
vào dịp tết âm lịch. Lý do dễ hiểu là thời ấy thành phố Nhatrang còn bé và việc
đi lại còn lắm khó khăn, và chẳng ai có nhu cầu gì để phải đi xa như thế. Có lẻ
nguồn giải trí lành mạnh của dân Nha thành vừa tiện lợi và ít tốn kém vẫn là
bãi biển cát trắng và nước biển trong xanh bên cạnh.
Toàn bộ
Tháp Bà được xây dựng khoảng từ đầu thế kỷ thứ 8, thời mà dân Việt vẫn còn bị
Tàu đô hộ (dựa vào niên đại những bia ký dựng ở tháp) và tiếp tục được phát triển
và trùng tu cho đến thế kỷ thứ 13. Thế kỷ thứ 8, cũng là thời kỳ vua Chàm ở
phía bắc là Vikrantavarman II thôn tính vùng Kauthara (Khánh hòa) của các tiểu
vương Chàm ở phía nam, nhưng vẫn chưa tiến chiếm hết vùng Panduranga (Ninh và
Bình thuận).
Mặt tiền
của các tháp đều hướng ra biển Đông. Tổng thể kiến trúc gồm ba tầng, đi từ dưới
lên trên. Tầng thấp ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa.
Từ đấy có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa, nơi đây hiện chỉ còn hai
dãy cột chính bằng gạch hình bát giác, mỗi bên 5 cột có đường kính hơn 1 thước
và cao hơn 3 thước. Ở hai bên các dãy cột lớn có 14 cột nhỏ và thấp hơn, và tất
cả lại nằm trên một nền bằng gạch cao hơn 1 thước. Dựa vào cấu trúc này người
ta cho rằng đây vốn là một tòa nhà rộng lớn có mái ngói, là nơi để khách hành
hương nghỉ giải lao và sắm sửa lễ vật trước khi lên dâng cúng ở các điện bên
trên. Từ tầng giữa này, lại có một dãy bậc thang bằng gạch dốc hơn dẫn lên tầng
trên cùng, cũng là nơi các tháp được xây dựng, ngay trước mặt ngôi tháp chính.
Những bậc thang này từ lâu đã không hề được xử dụng. Bậc thang bằng đá ong mà
ta thấy hiện nay ở phía nam tháp Bà rộng lớn hơn được xây vào thập niên 60 do
nhu cầu du lịch gia tăng.
Ở tầng
trên, có hai dãy tháp được bao quanh bởi bốn bức tường đá mà nay chỉ còn lưu lại
tường phía tây và nam mà thôi. Dãy tháp phía trước chỉ có 3 ngôi, và dãy phía
sau vốn có dấu vết của 3 ngôi tháp khác, thế nhưng nay chỉ còn một. Tháp thờ
chính khá lớn và cao khoảng 23 thước, là tháp Po Nagar, mà ta hay gọi là tháp
Bà. Nguyên thủy chính là tháp thờ thần Parvati, vợ của Shiva (hay Xiva). Trên đỉnh
tháp có tượng thần Shiva cỡi thần ngưu Nandin, và các tượng linh vật như chim
thiên nga, dê, voi vv. Mặt ngoài tường tháp lại được trang trí bởi những hình
điêu khắc vào đá như những vũ công, kẻ chèo thuyền, kẻ xay gạo hay kẻ đi săn với
cung và tên. Cửa chính ở phía đông dẫn vào một tiền sảnh, ở hai bên cửa có hai
trụ đá được khắc truyền ký, đỡ một phiến đá hiønh thuẩn có khắc hình nữ thần
Durga đang múa giửa hai nhạc công. Bên trong tháp thì âm u và mát lạnh. Cuối
tháp có một bệ thờ bằng đá bên dưới tượng Bà Po Nagar với mười cánh tay. Hai
bàn tay dưới đặt trên hai đầu gối, các bàn tay khác thì cầm những vât dụng như
đoản kiếm, mũi tên, chùy và cây lao ở bên phải và chuông, đĩa, cung và tù và ở
bên trái.
Trên
các bia ký lưu lại ở tháp, nếu ghi bằng chữ Phạn cổ thì tên của Bà là Bhagavati
Kautharesvati, và ghi bằng chữ Chàm thì gọi đầy đủ là Yang Po Inư Nagar, theo
đó thì "Yang" là Thần; "Pô" là tôn kính, là ngài; Inư là mẩu,
là mẹ; và Nagar: xứ sở, đất nước. Người thượng tây nguyên vẫn còn duy trì những
lễ cúng "Yang" (mà ta hay gọi là cúng Ông Giàng: có nghĩa là Thần đất,
thần rừng) rất công phu tốn kém hằng năm. Nói gọn lại là Đức Thần Mẹ Đất Nước.
Như thế Bà được tôn thờ vừa là Thổ mẫu, vừa là Nông thần vì đã dạy dân biết
cách trồng trọt và làm ruộng. Tượng thờ của thần Po Nagar thực ra cứ bị quân
xâm lăng tàn phá hoặc đánh cắp mãi. Bia đá ở tháp Bà còn ghi năm 918 vua
Indravarman II dựng pho tượng Bhagavati (tức Po Nagar) bằng vàng, pho tượng này
về sau bị người Chân Lạp (Khmer) xâm lăng cướp đi vào năm 950, và đã được thay
thế bằng tượng bằng đá. Năm 1203 tháp Po Nagar lại bị quân Chân Lạp chiếm đóng
tàn phá lần nữa, và 7 năm sau vua Paramesvara varman II mới giải phóng được
Champa cho trùng tu lại. Nhưng rồi loạn lạc vẫn tiếp diễn liên miên, cho đến gần
đây pho tượng Bà vốn được tạc từ gỗ trầm hương, lại bị người Pháp cướp đi vào
năm 1946, về sau được dân địa phương thay thế bằng một tượng khác mang màu sắc
Việt, còn được gọi là Thánh mẫu Thiên Y A Na.
Những
Tháp Thờ Khác
Bên cạnh
tháp chính về phía nam khoảng 20 thước là một ngôi tháp khác bé và ít trang trí
điêu khắc hơn, cao chừng 12 thước, có lẻ là tháp thờ thần Shiva. Cách ngôi này
cũng về hướng nam là một tháp còn nhỏ hơn ngôi thứ hai. Bên trong tháp không có
bệ thờ mà chỉ có một linga (thạch trụ), và đây là tháp thờ thần Ganesa, thân
người đầu voi, con của Shiva. Nhiều tác giả cho rằng linga là linh tượng có
hình thù dương vật tượng trưng cho Shiva, dựa theo sự diễn dịch của Tây phương
hơi thiên về tình dục. Điều này là một sự ngộ nhận đáng tiếc. Thực ra linga
tiêu biểu là một trụ đá thấp có ba phần khác nhau tượng trưng cho ba linh thể:
phần dưới là hình vuông tượng trưng cho Brahma, phần giữa hình bát giác tượng
trưng cho Vishnu, và phần trên cùng hình tròn tượng trưng cho Rudra (hay còn gọi
là Shiva). Vì thế ta nên gọi là "linh thạch trụ" thì thích hợp hơn.
Ở dãy
tháp phía sau có một ngôi tháp tương đối ít hư hại nhất ở mạn bắc, với mái dài
hình yên ngựa. Kiểu mái này chỉ thấy bắt đầu ở những tháp vùng Đồ Bàn - Vijaya
(Bình định ngày nay) sau khi kinh đô được dời xuống từ Mỹ sơn, Trà Kiệu ở thế kỷ
thứ 11. Ở tường lại có những hình điêu khắc như thần điểu Garuda, sư tử, các
tiên nữ Apsara, xà thần Naga. Chính dưới nền của tháp này trong khi tu sửa đầu
thế kỷ 20, thực dân Pháp đã khám phá và cuổm mất một kho tàng được cất dấu gồm
những vật cúng dường bằng vàng và bạc.
Huyền
Thoại Việt Về Po Nagar
Có khá
nhiều huyền thoại về nữ thần Po Nagar tùy theo ảnh hưởng cương thịnh từng thời.
Khi tháp Bà rơi vào thay người Việt và biến thành Thiên Y Thánh Mẫu thì vào năm
1856, Phan Thanh Giản cho khắc một truyền thuyết đầy màu sắc Việt lên bia đá được
dựng ở tháp, và toàn văn bài bia Tháp cổ Thiên Y đã được chép lại vào sách Đại
Nam Nhất Thống Chí. Theo đó xin được tóm tắt đại khái như sau: Xưa trong vùng Đại
Điền có hai vợ chồng già trồng dưa hấu sinh sống. Khi dưa chín thì về đêm cứ bị
phá trộm. Ông lão rình và thấy một cô gái mới lớn dùng dưa để đùa giởn dưới
trăng. Ông lão vặn hỏi thì biết là trẻ mồ côi bèn đem về làm con nuôi, và hai vợ
chồng rất thương yêu cô gái. Một ngày mưa lụt lớn, nhớ chốn cũ ở Tam thần Sơn,
cô nhập vào một khúc gổ kỳ nam đang trôi về phương bắc. Dân phương bắc thấy gổ
thơm trôi giạt đua nhau gắng sức kéo về nhưng không nổi. Thái tử đang ở tuổi
20, con của vua cai trị nghe tin liền tìm đến bải biển và lạ thay một mình
khuân được gổ về cung. Từ đấy thường vổ về cây kỳ nam và bồi hồi ngẩn ngơ. Bỗng
một đêm thấy có bóng một cô gái diễm kiều hiện ra, thái tử vội nắm tay giử lại
gặn hỏi và biết được sự tích. Thái tử tâu rõ mọi chuyện với vua cha và được vua
cho kết hôn. Hai vợ chồng sinh được hai đứa con, trai tên là Trí và gái là Quý.
Một thời gian sau lại nhớ chốn cũ ở phương nam, vợ thái tử dắt hai con nhập vào
gổ kỳ nam trôi về cửa Cù Huân, rồi lần về núi Đại Điền nhưng ông bà lão trồng
dưa đã qua đời. Bà liền lập đền thờ. Từ đó bà dạy dân trong vùng biết cách trồng
lúa. Về sau Bà còn cho đục đá ở núi Cù Lao tạc tượng bà, rồi giửa ban ngày bà
thăng thiên biến mất.
Thái tử
mãi sau cho người kéo thuyền đi tìm vợ, nhưng bọn người này khi đến cửa Cù Huân
lại hiếp đáp dân lành và khinh miệt linh tượng, nên chợt có một trận cuồng
phong nổi lên đánh úp thuyền biến thành một tảng đá to. Từ đó dân làng thấy Bà
hiển linh thường cỡi voi trắng đi dạo trên đỉnh núi với tiếng sấm vang động. Có
khi bà cỡi tấm lụa bay giữa không trung hay cỡi cá sấu trong vùng dảo Yến, núi
Cù. Dân trong vùng bèn xây tháp thờ trên núi Cù Lao, cầu khấn việc gì cũng linh
ứng. Tháp giửa thờ Chúa Tiên (tức Thần Thiên Y), tháp bên trái thờ vợ chồng lão
trồng dưa, bên phải thờ thái tử. Phía sau lập đền nhỏ thờ hai ngừơi con. Người
Chàm tôn Bà là Ana Diễn Bà Chúa Ngọc Thánh Phi. Triều Nguyễn phong tặng Hồng
Nhân Phổ Tế Linh Ứng Thượng Đằng Thần và cử ba người dân làng Cù Lao làm Từ
phu.
Câu
chuyện trên của cụ Phan cốt để giải thích một cách thi vị các nhân vật được thờ
ở tháp Bà, và nó cũng tương tự như truyền thuyết nàng Mưjưk của người Chàm hiện
đang được truyền tụng ở vùng Ninh thuận và Bình thuận. Khi ảnh hưởng Hồi giáo
phát triển vào các thế kỷ 14 và 15 thì các huyền thoại về Thánh Mẫu lại biến đổi
theo màu sắc Muslim với tên là Đại nữ thần Mơ-mai-sahai-cadông.
Các
Bia Ký Lịch Sử
Khu
tháp Bà còn lưu lại nhiều bia ký cổ nhất của người Chàm. Bergaigne, một nhà khảo
cứu người Pháp đã liệt kê các bia ký theo thời gian như sau: Nhóm A: trên bia
đá hình lục giác, do vua Satyavarman dựng năm 781 ghi chuyện tháp bị giặc biển
đốt phá năm 774, việc xây dựng tượng thần Sri Satya Mukhalinga vào năm 784.
Nhóm B: do vua Vikrantavarman III ghi lại công lao xây dựng của các tiên vương.
Hai nhóm C và D: do vua Vikrantavarman II ghi các lễ vật dâng cúng chư thần.
Nhóm E ghi việc vua Indravarman II dựng pho tượng Bhagavati (tức Po Nagar) bằng
vàng vào năm 918 (thực ra chữ Bhagavati chỉ là tiếng xưng tôn kính, chứ chẳng
phải là tên thần, mà tác giả Ngô Văn Doanh ở trong nước hiểu nhầm); pho tượng
này về sau bị người Khmer xâm lăng cướp đi, và đã được thay thế bằng tượng bằng
đá vào năm 965. Bia đá ở hai bên cửa của tháp chính ghi việc cúng ruộng và dân
công nô lệ cho nữ thần. Bia ở phía nam của tháp chính ghi việc vua (Jaya)
Harivarman I ca tụng thần Yang Po Nagar vào năm 1178. Bia ở phía bắc tháp chính
ghi việc dựng đền thờ thần Bhagavati Matrilingesvara vào năm 1256.
Ngoài
ra còn bia đá dựng năm 1050 của vua Paramesvara varman I ghi việc tái lập tượng
Bà, việc dâng cúng ruộng đất và nô lệ đủ sắc tộc: người Campa (Chàm), Kvir
(Khmer), Lov (Tàu), Pukan (Mã), Syam (Xiêm) vv... Bia của vua Rudra varman III
(Chế Củ) dựng năm 1064 ghi việc xây cổng tháp rất tốn kém, và liệt kê những cống
phẩm quí giá. Bia năm 1143 ghi lời xưng tụng Bà. Bia năm 1165 của vua
Indravarman IV ghi việc dâng cúng một kim mão cho nữ thần Bhagavati Kautha resvati
(Dựa vào lời ghi này ta có thể tạm dịch là "Đức thánh mẫu vùng
Kauthara" và so sánh với các bia khác, có thể đoán là người Chàm chỉ thờ
thần Parvati như Thánh Mẫu của từng địa phương; ví dụ ở Phú Yên và Ninh thuận cũng
có tháp thờ Thánh Mẫu của vùng đó, chứ chưa hẳn là ở mức độ toàn xứ Chiêm
thành, như tác giả Ngô Văn Doanh quyết đoán). Các bia sau cùng ở thế kỷ 13 hay
14 tiếp tục ghi những vật dâng cúng Bhaga vati.
Với ảnh
hưởng sâu đậm của văn hóa Ấn độ, khu tháp Bà ban đầu được người Chàm xây dựng để
thờ các vị thần Brama, Vishnu và Shiva của Ấn Độ giáo; nhưng họ lại đặc biệt
tôn thờ các thần Parvati hay Uma là những hoá thân nữ của thần Shiva, được xưng
tụng là Po Nagar (Thánh Mẫu) để cầu mong Bà che chở cho dân tộc Chàm. Bà còn được
xưng danh là Thánh Mẫu Thiên Y Ana.
N-Tháp Đôi Liễu Cốc
Địa điểm: Thôn Bàu Tháp, xã
Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tháp Đôi Liễu Cốc là một công trình
đặc trưng của văn hóa Chămpa, tồn tại không còn nguyên vẹn.
Nhìn vào bình đồ Tháp Đôi dễ nhận
thấy hai tháp, một tháp lớn, một tháp nhỏ. Tháp lớn: Chân móng vùi lấp dưới
lòng đất, gạch, hiện nay chưa xác định nền móng ban đầu của tháp. Chiều cao xác
định được từ cos diềm tháp đến cos bắt đầu của chân móng là 4m. Bên trong tháp
ở phía Tây còn lưu giữ một đoạn vòm cuốn gạch của đỉnh tháp, đặc trưng kết cấu
thể hiện trong các công trình kiến trúc – văn hóa tôn giáo Chăm. Ở tường ngoài
tháp có các khoảng tạo hình lõm, chia mặt chính tháp thành hệ thống bổ trụ. Nền
tháp lát và bó vỉa bằng gạch, tường tháp dày 1,60m, diện tích lòng tháp còn lại
trên 9m2. Tháp nhỏ: Chất liệu và kỹ thuật xây dựng giống tháp lớn, lòng tháp
còn lại khoảng 7,5m2. Tháp Đôi Liễu Cốc được xây dựng gần nhau trên hai trục
song song hướng Đông – Tây, lối vào tháp ở phía Đông.
O-Mười tháp Champa trong kinh thành Vijaya bị con người tàn phá
Chùa Thập Tháp Di Đà tọa lạc ở khu
phố Vạn Thuận, phương Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Theo quốc lộ
I từ Quy Nhơn ra Quảng Ngãi, qua khỏi thị trấn Đập Đá, đến cầu Vạn Thuận, có
con đường bên trái khoảng 200m dẫn vào chùa.
Tên chùa “Thập Tháp” là nguyên trước đây trên khu đồi này có
10 ngôi tháp Champa, nằm trong kinh thành Vijaya Vương Quốc Champa. Chính nơi
đây đã in đậm gần 500 năm vàng sơn của vương quốc Champa. Là trung tâm kinh tế,
văn hóa, chính trị bật nhất của dân tộc Champa. Năm1471, Lê Thánh Tôn cất đại
quân hơn 250.000 người sang đánh Champa, trong đó 100.000 đi bằng đường thủy,
150.000 đi bằng đường bộ. Đại quân nhà Lê chiếm cửa Thị Nại rồi tiến về Đồ Bàn.
Vua Trà Toàn sai em là Po Kaprih dẫn đội tượng binh gồm 5.000 người ra đối chọi
nhưng bị đánh bại, Vua Trà Toàn rút vào cố thủ thành Đồ Bàn.
Thành Vijaya thất thủ vào ngày 2
tháng 3 năm 1471 sau bốn ngày giao tranh. Vua Champa là Trà Toàn bị bắt sống và
bị giết trên đường chở về Thăng Long. (05/03/ Al) Trong cuộc tiếp kiến,
Vua Trà Toàn xin vua Lê chỉ làm tội một mình ông và tha cho người dân Champa.
Trên đường về tới Nghệ An, Trà Toàn bị giết. Lê Thánh Tôn sai cắt đầu Vua Trà
Toàn treo ở đầu thuyền và cho khắc chữ "Cổ Chiêm Thành ngươn ác Trà Toàn
chi thủ". Ít nhất hơn 60.000 người Champa bị giết và 30.000 bị bắt
làm nô tỳ cho quân Đại Việt. Kinh thành Vijaya bị phá hủy hoàn toàn, người dân
bị tàn sát vô tội vạ, trong đó có 10 ngôi tháp này bị phá hủy. Đây là cuộc tàn
sát đẫm máu nhất của đại việt đối với champa. Hoàng tộc champa chạy sang
malacca khoảng 20.000 trốn thoát bằng thuyền qua cửa đầm thi nại, trong đó có
con vua trà toàn là Indravarman và bàn la trà ko lai (Pau liang). Sau cuộc chính biến lịch sử này rất
nhiều người di cư chính trị Champa đã đến các vùng đất Mã Lai an bình , một số
khác thì tới Melaka . Cũng trong đoàn người di cư đó là hai hoàng tử con vua
Champa Trà Toàn , đó là Indravarman và Pau Liang. Bằng chứng được tìm
thấy chứng minh sự gắn kết lịch sử giữa Champa và Mã Lai là Al-kisah 29 trong
đó đã kể lại câu chuyện về một người Nakhoda Champa có tên là Sayyid Ahmad đã
làm bạn cùng Hang Tuah ( một anh hùng rất nổi tiếng trong lịch sử Mã Lai) và
cùng đến Inderapura (Pahang Malaysia) để trốn Tun Teja đến Melaka. Sức mạnh
Champa được chứng minh là lớn hơn cả vùng Pahang sau khi được giúp đỡ của người
anh hùng Melaka trốn khỏi Tun Teja. sự có mặt của Nakhoda Champa tại Melaka và
Pahang này lại được chứng minh bằng một cơ sở chắc chắn sau khi tìm được trong
Al-kisah ke-34 nói về cuộc hôn nhân giữa một công chúa thuộc dòng tộc Champa
với một quy tộc ở Melaka. ( theo Sejarah
Melayu Champa +Ban La Tra Toan memerintah di ibu kota Sri Vini (Sri Raja Than
Ton). Setelah Kota Vijaya jatuh. Raja Champa pun mati terbunuh. Dengan
kejatuhanibu ota Vijaya ini ramai pelarian politik Cham yang menuju ke daerah
Melayu yang selamatk, antara lain ke Melaka. Yang termasuk
dalam pelarian itu ialah dua orang putera raja Champa, iaitu Indravarman dan
Pau Liang di atas. Gambaran Sejarah Melayu tentang Champa terdapat dalam
Al-Kisah ke29 yang menceritakan seorang Nakhoda Champa yang bernama Sayyid
Ahmad bersahabat dengan Hang Tuah pergi ke Inderapura (Pahang) untuk melarikan
Tun Teja Ke Melaka. Kekuatan Champa berdasarkan fakta jelas lebih besar
daripada perahu Pahang hingga dapat menolong pahlawan Melaka itu melarikan Tun
Teja. Kehadiran tokoh Nakhoda Champa di Melaka dan di Pahang dapat dihubungkan
pula dengan wujudnya pedagang Champa di Banten seperti yang diceritakan oleh
Sejarah Melayu dalam Al-Kisah ke-34 menceritakan perkahwinan seorang puteri
keturunan Champa dengan anak seorang pembesar Melaka.) khoảng 30000 người chạy
sang lào và campuchia sau cuộc tàn sát đẫm máu này. Lê Thánh Tôn giải tán vương
quốc Champa. Thủ đô chính trị, hành chánh và tín ngưỡng của vương quốc Bắc
Champa . Vijaya bị đổi thành Đồ Bàn và cấm người Champa đến cư ngụ. Cũng chính
nơi đây xảy ra cuộc thanh trừng đẫm máu nhất của Nguyễn ánh với cuộc khởi nghĩa
tây sơn. Hiện nơi đây vẫn còn một hòn đá" Chém" được đăt dưới
chân phật Adi Đà. Phía sau chùa vẫn còn một tháp, gọi là tháp mẫn đã bị con
người tàn phá, hướng nam chùa là tháp cánh tiên còn hiện hữu. Tên “Di Đà” là
danh hiệu đức Phật giáo chủ cõi Cực lạc. Di Đà cũng có nghĩa là lý tính, bản
giác của chúng sinh. Tập hợp các ý nghĩa trên, tổ đình mang tên Thập Tháp Di Đà
Tự.
Chùa tổ đình
Thập Tháp Di Đà gắn với tên tuổi vị khai sơn là Thiền sư Nguyên Thiều. Nhiều tư
liệu ngày nay cho biết ông họ Tạ, tự là Hoán Bích, người huyện Trình Hương, phủ
Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. ông sinh năm Mậu Tý (1648), năm 19
tuổi xuất gia ở chùa Báo Tự.
Năm 1677, ông theo thuyền buôn của người Trung Quốc đến phủ
Quy Ninh, nay thuộc tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 28 km, dựng
thảo am thờ Phật A Di Đà. Năm1683, chùa đã dùng gạch đá của 10 ngôi tháp
đổ champa dựng lên ngôi chùa.
Chùa đã trải qua 16 đời truyền thừa
với nhiều vị thiền sư danh tiếng như: Thiền sư Liễu Triệt, Thiền sư Minh Lý, Thiền
sư Phước Huệ …Thiền sư Phước Huệ đã được tôn làm Quốc sư. Ngài đã được mời vào
giảng kinh trong hoàng cung nhà Nguyễn từ đời vua Thành Thái đến vua Bảo Đại, giảng
dạy Phật pháp ở Phật học đường Trúc Lâm và Tây Thiên (Huế) từ năm 1935.
Từ ngoài vào, đi dọc theo hồ sen đến
cổng chùa, đó là hai trụ biểu vuông cao, trên đặt hai tượng sư tử ngồi uy nghi,
nối một vòng cung, phía trên có gắn hai chữ "Thập Tháp". Sau cổng là
tấm bình phong, mặt đắp nổi long mã phù đồ đặt trên bệ chân quỳ.
Chùa kiến trúc theo kiểu chữ “Khẩu”;
gồm ngôi chính điện, đông đường (giảng đường), tây đường (nhà Tổ) và nhà phương
trượng.
Ngôi chính điện do Thiền sư Liễu
Triệt cho trùng kiến vào năm 1749. Ngôi chính điện ngày nay mái thẳng, lợp ngói
âm dương, trên nóc có lưỡng long tranh châu.
Phật điện được bài trí tôn nghiêm,
chính giữa thờ tượng Tam Thế Phật, Chuẩn Đề, Ca Diếp, A Nan; khám thờ Bồ tát
Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng đặt hai gian hai bên điện Phật; hai vách tả hữu
đặt tượng Thập Bát La Lán, tượng Thập Điện Minh Vương, Hộ Pháp, Tổ sư Đạt Ma và
Tổ sư Tì Ni Đa Lưu Chi. Hầu hết các tượng thờ đều được tạc vào thời Thiền sư
Minh Lý trụ trì (1871-1889).
Chùa đã được chúa Nguyễn Phúc
Chu ban tấm biển "Sắc Tứ Thập Tháp Di Đà Tự" treo giữa cửa chính ngôi
chính điện, Hòa thượng Mật Hoằng trùng khắc lại năm 1821. Đại hồng chung (đúc
năm 1893) và trống lớn được đặt ở hai đầu hành lang.
Phía sau chính điện có tấm bia ghi
bài minh Sắc tứ Thập Tháp Di Đà Tự bi minh do cư sĩ Dương Thanh Tu biên soạn,
Hòa thượng Minh Lý lập năm 1876.
Nhà phương trượng nằm sau ngôi chính
điện do Quốc sư Phước Huệ cho xây vào năm 1924. Nhà Tổ ở phía Nam, nối ngôi
chính điện và nhà phương trượng, thờ Tổ khai sơn Nguyên Thiều và chư vị trụ
trì, chư Tăng quá cố và chư Phật tử quá vãng.
Đối diện nhà Tổ là giảng đường, ở
đây có bảng gỗ ghi bài "Thập Tháp Tự Chí" do Thị giảng Học sĩ phủ An
Nhơn Võ Khắc Triển soạn năm 1928, ghi lại lịch sử khai sáng, quá trình xây dựng
và truyền thừa của ngôi tổ đình Thập Tháp.
Đặc biệt, chùa còn lưu giữ 2.000 bản
khắc gỗ dùng in kinh Di Đà sớ sao, Kim Cang trực sớ, Pháp Hoa khóa chú ... Bộ
Đại Tạng Kinh do Tổng trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tứ cúng dường còn 1.200 quyển
kinh, luật, luận và ngữ lục. Chùa còn lưu giữ bộ Đại Tạng Kinh Cao Ly và
bộ Đại Tạng Kinh Đài Loan.
Vườn tháp Tổ nằm ở phía Bắc với 20
ngôi tháp cổ kính an trí nhục thân của các vị trụ trì và chư tôn túc trong
chùa. Sau chùa, còn có tháp Bạch Hổ và tháp Hội Đồng..
Chùa
Thập Tháp Di Đà là ngôi tổ đình danh tiếng vào bậc nhất ở miền Trung.
P-Tháp Phú Diên
Nằm trên dải cát ven biển thuộc xã
Phú Diên, huyện Phú Vang, tháp Champa được phát hiện, khai quật vào năm 2001
sau nhiều thế kỷ bị vùi lấp trong cát. Đây là một trong những kiến trúc độc đáo
của dân tộc Champa, là di tích có giá trị lớn về khoa học, lịch sử, văn hóa và
du lịch.
Đến Phú Diên, men
theo con đường cát dẫn ra biển, khu di tích tháp Champa Phú Diên hiện ra với
tòa tháp cổ rêu phong, trầm mặc được bao bọc cẩn thận bởi một nhà kính khung
sắt, gợi mở nhiều điều về nền văn hóa của dân tộc Cham. Tháp nằm lọt thỏm, cách
mặt đất khoảng 10m, có hình đồ kiến trúc hình chữ nhật hướng Đông - Tây. Mặt
bằng lớp dưới cùng của tháp dài 8,22m, rộng 7,12m, càng lên cao càng giật cấp
thu nhỏ dần với các phần khác nhau: móng, chân tháp, thân và diềm mái…
Theo kết quả nghiên
cứu, tháp Champa Phú Diên thuộc nhóm tháp lùn trong nghệ thuật kiến trúc
Champa. Đây là nhóm tháp khởi đầu của kiến trúc tôn giáo Champa trước khi
chuyển sang xây dựng bằng vật liệu có tính bền vững. Với niên đại thuộc thế kỷ
thứ VIII, cụm kiến trúc tháp Champa xã Phú Diên được coi là có niên đại sớm
nhất trong lịch sử kiến trúc tháp Champa hiện nay. Đó là dấu nối quan trọng
chứng minh cho sự xuyên suốt, phát triển có hệ thống trong nghệ thuật kiến trúc
tháp Champa – một nền văn hóa phát triển rực rỡ.
Nằm trên địa bàn
được coi là vùng đất cổ của cư dân Champa, cụm kiến trúc tháp Champa Phú Diên
đã cung cấp thêm những hiểu biết khác nhau như vật liệu kiến trúc, kỹ thuật xây
dựng, nghệ thuật trang trí kiến trúc... Đây là điểm đến thú vị cho du khách, đặc
biệt là những ai quan tâm đến văn hóa, lịch sử Champa. Đến đây, du khách sẽ
hiểu thêm sự độc đáo của tháp cổ và càng mến phục bàn tay tài hoa của các nghệ
nhân, nhất là những đường nét của kỹ thuật chạm khắc trên gạch của người Champa
xưa.
Q-Tháp Pôrômê
Tháp Pôrômê thuộc thôn
Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
Được coi là phiên bản của
tháp PôKlông Garai. Có thể thấy sự thừa hưởng có tính sáng tạo rất rõ nét ở
công trình nghệ thuật kiến trúc này. Trong đó, Linga tám tay với khuôn mặt của
vua thần hóa Pôrômê là một ví dụ. Hình bà Thu Chí (bà Trinh Nữ), vợ của vua ở
miếu thờ với bộ ngực tròn, đầy đặn, nở nang và đôi mắt vô cùng sống động của một
cô gái Chăm cũng nói lên điều đó. Công trình là một tổng
thể hai tháp: tháp chính thờ vua Pôrômê và tháp phụ thờ Hoàng Hậu.
Tháp Pôrômê được xây dựng khá muộn, nằm toạ lạc trên một ngọn
đồi cao khoảng 50m, cách thị xã Phan Rang - Tháp Chàm 15km về phía Nam. Tháp được
xây dựng ở đất Champa vào cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17. Khu tháp này có 3 ngọn
tháp nhưng nay chỉ còn một cây tháp chính thờ Pôrômê, còn tháp phụ phía sau thờ
Hoàng hậu và tháp bên phải thờ thần Hoả đã bị huỷ hoại hoàn toàn. Tháp chính
Pôrômê về bố cục và hình dáng giống tháp PôKlông Garai nhưng nhỏ hơn một chút,
cao chừng 18m, cạnh chân dưới 8m, các đường gờ ngang và cột ốp dọc ít hơn, các
tượng gắn với tháp chỉ có ở hai tầng dưới. Theo các cụ già ở đây truyền lại rằng,
tháp này vốn của Po Mun Taha là bố vợ của Pôrômê. Sau này Pôrômê được bố vợ
truyền ngôi nhờ có nhiều công và được thờ trong tháp này.
Mặt chính của tháp quay về hướng Đông ( hướng mặt trời mọc),
trên cửa chính có các tầng hình vòng cung, dưới các hình vòng cung được trang
trí bởi hình tượng thánh Siva và hình ngọn lửa, ở các cửa giả có hình các vị thần
bằng đá trong tư thế ngồi, khuôn mặt các vị thần mang đậm nét bản địa. Tháp có
ba tầng mái tuân theo mẫu cổ, mỗi tầng có 4 tháp góc, trên đỉnh mỗi tháp góc có
trang trí búp sen bằng đá và hình ngọn lửa trang trí ở 4 góc. Trong mỗi hốc giả
là hình ảnh một vị thần đang ngồi chắp tay trong tư thế cầu nguyện. Bên trong
tháp chính có thờ hình tượng vua Pôrômê được tạo từ một Linga có 8 tay. Bên góc
lối đi vào tháp có tượng thần bò Nadin được tạc từ một phiến đá xanh đen. Công
trình ở phía sau tháp là nơi thờ hoàng hậu. Khu mộ táng của vua Pôrômê rất gần
với công trình phụ này.
Ðây là nơi chôn cất do chính vua Pôrômê chọn. Năm 1992, tháp
Pôrômê đã được công nhận di tích.
R-Tháp Po Sah Inư
Đến Bình Thuận, du
khách khó có thể bỏ qua một điểm du lịch hấp dẫn với vẻ đẹp hoang sơ, bí ẩn và
tâm linh. Đó là tháp Po Sah Inư hay còn gọi là Tháp Chăm Phố Hài.
Tháp Po Sah Inư là một
nhóm di tích đền tháp Chăm còn sót lại của Vương quốc Champa xưa, nằm trên đồi
Bà Nài, thuộc phường Phú Hài, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7 km về hướng
đông-bắc.
Nhóm đền tháp Po Sah
Inư được xây dựng cách đây hơn 1.200 năm đến nay chỉ còn 3 tháp chính, vừa, nhỏ, hay còn gọi là Tháp A, tháp B, Tháp C. Tháp
từng là biểu tượng thời cực thịnh của vương quốc Chăm từ thế kỷ thứ VIII đến
thế kỷ thứ IX. Ở đây là nơi thờ thần Shiva, sau đó thờ thêm công chúa Po Sha
Inư. Ngoài ra, thần lửa và bò thần Nandin cũng được thờ tại tháp.
Du khách có thể ngắm nhìn, thưởng thức cảnh đẹp khi đến điểm
du lịch này.
Đến với tháp Po Sah Inư, du khách có thể cảm nhận được kiến
trúc tháp độc đáo, tinh tế của các cụm tháp. Điêu khắc theo cách trang trí đặc
trưng của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ bí. Tháp tọa lạc trên đồi
Bà Nài, đỉnh cao nhất là lầu Ông Hoàng được nhiều người biết đến qua thi ca Hàn
Mặc Tử.
Từ trên cao nhìn xuống xung quanh ngắm nhìn cảnh đẹp thiên
nhiên. Phía trước là biển xanh, phía sau hướng về thành phố Phan Thiết. Khách
du lịch khi đặt chân đến sẽ thấy thư thái bởi tháp nằm trên vùng có địa thế đẹp,
có cơ hội khám phá vùng đất tâm linh và thưởng thức cảnh đẹp hữu tình..
Hiện nay, tháp Po Sah Inư được công nhận là di tích cấp quốc
gia và là một điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều khách thăm quan bởi vẻ đẹp
nguyên thủy, thêm phần linh thiêng. Tại đây, còn giữ lại các di tích thờ cúng của
người Chăm xưa.
S-Bí ẩn di tích tháp Poklong Garai, Ninh Thuận
Di tích tháp Pô Klong Garai là quần thể tháp Chàm được xây dựng
vào khoảng cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14, nằm trên đồi Trầu, (Phan Rang, Tháp
Chàm, Ninh Thuận). Đây là một công trình độc đáo, được công nhận là di tích kiến
trúc nghệ thuật và điêu khắc Chăm. Quần thể này gồm ba tháp: Tháp chính (nơi
vua ở, cao 20,50 m, dài 13,80 m, rộng 10,71 m đây là tháp để thờ phượng và hành lễ trong
năm); Tháp lửa (bếp lửa của vua, cao 9,13 m, dài 8,18 m, rộng 5 m) và Tháp cổng
(nơi vua tiếp khách, cao 5,65 m, dài 5,10 m, rộng 4,85 m) được xây dựng để thờ
vua Pô Klong Garai (Pô Klong Garai là tên gọi của dân tộc Chăm đối với Vua
SINHAVARMAN III (tên hiệu tiếng Phạn) trị vì, từ 1152 đến 1205, vị vua có công
lớn trong việc xây dựng hệ thống dẫn thủy ở địa phương. Truyền thuyết của người
Chăm về sự tích tháp Pô Klong Garai như sau: xưa kia, tại vùng Ninh Thuận, có 2
vợ chồng già người Chăm không có còn. một hôm, ông bà đi qua bến dâu phía trên
đập Nha Trinh và thấy một cái bọc trôi lềnh bềnh giữa sông. Ông già vớt cái bọc
lên, mở ra thấy một bé gái rất xinh. Ông bà rất đỗi vui mừng, đem bé gái về
nuôi. Thắm thoát, đứa bé đã lớn khôn và thường theo bố mẹ nuôi vào rừng kiếm củi.
Một hôm, trời nắng gắt, cô gái khát nước, mà khu rừng, nơi ba người đang hái củi
lại không có khe suối gì cả. ông già khuyên cô ngái ráng chịu, về nhà sẽ uống
nước. không chịu nổi cơn khát, cô gái lén đi tìm nước uống. Đi một quãng xa, cô
thấy một tảng đá rất to, ở giữa tảng đá có 1 vũng nước trong vắt. cô gái mừng rỡ,
cúi xuống lấy tay vục nước uống ngon lành. Khi ông bà già tìm thấy cô gái thì
vũng nước tự nhiên cạn dần. Ba người cho là điềm lạ, đành quay về. Từ hôm đó, tự
nhiên cô gái thụ thai. Tới tháng, tới ngày, cô sinh được một bé trai mình mẩy
ghẻ lở trông hết sức kinh tởm. Ông bà già rất quý cháu, nuôi nấng cháu rất cẩn
thận, và đặt tên cháu là Pô Ong. Lên 7 tuổi, Pô Ong chăn bò cho nhà vua. Ngày
nào cũng nhự ngày nào, đàn bò Pô Ong chăn dắt đều đặn ăn no và về chuồng đầy đủ.
Một hôm, vì mãi chơi cùng bọn trẻ chăn bò, Pô Ong để lạc 1 con bò trong đàn. Chạy
tìm kiếm khắp nơi mà không thấy, Pô Ong liền trèo lên một ngọn cây cao để nhìn
và thấy con bò của mình đang bị cột trong vườn một ngôi nhà to lớn. Mừng quá,
Pô Ong liền tụt xuống đất, làm cây cho cây rung chuyển. Cái cây bỗng trở nên đỏ
chói, và biến thành một con rồng. Con rồng đứng yên, nhìn chàng trai một cách
kính cẩn. Pô Ong nhờ một người lớn dẫn mình đến xin lại con bò. Không ngờ, chủ
ngôi nhà to đẹp ấy là một vị thầy Cả có cô con gái xinh đẹp. Thấy Pô Ong ghẻ lở
đầy mình, cô gái thưa với cha là hãy trả bò cho anh ta và đuổi anh ta đi. Nhưng
vị thầy cả, thấy trên người Pô Ong có nhiều tướng lạ thì rất vui mừng. Ông lại
nói cho con gái biết điều đó, và hứa gả con gái mình cho Pô Ong. Ông còn an ủi
Pô Ong rằng, đến ngày lành tháng tốt những vẻ xấu xí bên ngoài của chàng sẽ biến
mất. Một thời gian sau, Pô Ong kết thân với 1 người bạn tên là Pô Klong Chanh
và rủ nhau đi buôn trầu. Thường ngày 2 người đội thúng trầu về nghỉ ở một chỗ
và thay phiên nhau về nhà lấy cơm ra cùng ăn (sau này tháp được xây dựng trên một
ngọn đồi có tên là đồi Trầu, phải chăng vua Pô Klong Garai xưa kia buôn trầu
thường nghỉ tại đây?). Một hôm, đến lượt Pô Klong Chanh đi lấy cơm, Pô Ong nằm
nghỉ, rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Khi Pô Klong Chanh trở lại, thì thấy
cảnh tượng lạ: một con rồng đang liếm khắp thân mình ghẻ lở của Pô Ong nhờ vậy
biến đi hết. Pô Ong trở thành chàng trai đẹp lạ thường. Pô Klong Chanh đứng
nhìn mãi không chán. Pô Ong thức dậy. chàng đỡ lấy gói cơm và chia cho Pô Klong
Chanh một nửa. Pô Ong cầm tàu lá chuối, rạch 2 nửa bằng nhau, một cho bạn, một
cho mình để đựng cơm. Vì bị rạch đôi mà ngày nay lá chuối bao giờ cũng có 2 nửa
giống nhau, và chổ Pô Ong rach là sống của lá. Một ngày kia, nhớ tới chàng trai
chăn bò mình đầy ghẻ lở, vị thầy Cả tìm đến để kết thân. Pô Ong nhận cô con gái
thầy cả làm vợ mình. Được ít lâu, nhà vua băng hà nhưng không có hoàng tử kế vị.
Triều đình lo nghỉ mà không có kế gì hay. Bỗng con voi trắng của hoàng cung phá
chuồng chạy đến chỗ Pô Ong ở, quỳ xuống đưa vòi ra tỏ ý mời. Tưởng con vật cầu
chuyện gì, Pô Ong bèn nhảy lên mình voi. Con voi trắng từ từ đứng dậy rồi đưa
chàng về phía kinh thành. Khi đi qua sông Đà Rằng con voi dừng lại uống nước.
Nhân cơ hội đó, Pô Ong bỏ trốn. Nhưng con voi rống lên từng hồi chạy tìm cho được
Pô Ong. Bất đắc dĩ, Pô Ong phải trèo lên lưng voi để nó chở đi. Dân chúng thấy
hết sức vui mừng rủ nhau đi theo sau voi thành một đoàn người dài vô tận. Đến
kinh đô, Pô Ong được tôn làm vua. Nhưng có người tỏ ra không phục, vì vua vốn
chỉ là một anh chăn bò bẩn thỉu. Vua buồn qua, bỏ lên núi đi tu. Nhưng vua bỏ
đi, trong nước xảy ra nhiều tai biến như mất mùa, dịch bệnh… vì thế triều đình
và dân chúng lại lên núi rước vua về cung làm vua. Do có sự việc này, dân chúng
mới gọi là Pô Klong Garai (vị vua trở lại) Pô Klong Garai là vị vua anh quân.
Ngài có tài dẫn thuỷ nhập điền. Ruộng vườn, trước kia khô cạn, nhờ có ngài mà
tươi tốt. Dân chúng no ấm hơn xưa. Ngài cho làm một chiếc bè bằng thân cây chuối,
đặt ít đất lên bè rồi thả bè trên sông Dinh, đọc thần chú cho bè trôi ngược
dòng. Bè đi đến Nha Trinh, ngài hô: "Dừng lại". Lập tức bè chìm xuống,
biến thành cái đập lớn chắn ngang sông. Ngài chỉ cho dân đào 2 con mương ở hai
bên để dẫn nước vào ruộng mà ngày nay vẫn còn gọi là mương Chăm. Nữ đào mương
bên phải, Nam đào mương bên trái. Vì cứ lo đi chọc ghẹo các cô gái, nên bên nam
đào mương rất chậm. Con mương bên trái, vì thế đành bỏ dở không dụng được. Vua
Pô Klong Garai là người mưu trí. Truyền rằng, lúc ngài được mọi người tôn lên
làm vua, quan đại thần Pô Dam không phục, cho ngài là tên chăn bò vô tài. Để
đánh bại kẻ dèm pha mình, ngài liền thi tài xây tháp với Pô Dam. Ngài đã đốc
thúc dân chúng xây một khu tháp đồ sộ và xong trước tháp Pô Dam. Một lần, người
Khơme xâm chiếm lãnh thổ Chiêm thành, Pô Klong Garai ra điều kiện xây thi xây
tháp. Nếu ngài xong trước thì người Khơme phải rút quân về, còn nếu ngài thua
thì phải nhượng đất cho họ. Ỷ vào số đông và tài xây tháp của mình, người Khơme
nhận lời thách. Pô Klong Garai truyền cho dân chúng lấy tre làm khung, lấy giấy
phết làm gạch. Chờ người Khơme sắp hoàn thành tháp của họ, nhân đêm tối ngài
cho dựng mấy cây tháp bằng tre, giấy lên. Sáng sớm tinh sương, người Khơme ngủ
dậy, thấy tháp của người Chăm đã mọc lên sừng sững. họ đành chịu thua và rút
quân về nước. Sau khi đã lo cho dân được ấm no, vua Pô Klong Garai hoá thân về
trời và trở thành vị thần che chở cho dân chúng. Nhớ ơn vua, dân chúng tạc tượng
ngài, thờ trong ngôi tháp , mà chính ngài đã dựng lên trong cuộc đọ tài với Pô
Dam. Từ đó ngôi tháp mang luôn tên ngài tháp Pô Klong Garai. Di tích tháp Pô
Klong Garai gắn liền với tín ngưỡng truyền thống của đồng bào Chăm ở địa
phương. Hằng năm, nhân dân Chăm đều tổ chức các ngày lễ hội ngay tại tháp để tưởng
nhớ đến công ơn của vị vua Pô Klong Garai . Mỗi năm, đồng bào Chăm có bốn lễ hội
đặc biệt với những nghi thức riêng, bao gồm: Lễ Đầu năm (vào tháng giêng theo lịch
Chăm) là lễ mở cửa tháp để bắt đầu một năm mới với những thành quả mới của dân
tộc mình; Lễ cầu mưa (vào tháng 4 theo lịch Chăm) là lễ cầu cho mưa thuận gió
hòa, mùa màng tốt tươi. Lễ hội Katê (tổ chức vào tháng 7 theo lịch Chăm), đây
cũng được xem là lễ Tết lớn nhất trong năm của đồng bào Chăm. Trong lễ hội
Katê, tất cả những người Chăm hiện đang sinh sống ở nhiều miền quê khác nhau đều
hội tụ đông đủ về đây để gửi gắm những tâm sự thiêng liêng của mình và của gia
đình đối với tổ tiên. Trong suốt 3 ngày diễn ra lễ hội, du khách đến tham quan
còn được thưởng thức điệu múa quạt, vũ điệu siva thướt tha dịu dàng của các cô
gái Chăm cùng với nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo khác. Cuối
cùng là Lễ Chabun (tổ chức vào tháng 9 theo lịch Chăm) đây là ngày lễ cha, theo
tín ngưỡng của đồng bào Chăm. Nếu có dịp ghé thăm khu di tích Tháp Pô Klong
Garai , du khách sẽ được thưởng thức những đường nét ngoạn mục
V-Tháp Pô Đam
- Hiện nay trên bia di tích: “Nhóm đền tháp Pô Đam (Pô Tằm)
được xây dựng từ thế kỷ IX thuộc phong cách Hòa Lai – một trong những phong
cách kiến trúc nghệ thuật sớm của vương quốc Champa. Trong nhóm có 6 tháp, hiện
nay bị đổ 2 tháp còn 4 tháp đang trong tình trạng xuống cấp. Tháp chính thờ bộ
sinh thực khí Linga-Yoni bằng chất liệu đá xanh đen nguyên khối. Khác với tất cả
các tháp Chăm khác, ở đây tất cả 6 tháp đều trổ cửa chính về hướng Nam. Từ năm
1995-1998, tháp chính được trùng tu tôn tạo nhằm giữ lại những nét kiến trúc
nghệ thuật độc đáo của phong cách Hòa Lai…”.
Nhóm đền tháp Pô Tằm (còn gọi là Pô Đam) tọa lạc dưới chân
núi Ông Xiêm thuộc xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong. Đây là nhóm đền tháp hiện còn ở
miền Trung có niên đại sớm nhất, đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di
tích quốc gia vào năm 1996. Đầu tháng 10/2012, trong quá trình thi công công
trình bảo vệ di tích, công nhân ở đây tình cờ phát hiện hai bức tường cổ. Theo
tiến sĩ Lê Đình Phụng (Viện khảo cổ Việt Nam), di tích vừa phát hiện có giá trị
quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử kiến trúc tháp cổ của nền văn hóa Champa.
Hai bức tường cổ vừa được phát hiện nằm ở hướng Đông, đoạn giữa
nhóm tháp Bắc và nhóm tháp Nam, ở độ cao 37m so với mực nước biển. Mỗi tường
cao 190 cm, dày 65 cm, khoảng cách trong lòng giữa hai tường là 246 cm. Trong
lòng có nhiều lớp gạch đặt bằng phẳng được cho là lối dẫn lên tháp. Ngay sau
đó, Bảo tàng Bình Thuận đã cho đình chỉ thi công để tiến hành khảo sát kiến
trúc khảo cổ học, phục vụ công tác nghiên cứu. Thạc sĩ Nguyễn Xuân Lý – Giám đốc
Bảo tàng Bình Thuận cho biết: “Qua nghiên cứu thì chúng tôi thấy hai bức tường
này có kiểu xây, chất kết dính và cách xây của nó hoàn toàn giống như các nhóm
tháp ở đây, có niên đại nửa cuối thế kỷ thứ 8 cùng thời gian với nhóm tháp Pô Tằm.”
Theo các nhà khoa học, việc phát hiện hai bức tường cổ này rất
có giá trị. Đường dẫn này cho thấy những công trình ở tháp được xây dựng đúng
theo truyền thống tinh thần tôn giáo của Ấn Độ khi du nhập vào đời sống tinh thần
của người Chăm. Đó là hệ thống cửa được xây bằng gạch và quay về hướng Đông. Tiến
sĩ Lê Đình Phụng (Viện khảo cổ) nói: “Việc phát hiện ra hệ thống tường gạch dẫn
lên khu đền tháp Pô Đam giúp cho các nhà khoa học có một nhận thức mới về hệ thống
tháp này trong tổng thể của những kiến trúc di tích Chăm. Trước hết, kiến trúc
hiện còn một phần và tường dẫn lên cho thấy cái tháp đã đổ là tháp chính của
nhóm đền tháp Pô Tằm. Những công trình còn tương đối nguyên vẹn và những công
trình đã được trùng tu là những công trình phụ liên quan đến tháp chính.”
Ngày 16/10, Trung tâm nghiên cứu khảo cổ (Viện phát triển bền
vững vùng Nam Bộ) cũng đến tìm hiểu kiến trúc cổ mới được phát hiện dưới chân
tháp Pô Tằm. Theo Bảo tàng tỉnh Bình Thuận, tới đây, các cơ quan chuyên môn sẽ
lập dự trù, lên kế hoạch và kinh phí khai quật hai bức tường này nhằm làm lộ
tra giá trị của kiến trúc vừa phát hiện. Tiếp đó sẽ phục hồi lại đường đi từ dưới
lên tháp chính giống như lối dẫn từ hướng Đông của người Chăm từ xưa đến nay đối
với tháp Chăm cổ.
2-Phật Viện Đồng Dương
- Theo công bố năm 1901 của L. Finot, đã phát hiện ở Đồng
Dương 229 hiện vật, trong đó có pho tượng Phật bằng đồng nổi tiếng cao hơn 1m -
một trong những tượng Phật cổ nhất và vào loại đẹp nhất ở Đông Nam Á.
- Một năm sau, năm 1902, nhà khảo cổ học người Pháp H.
Partmentier đã tiến hành khai quật Đồng Dương, phát hiện quần thể kiến trúc lớn
vào loại bậc nhất và cũng độc đáo nhất của Champa và Đông Nam Á...”.
Đó là những mô tả ngắn gọn của phó giáo sư - tiến sĩ Ngô Văn
Doanh (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á) về tầm vóc vĩ đại của Đồng Dương - Phật đô
và cũng là kinh đô Champa hơn ngàn năm trước. Cũng theo ông Doanh: “Toàn bộ khu
di tích là những cụm kiến trúc kế tiếp nhau chạy dài suốt 1.330m theo hướng từ
tây sang đông. Trong đó khu đền thờ nằm trong một vành đai hình chữ nhật dài
300m, rộng 240m, có tường bao quanh...”.
Phật viện Đồng Dương và kinh thành Indrapura:
- Khu di sản khảo cổ duy nhất, nổi bật toàn cầu.
- Đại diện một kiến trúc Phật viện cổ duy nhất trong kinh đô
Indrapura của Champa xưa.
- Tồn tại gần 600 năm.
- Mang nội hàm của một di sản thế giới.
Sau ngày phô ra được với hậu thế
chút vàng son còn lại của mình, suốt hơn trăm năm qua Đồng Dương hoàn toàn bị
chìm trong quên lãng để rồi ngày nay chỉ còn lại cảnh đổ nát hoang tàn do đạn
bom chiến tranh cùng sự xâm hại của con người.
Tháp linh trong ký ức dân làng
Từ ngã tư Hà Lam (huyện Thăng Bình,
tỉnh Quảng Nam) trên quốc lộ 1A rẽ sang quốc lộ 14E đi khoảng 12km, rồi theo
đường làng chừng 400m là đến với Đồng Dương. Tên di tích được gọi theo tên
làng, trước khi được người Pháp khám phá từng được ghi trong Đại Nam nhất thống
chí (triều Nguyễn) trong phần tỉnh Quảng Nam: “Huyện Lệ Dương có hai tháp ở
làng Đồng Dương. Hai tháp cách nhau 15 trượng, có một tòa cao bốn trượng, xây
gạch trên hình bát giác, dưới hình vuông, mỗi mặt dài một trượng. Cách đó 40
trượng có nền cũ”. Làng Đồng Dương nay thuộc xã Bình Định Bắc, huyện Thăng
Bình.
Di tích quốc gia được công nhận từ
năm 2001 nay chỉ còn hai trụ cùng một mảng tường gầy guộc, lở lói được chống đỡ
tứ bề, bao quanh là rừng cây trồng sát chân tường. “Đây là phần trước của tháp
Sáng. Những năm 1964-1965, tháp Sáng còn khá nguyên vẹn, thiếu nhi tụi tui
thường vào trong tháp vui chơi. Năm 1967, bom Mỹ đánh sập tháp Sáng, chỉ còn
mấy cái trụ đó!” - ông Trà Tấn Vụ, bí thư thôn Đồng Dương, kể.
Bia đá - “tấm căn cước” của Đồng
Dương - nằm chơ vơ trên đất, bị mưa nắng trăm năm bào mòn mặt chính, chỉ còn
đọc được chữ ở hai mặt hông. May mà khi đến đây các học giả Pháp còn có thể đọc
được những con chữ ở mặt chính của bia ký này!
Tháp Sáng còn khá nguyên vẹn trong
khung cảnh khai quật năm 1902 - Ảnh tư liệu
Trong các phế tích Chăm ở miền Trung
không đâu có lượng gạch vương vãi nhiều như ở Đồng Dương. Khắp khu rừng trồng
rộng lớn trong khu phế tích, cả đường ngang ngõ dọc của làng Đồng Dương dày đặc
vụn gạch đỏ au, màu đặc trưng của gạch Chăm ngàn năm trước. Đối diện tháp Sáng
là tháp Tối, ở giữa là tháp Trung Tâm, tất cả nay chỉ là những đống gạch vụn bị
vùi lấp dưới rừng cây. Tên gọi tháp Sáng, theo cư dân, do tháp có nhiều cửa, tháp
Tối chỉ có một cửa.
Ngày xưa, theo lời lão làng Trà
Diếu, giữa tháp Tối có giếng vuông, khi thả quả bòng xuống giếng nó sẽ trôi ra
ao Vuông, một hồ chứa nước rộng gần 2ha. Thủy đạo ngầm ấy vẫn chưa được biết rõ
nhưng con đường nối từ khu đền tháp chính (tháp Sáng, tháp Tối và tháp Trung
Tâm) đến khu ao Vuông được các nhà khảo cổ Pháp thời đó khảo tả: “Con đường
rộng, dài 763m chạy về hướng đông, tới một thung lũng hình chữ nhật dài 300m,
rộng 240m”. Theo ông Trà Tấn Vụ, thung lũng đó chính là khu ao Vuông và con
đường từ Phật viện đến ao Vuông được người xưa lát gạch, nay vẫn còn dấu vết ở
một vài đoạn. Lão làng Trà Diếu cho rằng giữa khu đền tháp và khu ao Vuông
không chênh lệch nhiều về cao độ, thế hệ ông cha của ông đã khám phá thủy đạo
ngầm từ tháp Tối đến ao Vuông cũng được xây bằng gạch.
Với lớp người tuổi kề cận lục tuần
như ông Vụ, tầm vóc hoành tráng của Đồng Dương vẫn còn in đậm trong ký ức họ.
Sau khi chỉ cho tôi đâu là vết tích thành nội, thành ngoại vốn được xây gạch
kiên cố, ông Vụ hướng dẫn tôi đến những phế tích khác khắp các hướng của làng
mà theo ông: “Hồi xưa ông cha mình gọi những tháp này là tháp bót gác, có lẽ do
kích thước nhỏ của tháp. Cái gần nhất cách khu tháp chính chừng 700-800m, cái
xa nhất cách chừng 1.500m. Có tất cả tám tháp bót gác, riêng hướng bắc có đến
bốn tháp...”. Lão làng Trà Diếu cho rằng những tháp bót gác này là tháp thờ
trấn giữ khu Phật viện, người Pháp cũng khai quật các tháp bót gác này lấy
tượng và tìm của báu.
Còn in đậm trong ký ức của lão làng
Trà Diếu là chuyện lấy vàng từ con voi đá đặt nơi “công viên” của Phật viện
Đồng Dương: “Đó là năm Bảo Đại thứ 5 (1934), tui mới 6 tuổi, theo cha đi coi
người Pháp đổ nước vô cái lỗ trên lưng con voi (đá) cái. Tại vị trí xa nhất nơi
nước từ con voi chảy ra, họ đào xuống, lấy được vàng. Con voi đó được họ chở đi
rồi, chỉ để lại con voi (đá) đực, không có lỗ trên lưng, còn đến bây giờ...”.
Ông Vụ vẫn còn nhớ vẻ mặt dữ dằn của
pho tượng thần hộ pháp bị chở khỏi Đồng Dương năm 1962, lúc ông mới lên 7. Theo
mô tả của ông Diếu, tượng các hộ pháp cao 1,14m và tượng các môn thần cao 2,15m
- những tượng đá “đẹp nhất và có giá trị nhất” chỉ có ở Đồng Dương - được dựng
thành hai hàng xen kẽ với những “trụ đèn” (theo cách gọi của cư dân) dọc hai
bên con đường từ khu tháp chính ra bên ngoài.
Tượng voi (cách điệu) bên đường vào
làng là tượng đá duy nhất của Đồng Dương được cư dân giữ lại
Đợi chờ từ phế tích
Cả ông Vụ và lão làng Diếu đều cho
rằng những người họ Trà - vốn chiếm số đông ở làng Đồng Dương hiện nay - là hậu
duệ của những người Chăm tiền bối ở đất này, cùng sống chung và kết hôn với
những cư dân Đại Việt đến đây trong hành trình mở cõi về phương Nam. Tuy được
người Chăm chọn làm kinh đô nhưng Đồng Dương và vùng phụ cận đều không gần kề
những dòng sông lớn nên đất đai cằn cỗi. Chỉ đến khi các nhà khảo cổ Pháp tới
đây khai quật và nghiên cứu, người ta mới được biết những ngôi tháp cổ Đồng
Dương là di tích của một tu viện Phật giáo trong lòng kinh đô Indrapura của
vương triều Indrapura do vua Indravarman II sáng lập năm 875.
Lão làng Trà Diếu cho biết thời
trước chiến tranh, với cư dân địa phương, những gì thuộc về di tích Đồng Dương
dù chỉ là viên gạch cũng linh thiêng, không ai dám động đến nếu không muốn bị
thần linh “quở phạt”. Là vị thầy cúng cuối cùng chuyên giải trừ sự “quở phạt”
của thần linh, ông Diếu còn nhớ rõ những tai họa mà dân làng gặp phải khi lấy
gạch ở di tích về sử dụng. Nhưng không ngờ sau chiến tranh mọi sự đều đảo lộn
bởi “bom đã phá sập tháp rồi, còn gì linh thiêng nữa mà sợ!” - ông Vụ chua
chát. Khi đó người Đồng Dương thoải mái lấy gạch ở di tích về xây nhà, xây
chuồng trại, kéo theo cư dân ở một số làng lân cận. Dân làng đã đào bới sập cả
hai vòng thành nội, thành ngoại với nhiều đoạn còn khá bề thế và nhiều người
còn tìm kiếm của báu dưới lòng đất.
Năm 1978, khi đào bới ở khu Phật
viện, một số người đã tìm thấy một pho tượng đồng. Sau đó dân làng quyết giữ
lại pho tượng thay vì giao nộp cho ngành chức năng. Pho tượng đồng cao 1,14m,
nặng 120kg này là tượng Bồ tát Lokesvara - tượng chính của thánh đường (trong
khu Phật viện) - một báu vật quốc gia. “Hồi đào lên người ta làm sứt cái búp
sen to bằng trái cau ở tay phải của tượng, chỉ bông sen nở ở tay trái còn
nguyên vẹn. Cái búp sen được chính quyền xã hồi đó giữ lại cho địa phương, vẫn
còn mãi đến giờ, được bàn giao qua mỗi đời chủ tịch xã...” - ông Vụ kể. Hai báu
vật Đồng Dương không mất: tượng Phật được người Pháp khai quật năm 1901 hiện
được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, còn tượng Bồ tát Lokesvara được đặt
ở Bảo tàng Champa Đà Nẵng. Những đồng lúa chín vàng quanh khu di tích đang chờ
thu hoạch. Đây là vụ mùa đầu tiên của làng Đồng Dương có được nước tưới từ đập
Đông Tiễn vừa xây xong. Ông Vụ không giấu được niềm vui: “Vậy là từ nay bà con
hết nỗi lo thiếu lúa ăn, mừng hết chỗ nói. Cũng mừng nữa là trên vừa có chủ
trương khôi phục di tích Đồng Dương...”. Một sự trùng hợp có tính cơ duyên khi
hội thảo khoa học “Bảo tồn, phát huy giá trị di tích Phật viện Đồng Dương” được
tỉnh Quảng Nam tổ chức giữa tháng 8-2011 cũng là lúc đồng đất trong lưu vực Đồng
Dương được đánh thức sau ngàn năm chịu cảnh khô hạn.Tu bổ, tôn tạo di tích Đồng
Dương khi đã quá trễ tràng sẽ gặp muôn vàn khó khăn. Nhưng qua hội thảo, một số
nhà khoa học cho rằng nếu kiên trì thực hiện từng bước vẫn có thể làm được, hơn
thế nữa có thể tìm kiếm danh hiệu di sản văn hóa thế giới cho di tích này.
3-Kosa
di sản của Champa
kosa là một chiếc bao kim loại, làm bằng vàng hay bạc, thường
được miêu tả trong các tư liệu Chăm, dùng để phủ lên linga, hiện thân của Siva.
Kosa kết hợp với một số phù điêu biểu thị khuôn mặt hay đầu thần Siva, được thiết
kế để bao phủ phần trên (Rudrabhaga) của linga.Danh xưng kosa xuất phát từ một
chữ Phạn, miêu tả một lớp vỏ bọc hoặc một cái bao dùng để đựng những báu vật.
Những chiếc bao bên ngoài linga như thế được dùng trong các nghi lễ rửa tội và
tẩy uế, tuân theo tập tục abhiseka của người Ấn Độ. Việc dâng hiến những món
quà đắt tiền như vậy hình thành từ một phần việc quan trọng nhằm thực thi nghĩa
vụ thiêng liêng của đạo Bà La Môn, dana, nghi lễ hiến tế của tín đồ đối với vị
thần họ tôn thờ. Danh xưng kosa rất phổ biến trong tín ngưỡng Saivite ở Ấn Độ
nhưng hiếm khi được biết đến ngoài tiểu lục địa này. Những minh văn do những
người trị vì vương quốc Champa cho khắc trên các bi ký đã nhắc lại những liên hệ
đối với vai trò then chốt của kosa trong nghi lễ chính thống được thực thi nhân
danh nhà vua. Những minh văn này cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa kosa với những
chức năng tín ngưỡng và ma thuật, mà trọng tâm là tính hợp pháp chính trị và sự
tồn tại của nhà vua cùng vương quốc của ông.Cố giáo sư Jean Boisselier (1963)
đã cung cấp một sự miêu tả toàn diện nhất về hiện diện của kosa ở Champa. Miêu
tả này dựa trên những công trình nghiên cứu trước đó của các nhà văn tự học người
Pháp. Ngôn ngữ được ưa chuộng trong những minh văn này là chữ Phạn, thứ ngôn ngữ
giảng dạy của các đạo sư Bà La Môn, được truyền từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Một
trong số những minh văn bằng chữ Phạn được phát hiện sớm nhất ở Đông Nam Á là của
vị vua Bhadresvara I của vương quốc Champa, được tìm thấy ở Mỹ Sơn, có niên đại
vào cuối thế kỷ 4.Minh văn này cung cấp những bằng chứng trực tiếp sớm nhất về
sự chấp nhận tư tưởng Ấn Độ giáo của người đứng đầu vương quốc Champa. Những
minh văn đầu tiên này đã định hình một kiểu minh văn đặc trưng trong những lời
đề tặng của hoàng gia Champa đối với thần linh sau này. Sự xác nhận của người
trị vì vương quốc đối với thần linh được thể hiện qua việc sử dụng một cái tên
chung. Vì thế, vị thần Siva được thờ trong một ngôi đền ở thánh địa Mỹ Sơn được
gọi là Siva-Bhadresvara
Đối với những người trị vì ở đây thì
những ai có tham vọng làm vua đều quan tâm tới những bí quyết liên quan đến
mong muốn củng cố uy quyền của họ trong một vương quốc có nền chính trị phân
tán và đầy biến động. Không có gì nghi ngờ về những biểu đạt mang tính chính
trị và tính chiến đấu trong các sử thi Bà La Môn (cả Mahabharata và
Ramayana đều rất nổi tiếng ở Champa). Những biểu đạt này đã tác
động đến những người đứng đầu những trung tâm chính trị ở Champa, vốn là những
nơi luôn có sự căng thẳng triền miên với các lân bang xung quanh. Minh văn bằng
chữ Chăm sớm nhất hiện còn cũng liên quan đến vị vua Bhadra varman I, đồng thời
đề cập đến kinh đô Simhapura (Trà Kiệu) của vị vua này. Minh văn này cũng ca
tụng “con rắn linh thiêng của đức vua” (chắc hẳn có liên quan
đến một vài hình thức thờ phụng naga - được tìm thấy nơi một
cái giếng ở gần phế tích kinh đô Trà Kiệu). Minh văn này tuy không đề rõ niên
đại, nhưng được cho là vào cuối thế kỷ 4, đã hàm chứa một số từ vựng vay mượn
từ chữ Phạn. Ngoại trừ phát hiện riêng biệt này, tất cả các
minh văn trong thời kỳ này đều là chữ Phạn, cho đến thế kỷ 7, lúc mà cả chữ
Phạn lẫn chữ Chăm đều được khắc cùng trên một tấm bia. Những minh văn này đều
là lời đề từ liên quan đến sự hình thành các ngôi đền, việc trùng tu những ngôi
đền ấy hay sự tôn vinh thần linh. Những thông điệp tôn giáo bằng chữ Phạn và
chữ champa được sử dụng để phản ánh những khía cạnh thế tục của sự hiến tặng,
điển hình là những lễ vật và đất đai để mở mang đền thờ. Điều này vẫn thường
diễn ra ở Mỹ Sơn cho đến cuối thế kỷ 10. Một số thông điệp viết bằng chữ Phạn
đã cho thấy lễ vật quan trọng nhất mà nhà vua dâng cho đền thờ, hoặc chính xác
hơn, cho thần linh chính là kosa, được làm bằng kim loại quý và
thường được tô điểm bởi những viên đá quý. Chúng được miêu tả đa dạng, đặc biệt
là hầu hết đều liên quan đến số khuôn mặt tương ứng (đa phần thường có bốn hoặc
năm khuôn mặt) và luôn có giá trị cao. Những minh văn từ thế kỷ 4 viết về vị
vua Bhadresvara I được nhắc đến trên đây đều không đề cập đến việc kosa có
được sử dụng trong các nghi lễ liên quan đến ngôi đền thờ này hay không? Một
trong những dấu hiệu đáng tin cậy đầu tiên về việc sử dụng kosa xuất
hiện trong minh văn của hoàng gia vào đầu thế kỷ 8, mà K. Bhattacharya đã dịch
là “ông (người trị vì) làm ra… hai kosa [năm
721 sau Công nguyên] cho Thượng đế, một kosa có thể dịch chuyển, còn
cái kia thì cố định. Kosa có thể dịch chuyển mang (một hoặc nhiều) khuôn
mặt”.
Ý nghĩa của kosa ở
Champa
Sau đây chúng ta có thể xác định ý
nghĩa của kosa của Champa và những tín ngưỡng mà nó hàm chứa. Vai
trò trung tâm và giới hạn mà tín ngưỡng Saivite lập nên ở Champa nhằm liên kết
quyền uy chính trị với quyền năng tôn giáo, là nền tảng cho sự liên kết giữa
người thống trị với thần linh. Điều này được thể hiện rõ nhất trong những nghi
lễ liên quan đến kosa. Đây là sự thật, bất kể nhà vua mến mộ một
tôn giáo đặc biệt nào. Vì thế, chúng ta có thể nhận diện các trích đoạn trong
sử thi Ramayana được trang trí trên bệ (pitha) của một linga đồ
sộ, niên đại vào thế kỷ 10, từ điện thờ chính của một ngôi đền ở Trà Kiệu và
những cảnh sinh hoạt của Krishna trên một phù điêu có niên đại vào thế kỷ 10 ở
Khương Mỹ. Rõ nhất là trường hợp Phật viện Đại Thừa được vua Indravarman II xây
dựng ở Đồng Dương. Một bi ký có niên đại vào năm 875 đã tôn vinh bồ tát
Lokesvara của Phật giáo dưới cái tên Laksmindra Lokesvara. Minh văn tương tự
cho thấy nhận thức của Indravarman về sự phụ thuộc của ông vào quyền uy tối
thượng của thần Siva, thể hiện trong việc cúng dường một kosa“với khuôn
mặt bằng vàng”. Những minh văn khác xác định giá trị của những quý kim được
sử dụng để chế tác kosa: vào năm 1194, hoàng tử Vidyanandana của
Suryavarmadeva đã tuyên bố rằng trong những lễ vật cúng dường cho thần linh ở
Mỹ Sơn, Srisana bhresvara, “nhằm đạt được những phẩm chất xứng đáng
trong kiếp này và các kiếp sau”, có một kosa bằng vàng có
sáu khuôn mặt (sadmukha) nặng 510 thei. Lời đề tặng bằng chữ
Phạn của Jaya Indravarman ở Mỹ Sơn vào năm 1163 ghi nhận việc nhà vua dâng tặng
một kosa bằng quý kim có năm khuôn mặt (panchamukhalinga).
Những minh văn này nói rằng “Vị
thần này dù rất bao dung nhưng không thể ban phước khắp cả 10 phương; vì vậy
hiện giờ ông trở thành thần bảo hộ với năm khuôn mặt hoàng gia (Siva) với nhiều
thế lực”. Điều này dường như có ý nghĩa khá rõ ràng, cụ thể là sự can thiệp
của hoàng gia để làm nên một kosa quý giá sẽ làm tăng khả năng
của linga trong việc bảo vệ bờ cõi của vương quốc. Theo
chương Uttara-kanda trong sử thi Rama yana thì
việc thờ phụng linga bằng vàng là phương tiện để bảo đảm sự
thịnh vượng. Quỷ vương Ravana mang một linga bằng vàng trên
người và phụng thờ linga này để đạt đến quyền năng. Như đã đề
cập ở trên và dựa vào những mảng chạm khắc trên bệ của một linga vĩ
đại được chuyển về từ cố đô Simhapura (Trà Kiệu) của vương quốc Champa, có thể
nhận thấy sử thi Rama yana rất phổ biến ở Champa. Phải chăng
sự liên quan giữa vàng với việc tìm kiếm quyền năng trong sử thi Ramayana chính
là nguồn gốc của sự trùng hợp ngẫu nhiên này trong tín ngưỡng Champa? Dĩ nhiên
sự xuất hiện của những minh văn bằng chữ Chăm đã làm rõ hơn những hiểu biết về
mối liên hệ này. Truyện cổ tích Ấn Độ ám chỉ về lớp bọc bằng vàng của thần Siva
đã soi sáng thế giới của ngài có thể dùng để so sánh với việc những vị vua của
Champa đề cao những kosa bằng vàng như là công cụ ma thuật khiến
cho Siva mở rộng mối quan tâm về lãnh thổ. Một mảng phù điêu chạm trên bệ thờ ở
phế tích Mỹ Sơn E.1 cho chúng ta một bằng chứng trực quan độc đáo về một đạo sĩ
Bà La Môn đang thi hành lễ puja: vị đạo sĩ đang rót nước rửa tội từ
chiếc bình có vòi lên một linga có một khuôn mặt, gọi là ekha
mukha linga. Hình người quỳ phía sau vị đạo sĩ biểu thị một tín đồ đang
hành lễ. Nếu ngôi đền E.1 ở Mỹ Sơn là đền thờ dành cho hoàng gia, thì có thể
nêu giả thuyết rằng tín đồ đang hành lễ chính là thành viên của hoàng tộc Chăm,
hoặc giả là người bảo trợ của ngôi đền.
Tất cả đều được làm từ những miếng
vàng, đúng ra là hợp kim vàng và bạc, trong đó vàng là thành phần chủ yếu. Cũng
có một hiện vật chế tác từ hợp kim đồng thau. Sự phát hiện những hiện vật hiếm
hoi và khác thường này đã làm gia tăng số lượng bản sao giả mạo trên thị trường
với nhiều mức độ. Một vài kosa này đã được giám định khoa học, còn
một số khác thì không. Những kosa này, gọi là đầu
tượng thì chính xác hơn, có hình trụ tròn và cuối phần cổ khá dài của
chúng có dấu vết của những lỗ đinh để tán vào một bề mặt khác, chắc hẳn là phần
thân của kosa. Các kosa được chế tác từ những
nguyên liệu như nhau, đặc biệt rất giống nhau về thành phần nguyên liệu. Chiếm
tỉ lệ lớn trong hợp kim là vàng, kế đến là bạc và một số ít kim loại khác. Tất
cả kosa đều tạo thành từ những miếng vàng, được dán với nhau
bằng nhựa thông hoặc sáp ong. Phần trán của đầu tượng và phần búi tóc thường
được làm từ một miếng vàng, phần sau làm từ một miếng khác, được nối với nhau
bằng một khớp nối hình răng cưa. Để làm được điều này cần có sự kết hợp của kỹ
thuật dập khuôn với các hình thức gia công khác như đục và tạo ren. Có một hiện
vật cho thấy sự kết hợp tuyệt vời giữa pha lê với đá quý màu đen để khảm lên
phần trán tượng, tạo thành con mắt thứ ba, lông mày, mắt và râu của thần Siva.
Trong khi có một số mảnh khảm bằng đá quý đã bị thay thế thì cũng có những đầu
tượng còn giữ được các mảnh khảm nguyên gốc hoặc đã được mài lại. Có thể tháo rời
đồ trang sức, tất cả khuyên tai và những phụ kiện khác ra khỏi đầu tượng để
điều chỉnh cho phù hợp với phục trang của đền thờ khi tế lễ. Một vương miện
bằng vàng có khảm đá quý cũng được phát hiện, cùng loại với chiếc vương miện
được phát hiện ở Mỹ Sơn vào đấu thế kỷ 20 và đã được Parmentier công bố vào năm
1903 trên tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ. Chiếc vương miện này quá nhỏ để
người thường có thể sử dụng, nên có thể giả định rằng chiếc vương miện này dùng
để trang trí cho tượng Siva thờ trong đền thờ. Trong trường hợp này, có thể
người Chăm đã tuân theo nghi thức hành lễ của Ấn Độ, nên đã sử dụng vương miện
này để nâng cao hiệu lực cho pho tượng và tăng thêm phần “cám dỗ” mà tín đồ đã
dâng hiến để thần linh “cư ngụ” (dù là tạm thời) trong pho tượng ấy. Tuy đa
dạng, song các đầu tượng kosa vẫn có cùng một số đặc trưng cơ bản
cho phép một sự miêu tả tổng quát: Khuôn mặt nhìn về phía trước; mắt mở to; con
ngươi được khảm bằng đá quý. Con mắt thứ ba của đầu tượng có chung một đặc điểm
nổi bật là nằm ở trước trán và ở vị trí cao hơn. Lông mày hình vòng cung hướng
lên trên, chạm nổi hoặc khắc chìm; râu cũng được thể hiện theo kỹ thuật tương
tự. Tóc của thần Siva được bện cẩn thận, theo kiểu tóc jatabandha đặc
trưng. Búi tóc trong hầu hết các hiện vật đều được làm từ một miếng kim loại
riêng biệt rồi mới được gắn tượng. Đầu tượng vươn cao với cái cổ dài, được đánh
dấu bởi những ngấn cổ riêng biệt. Phần cuối của cổ là một đường gờ nổi có các
dấu đinh tán, có thể đoán là để gắn đầu tượng vào thân của kosa.
Những phân tích thành phần kim loại còn lưu trên vết đinh tán có thể nhận định
rằng hợp kim làm phần thân của kosa có thành phần chính là bạcNhững minh văn
liên quan đến kosa thường miêu tả kosa có
nhiều khuôn mặt, đa phần là bốn mặt. Song có một điều không được rõ là liệu
những đầu tượng kosa này có cùng gắn lên một linga hay
không? Hay chúng là những cá thể riêng biệt trong một nhóm linga kosa?
Đây là thực tế phổ biến trên các mukhalinga Ấn Độ, với
những đặc điểm riêng cho từng khuôn mặt, phản ánh những diện mạo và tính cách
khác nhau của Siva.
Tuy nhiên, trong những kosa hiện
còn, không có hai cái nào có chung thành phần hợp kim, chung niên đại, hay
giống nhau về kích thước và kỹ thuật tạo hình. Điều này chứng tỏ rằng chúng
không liên quan với một cổ vật hay là chúng là bộ phận của cùng một linga
kosa. Việc xem xét, đối chiếu phong cách tạo hình của các đầu tượng này với
phong cách điêu khắc đá Champa đồng đại có thể giúp ích cho những nỗ lực xác
định niên đại của những đầu tượng này. Một pho tượng Siva đứng trong ngôi đền
Mỹ Sơn C1 (thế kỷ 8 - 10) và một đầu tượng Siva không rõ nguồn gốc (có
niên đại khoảng thế kỷ 10) đều mang những đặc trưng giống như trên một đầu
tượng kosa hiện còn. Tất cả đều có đôi mắt to; lông mày liền một
dãi; bờ môi dày ẩn dưới hàng ria rậm và bóng mượt; tóc được chải gọn gàng, bới
cao theo kiểu jata và tạo dáng cũng như nhau. Có một cách xác
định niên đại khác nhờ việc giám định những kiểu thức linga liên
quan đến những nơi thờ tự chủ yếu của hoàng gia Champa. Điều này có thể gợi ý
về niên đại của kosa. Cả hai đều liên quan đến việc phân tích minh
văn và phong cách tạo hình so với nguyên mẫu ở Ấn Độ. Sự hiện diện của linga trong
nghệ thuật Ấn Độ thể hiện một xu hướng rõ ràng theo thời gian, bắt đầu với cấp
độ phát triển cao của chủ nghĩa tự nhiên, hướng đến một sự cách điệu hóa, giảm
dần những đặc trưng hình thể; giảm thiểu các chi tiết và đường nét, và cuối
cùng chỉ còn là một hình trụ đơn giản với ba phần phân biệt. Văn bản Agama miêu
tả rất nhiều loại linga, gồm cả những linga cố
định (achala-linga) và những linga có thể dịch chuyển
được (chala-linga). Loại linga cố định đa phần làm bằng
đá, còn loại dịch chuyển được hầu hết làm bằng nhiều nguyên liệu khác nhau,
như: cát, đá tự nhiên, đá quý và các quý kim. Sự phát triển của linga ở
Ấn Độ đạt cực thịnh với các kiểu thức quy ước có từ thời Trung Cổ và được miêu
tả trong Visnudharmottara Purana: Đó là một cấu trúc gồm ba phần:
phần dưới cùng hình vuông (Brahmabhage), phần giữa hình lăng trụ bát
giác (Visnubhaga) và phần trên cùng hình trụ tròn (Rudrabhaga,
hay pujabhaga, là phần dâng hiến trong nghi lễ puja).
Tên của từng bộ phận trong linga được phản ánh trong huyền
thoại Lingodbhavamurti rất nổi tiếng ở Đông Nam Á, nhất là vào
thế kỷ 7. Theo quy định, hai phần bên dưới ẩn trong chân đế (pitha),
không nhìn thấy được; còn kosa chỉ được dùng để bao phủ phần trên
cùng.Tại những trung tâm của vương quốc như Mỹ Sơn và Trà Kiệu có lưu giữ một
số achala-linga bằng đá. Những linga của Champa
thuộc loại linga gồm ba phần đặc trưng của linga Ấn
Độ thời Trung Cổ, song các phần này đều gắn kết trong một tổng thể. Tuy nhiên,
không giống như những linga đầu tiên tìm thấy của Ấn Độ vào
thế kỷ 5, những linga ở Mỹ Sơn, có niên đại khoảng thế kỷ 8 đến thế kỷ 10, hoàn
toàn không được trang trí, nhưng lại có thêm một số chi tiết nhô ra.
Những linga này có niên đại tương tự nhóm hiện vật ở Trà Kiệu,
trong đó có đài thờ lớn hiện đang trưng bày ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm ở thành
phố Đà Nẵng. Đặc điểm đáng chú ý này đã gợi nhớ về những ekhamukha linga thời
kỳ đầu, hiện vẫn còn sót lại ở Campuchia và Thái Lan. Đó là những linga mang
một đầu Siva nhỏ ở phần cuối của rãnh thoát. Loại linga này không
có trong nghệ thuật Ấn Độ. Trong cách giải thích khác cho rằng những đạo sĩ và
nghệ sĩ Bà La Môn chịu trách nhiệm phát triển nội dung hành đạo hơn là việc
định hình những quy ước theo phong cách Ấn Độ. Những so sánh về sự tương đồng
trong phong cách tạo hình các linga bằng đá với các linga kosa bằng
quý kim có thể giúp cho việc xác định tạm thời niên đại của các kosa là
vào khoảng thế kỷ 10. Ở Champa rất hiếm thấy mukha linga bằng
đá, có thể do sự thừa nhận vai trò của kosa. Một hiện vật phát hiện
ở Trà Liên (Quảng Trị), dù bị hư hỏng, vẫn thể hiện một khuôn mặt của thần Siva
trên một phần thân có hình dạng kỳ lạ. Ở vùng cực nam của Champa có hai ngôi
đền thờ mà sau này người Champa vẫn cử hành lễ linga puja. Đó là
đền thờ Po Klaung Gerai (tỉnh Ninh Thuận, xây dựng từ thế kỷ 13) và đền thờ Po
Rome (tỉnh Bình Thuận, xây dựng vào thế kỷ 17).
Trong đền Po Klaung Gerai có
một ekhamu khalinga kỳ lạ, thần Siva hiện thân nơi đây mang
những đặc trưng của vị thủ lĩnh cổ xưa của một vùng. Còn tại đền Po Rome, thần
Siva trở thành vị thần Hộ thế bát thiên phương. Điều này chủ yếu
bắt nguồn từ truyền thống thờ cúng tổ tiên. Lớp vỏ Ấn Độ giáo chỉ tồn tại một
thời gian và những ký ức về năng lực siêu nhiên huyền bí của Siva đã gần như bị
quên lãng. Tín ngưỡng Saivite và việc sử dụng kosa ở Champa đã
góp phần quan trọng vào sự hiểu biết của chúng ta về tập quán thờ cúng của Ấn Độ
cổ xưa, thậm chí cả khi bối cảnh văn hóa diễn ra nghi lễ này rất khác nhau.
Điều này cũng cung cấp thêm chứng cứ để khẳng định rằng các nền văn hóa ở Đông
Nam Á đã du nhập và tiếp văn hóa Ấn Độ để đáp ứng nhu cầu bản địa trong một hệ
thống đức tin về vũ trụ quan đang còn sơ khai.
4-Vua
đại Việt Mai hắc Đế dân tộc Champa
1. Theo Việt Điện U linh
Mai Thúc Loan sinh vào khoảng cuối
thế kỷ 7, tại thôn Ngọc Trừng, Hoan Châu, nay thuộc huyện Nam Đàn, Nghệ An, bố
Mai Thúc Loan là Mai Sinh là người champa, mẹ là Vương Thị nguyên gốc Lộc Hà –
Hà Tĩnh. (Tại xã Mai Phụ huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh hiện nay chỉ còn lại 8 gia
đình họ Mai).
Đền
thờ Mai Hắc Đế
Năm Mai Thúc Loan 10 tuổi, mẹ đi hái
củi bị hổ vồ, ít lâu sau bố cũng mất. Ông được người bạn của bố là Đinh Thế đem
nuôi, sau gả con gái là Ngọc Tô cho. Sinh thời Mai Thúc Loan vốn rất khỏe mạnh,
giỏi vật, học giỏi và có chí lớn. Ông mở lò vật, lập phường săn, chiêu mộ trai
tráng trong vùng nhằm mưu việc lớn. Vợ ông giỏi việc nông trang, nhờ đó “gia
sản ngày một nhiều, môn hạ ngày một đông”.
Nhờ chí du ngoạn lại được vợ hết
lòng ủng hộ, Mai Thúc Loan kết thân với nhiều hào kiệt, sau này trở thành những
tướng tài tụ nghĩa dưới lá cờ của ông như Phòng Hậu, Thôi Thặng, Đàn Du Vân,
Mai Hoành, Tùng Thu, Tiết Anh, Hoắc Đan, Khổng Qua, Cam Hề, Sỹ Lâm, Bộ Tân,…
Khởi nghĩa Hoan Châu do Mai Thúc
Loan lãnh đạo nổ ra vào năm Khai Nguyên thứ nhất đời vua Đường Huyền Tông ở
Trung Hoa, tức năm Quý Sửu (713). Khởi nghĩa nổ ra tại Rú Đụn, còn gọi là Hùng
Sơn (Nghệ An). Tương truyền lúc đó ông cùng đoàn phu gánh vải nộp cho nhà
Đường, đã kêu gọi các phu gánh vải nổi dậy chống quân Đường. (“cống vải” là một
chi tiết của truyền thuyết, sưu cao, thuế nặng mới là nguyên nhân khiến nhân
dân nổi dậy chống lại ách đô hộ nhà Đường, nổi bật là khởi nghĩa Hoan Châu).
Đây là cuộc khởi nghĩa có sự chuẩn bị, biết chọn thời cơ, không phải một cuộc
bạo động.
Từ dấu tích lịch sử
khó phai...
Năm 713, Mai Thúc Loan dựng cờ khởi
nghĩa, tập hợp phường săn quanh vùng có đến mấy trăm người để thêm sức mạnh.
Chọn Sa Nam làm căn cứ đã cho thấy tầm nhìn quân sự của ông bởi địa thế này vừa
có thế công cũng có thể thủ. Căn cứ có Rú Đụn hiểm trở và kín đáo, hai bên có
sông Lam bao bọc. Ông cho xây đắp chiến lũy thành Vạn An ở ngay thị trấn Nam
Đàn bây giờ, chứa voi trận, khí giới, vũ khí, lương thực dự bị để tính kế lâu
dài. Khi binh hùng tướng mạnh, căn cứ vững chắc, nhân dân một lòng ủng hộ,
chẳng mấy chốc Mai Thúc Loan đã thu được một vùng đất đai rộng lớn, trước hết
chiếm giữ Hoan Châu làm căn cứ, sau đó mở rộng thế lực ra các châu huyện rồi
tiến công đánh chiếm Tống Bình phủ thành (nay là Hà Nội) giải phóng cả nước.
Mai Thúc Loan đã xưng đế (tức vua Mai Hắc Đế), chọn thành Vạn An (Nam Đàn, Nghệ
An) làm quốc đô. Dưới sự trị vì của Mai Hắc Đế, nước ta đã giành được độc lập,
tự chủ trong gần 10 năm (713 - 722). Cùng với khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi
nghĩa Lý Bí, khởi nghĩa Phùng Hưng, công cuộc giành quyền tự chủ của Khúc Thừa
Dụ - Khúc Hạo, Dương Đình Nghệ và chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, khởi
nghĩa Hoan Châu của Mai Thúc Loan là một trong những cuộc khởi nghĩa vào loại
lớn nhất của thời kỳ chống Bắc thuộc, là một trong những mốc son quan trọng trên
con đường đấu tranh giành độc lập của dân tộc, phá vỡ vòng tròn luẩn quẩn 1000
năm Bắc thuộc. Ý nghĩa và bài học lịch sử của cuộc khởi nghĩa này vẫn vẹn
nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ của đất nước.
Lễ rước trong
lễ hội Đền Vua Mai
Công ơn của Mai
Thúc Loan và nghĩa quân đến ngàn đời sau vẫn luôn được biết đến như những chiến
công hiển hách nhất của dân tộc. Cũng từ chiến công đó mà tạo nên một lễ hội có
một không hai ở Nghệ An: Lễ hội Đền Vua Mai, lễ hội đã góp phần tô thắm thêm
giá trị lịch sử - văn hóa hào hùng của xứ Nghệ nói riêng, cả nước nói chung. Lễ
hội Đền Vua Mai mang đậm nét văn hóa truyền thống gắn liền với những truyền
thuyết, sự tích lịch sử về Mai Hắc Đế và nghĩa quân. Lễ hội là một di sản phi
vật thể của quê hương Nam Đàn, mang đầy đủ hai yếu tố lễ và hội. Phần lễ bao
gồm lễ Mộc dục, lễ Khai quang, lễ Yết cáo, lễ Rước nước, lễ Đại tế và lễ Tạ.
Ngày 13 tháng Giêng sẽ tiến hành các lễ: Rước nước, Mộc dục, Tế Gia quan. Ngày
15 tháng Giêng là ngày Đại tế (lễ Tế thần) có ý nghĩa thỉnh mời và đón rước các
chư vị thần linh về dự hội để dân làng chúc tụng, tỏ lòng biết ơn đấng thần
linh. Đây là nghi lễ trang trọng nhất trong hệ thống lễ kỳ Đại tế có thể kéo
dài đến hết ngày 17 tháng Giêng.
Phần hội
cũng diễn ra không kém phần sôi nổi. Ban ngày, du khách thập phương sẽ được hòa
mình vào các trò chơi dân gian gắn liền với truyền thuyết, sự tích lịch sử Vua
Mai và nghĩa quân, được trở về với những nét văn hóa xa xưa rất đỗi thú vị như
đua thuyền, cờ thẻ, chọi gà, du tiên, đấu vật... Ban đêm được thưởng thức dư vị
ngọt ngào của làn điệu ca trù, ví phường vải, chèo, tuồng, hát giao duyên...
Không chỉ dừng lại ở đó, trong những ngày diễn ra lễ hội, nhân dân còn chuẩn bị
thêm cỗ cúng dâng lên đền thờ vì người dân cho rằng lễ hội không chỉ là để mời
linh hồn Vua Mai, tướng lĩnh của ngài mà còn là không gian cho cả những người
đã mất, những người của quá khứ về dự hội. Phần cỗ này sau khi cúng tế sẽ được
bày biện mời khách thập phương.
Các trò chơi dân gian trong lễ hội
Đền Vua Mai
Bác Lê Trọng Hùng (73 tuổi, xã
Vân Diên) chia sẻ: "Hằng năm, cứ đến ngày giỗ Vua Mai, nhân dân các xã gần
xa đều háo hức chờ đón, làm mâm cỗ kính thờ lên vị vua đã làm nên lịch sử trong
thời kỳ chống Bắc thuộc”. Cứ dịp giỗ Vua Mai, mỗi gia đình ở đây chuẩn bị mâm
cỗ tươm tất để mời anh em, bạn bè xa gần đến chiêu đãi, với quan niệm cho rằng
mời được càng nhiều người đến phá mâm cỗ thì năm đó làm ăn càng phát đạt. Tuy
tốn kém, mệt nhọc nhưng người dân tin rằng họ sẽ được thần linh và những người
đã khuất chứng giám, độ trì vì vậy không khí hứng khởi, vui tươi, niềm nở luôn
hiện lên trên khuôn mặt của những người con bản địa trong những ngày diễn ra lễ
hội.
Lễ hội Đền Vua Mai hằng năm
thu hút hàng vạn người tham gia, không bó hẹp ở miền quê Nam Đàn, Nghệ An mà
còn mở rộng ra các tỉnh khác như Hà Tĩnh, Hải Phòng, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh,
Nha Trang, Vũng Tàu... Tất thảy mọi người về tham dự lễ hội để tìm sự thanh
thản, yên tịnh trong tâm hồn, hòa nhập vào không gian sôi động, lành mạnh của
các trò chơi dân dã và gửi gắm niềm tin, hy vọng cho một năm mới an lành, thành
đạt, may mắn. Năm nay kỷ niệm 1.300 năm khởi nghĩa Hoan Châu và 1.290 năm ngày
mất của Mai Hắc Đế, lễ hội Đền Vua Mai càng trở nên trang trọng, linh thiêng,
hoành tráng hơn. Trao đổi với chúng tôi, ông Thái Văn Nông – Chủ tịch UBND
huyện Nam Đàn cho biết: "Đây là lễ hội được tổ chức hằng năm, tuy nhiên
năm 2013 là năm kỷ niệm tròn 1.300 khởi nghĩa Hoan Châu nên sẽ nâng tầm cao
hơn, mọi công tác chuẩn bị cho lễ kỷ niệm đã được chúng tôi hoàn tất từ trước
ngày 14-2 (tức 25 tháng Chạp). Trong thời gian qua, chúng tôi đã chuẩn bị nhiều
tài liệu, làm việc với nhiều đơn vị liên quan để tổ chức tốt lễ kỷ niệm này”
Tháng 4 năm 713, Mai Thúc Loan lên
ngôi vua, sử gọi ông là Mai Hắc Đế. Ông cho xây thành lũy, lập kinh đô Vạn An,
tích cực rèn tập tướng sỹ. Cuộc nổi dậy của ông được hưởng ứng rộng rãi ở trong
nước và có thể có cả sự trợ giúp của Lâm Ấp và Chân Lạp.
Năm Giáp Dần – 714, Mai Hắc Đế tiến
binh đánh thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay). Thái thú nhà Đường là Quách Sở
Khách cùng đám thuộc hạ không chống cự lại được, phải bỏ thành chạy về nước.
Lực lượng Mai Hắc Đế lúc đó lên tới chục vạn quân.
Nhà Đường bèn huy động 10 vạn quân
do tướng Dương Thừa Húc và Quách Sở Khách sang đàn áp. Quân quan nhà Đường tiến
theo đường bờ biển Đông Bắc và tấn công thành Tống Bình. Sau nhiều trận đánh
khốc liệt, từ lưu vực sông Hồng đến lưu vực sông Lam, cuối cùng Mai Hắc Đế thất
trận, thành Vạn An thất thủ, nghĩa quân tan vỡ. Không đương nổi đội quân xâm
lược, Mai Hắc Đế phải rút vào rừng, sau bị ốm rồi mất năm 1722 (có tư liệu nói
ông mất do bị rắn cắn).
Từ thời điểm đánh chiếm Hoan Châu,
lên ngôi vua, củng cố lực lượng, Mai Thúc Loan đã giải phóng toàn bộ đất nước
và giữ vững nền độc lập trong 10 năm (713-722).
Tương truyền,con trai thứ ba của ông
là Mai Thúc Huy lên ngôi Hoàng Đế tức Mai Thiếu Đế và tiếp tục chống trả các
cuộc tấn công của nhà Đường tới năm 723. Tương truyền từ sau cuộc khởi nghĩa
này, nhà Đường không bắt dân An Nam đô hộ phủ nộp cống vải quả hằng năm nữa.
Đời sau nhớ ơn Mai Hắc Đế, lập đền
thờ ông ở trên núi Vệ Sơn và trong thung lũng Hùng Sơn. Các sắc phong lưu ở đền
gồm một loạt 7 đạo chỉ dụ của các triều đại tuyên dương công đức, trong đó hầu
hết đều xếp Ngài vào hàng “THƯỢNG ĐẲNG TỐI LINH MAI HẮC ĐẾ THIÊN TÔN”
Ngày nay, tại địa phận xã Vân Diên,
huyện Nam Đàn, có khu di tích tưởng niệm ông. Một bài thơ chữ Hán còn ghi trong
Tiên chân báo huấn tân kinh để ở đền thờ, ca tụng công đức ông như sau (bản
dịch):
Hùng cứ châu Hoan đất một vùng,
Vạn An thành lũy khói hương xông,
Bốn phương Mai Đế lừng uy đức,
Trăm trận Lý Đường phục võ công.
Lam Thủy trăng in, tăm ngạc lặn,
Hùng Sơn gió lặng, khói lang không.
Đường đi cống vải từ đây dứt,
Dân nước đời đời hưởng phúc chung.
Tại thôn Nhu Kiều, xã Quốc Tuấn,
huyện An Hải, thành phố Hải Phòng có đền thờ 2 con của Mai Hắc Đế đã thay cha
chỉ huy chiến đấu ở mặt trận Đông – Bắc và anh dũng hy sinh, đó là Mai Kỳ
Sơn và Mai Thị Cầu. Năm 1926, vua Khải Định đã sắc phong: THƯỢNG ĐẲNG TÔN THẦN
BẠCH ĐẦU ĐẾ Mai Thị Cầu là nữ tướng.
2. Theo Mai Hắc Đế – Truyền thuyết
và lịch sử (tác giả Đinh Văn Hiến)
1- Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan
được chuẩn bị công phu và lâu dài trên cả nước.
Qua phát hiện của tác giả từ hai bản
thần phả của một ngôi đền ở Hà Nội và một ngôi đền ở Hải Phòng, ta biết Mai
Thúc Loan có vợ là Phạm Thị Uyển ở châu Đường Lâm (thị xã Sơn Tây ngày nay),
một địa điểm xa quê hương đến mươi ngày đường, nhưng lại cạnh nách bộ máy cai
trị đầu não chế độ đô hộ (đặt tại Tống Bình – Hà Nội ngày nay). Rồi khi con là
Mai Thị Cầu và Mai Kỳ Sơn, đủ tuổi ông lại cho cả hai về làm dâu, làm rể ở Điều
Yên (An Hải, Hải Phòng). Tiếp đến, khi khởi nghĩa nổ ở Hoan Châu, thì dưới sự
lãnh đạo của quan lang đạo châu Đường Lâm và là ông ngoại bà Phạm cũng như của
hai chị em Cầu, Sơn; nhân dân cả hai nơi đều phất cờ hưởng ứng. Theo tác giả,
điều đó là các chứng lý khẳng định rằng: ít ra đã hơn hai chục năm trước khi
châm ngòi khởi nghĩa, Mai Thúc Loan đã nghĩ tới và thực hiện kế hoạch xây dựng
ở Đường Lâm và Điều Yên hai căn cứ chuẩn bị cho khởi nghĩa!
2- Về mặt quân sự, Mai Thúc Loan
xứng đáng xếp vào hàng các thiên tài của đất nước.
Mai Thúc Loan vốn chỉ là một cậu bé
sớm sống côi cút, tứ cố vô thân, quanh năm làm thuê cuốc mướn, không một ngày
đến lớp; chỉ nhờ vào quyết tâm tự rèn luyện, tự học mà có sức và giỏi vật, võ
hơn người; mà am tường chữ nghĩa, biết rộng, hiểu sâu hoàn cảnh đất nước bị đô
hộ, mà thù giặc, thương dân, ủ ấp hoài bão cứu nước nhà, nòi giống. Đã vậy, lại
sống vào buổi giao thời khó khăn hồi ấy, thế mà ông lại trường kỳ mai phục,
chuẩn bị hơn 20 năm, khảo sát kỹ tình hình, xây dựng căn cứ dựa vào nhau trên 3
địa bàn chiến lược (trong đó địa bàn Đông Bắc là nơi mà 200 năm, rồi 600 năm
sau, lần lượt Ngô Quyền, Trần Quốc Tuấn cũng lại chọn làm căn cứ quân sự và nhờ
đó lập nên hai chiến công Bạch Đằng lịch sử). Mai Thúc Loan đã vận động Kim
Lân, Chân Lạp (Malaysia và Cambodia) cùng vài nước nữa chi viện hơn 20 vạn
quân, mở cuộc tổng tiến công quét sạch 20 vạn quan lính đô hộ nhà Đường ra khỏi
nước. Việc thành, vua Mai lại tài tình mời số quân chi viện này quay lui. Tác
giả cho rằng tới ngần ấy việc, Mai Thúc Loan xứng đáng được xếp vào hàng các
bậc thiên tài xưa nay của đất nước, ít ra thì cũng là vẻ mặt quân sự, ngoại
giao vậy.
3- Khởi nghĩa Phùng Hưng là một phần
khó tách rời của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Tìm ra mối tương quan cậu cháu ruột
giữa Mai phu nhân và Phùng Hưng, liên hệ với việc sau khi vua Mai thất bại,
trên căn cứ Đường Lâm lại nổ ra cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng, lại liên hệ việc
nhân dân Nghệ An đã lập đền thờ Phùng Hưng, tác giả Đinh Văn Hiến đã coi cuộc
khởi nghĩa Phùng Hưng là đoạn cuối của khởi nghĩa Mai Thúc Loan và điều đó
chứng tỏ ảnh hưởng cuộc khởi nghĩa này đã kéo dài đến gần hết cả thế kỷ thứ
8. Theo An Nam Chí lược của Lê Tắc, tháp Bảo Thiên 11 tầng ở hồ Hoàn Kiếm
là do tù binh Champa xây dựng. Nhiều chùa ở Hà Nội như chùa Châu Lâm, quận Ba
Đình có các tượng “bà banh”, một số tượng đứng trên bệ đá có điêu khắc chim
thần Garuda. N_ cả ở Thanh Hóa, Nghệ An người Champa đã cư ngụ từ thế kỷ 7-9 để
lại đi tích “nhạn tháp” ở Nghệ An. Dọc sông và bờ biển Thanh Hóa đã tìm thấy
các di tích điêu khắc Champa. Mai Hắc Đế nổi dậy chống Trung Quốc ở thế kỷ 8
chống Trung quốc có cha là người Champa, mẹ Việt.
4- Gia đình Mai Thúc Loan là một gia
đình anh hùng.
Trước đây ta chỉ biết có hai nhân
vật anh hùng trong gia đình vua Mai: Mai Thúc Loan chết vì bệnh trong khi vẫn
đang chỉ huy cuộc kháng chiến; con út là Mai Thúc Huy kế vị, đã hy sinh trong
chiến đấu chống Dương Tư Húc. Nay cuốn sách cho biết thêm: Trên mặt trận phòng
ngự Tống Bình chống cuộc tái xâm lăng của nhà Đường, Hoàng tử cả và Mai Hoàng
hậu đã anh dũng hy sinh trên mặt trận Duyên Hải Đông Bắc, Mai Thị Cầu và Mai Kỳ
Sơn cũng đánh đổi mạng mình nhằm cứu một số lớn nhân dân bị giặc bắt làm con
tin để chiêu hàng hai vị. Như vậy là cả gia đình vua Mai đã “vì nước quên
thân”.
Tóm lại, Mai Hắc Đế là một vị
anh hùng dân tộc. Vào thế kỷ thứ VIII, do chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo
của các quan lại nhà Đường, ông đã đứng lên vận động nhân dân khởi nghĩa giành
độc lập về cho dân tộc. Cuộc khởi nghĩa của ông, cũng như của Bà Trưng, Bà
Triệu, Lý Nam Đế trước ông và của Phùng Hưng, của cha con họ Khúc sau ông, phản
ánh ý chí quật cường, bất khuất của dân tộc ta, quyết không chịu đem thân
làm nô lệ cho ngoại bang.
Giáo sư
sử học Phan Đại Doãn trong bài giới thiệu đầu cuốn sách viết: “Đó là những câu
chuyện lịch sử (và một số truyền thuyết được lịch sử hóa) phản ánh một vòng hào
quang đẹp đẽ, lâu bền của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan còn đến ngày nay, mà
chúng ta có nhiệm vụ phát huy mọi giá trị văn hóa, tinh thần của nó…”.
3. Khu mộ, đền thờ và lễ hội Mai
Thúc Loan
- Khu mộ họ Mai nằm ở Núi Đụn, xã
Vân Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
- Đền thờ Mai Thúc Loan và người con
trai kế nghiệp là Mai Thúc Huy nằm ven chân đê 42, thuộc khối Mai Hắc Đế, thị
trấn Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Lễ hội vua Mai diễn ra trong 4
ngày: 13-14-15-16 tháng 01 âm lịch hàng năm tại thị trấn Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Ngày 13 tháng 01: Lễ khai Quang tại
khu mộ, đền thờ và mộ thân mẫu của vua Mai.
Ngày 14 tháng 01: Lễ yết cáo tại khu
mộ, đền thờ và mộ thân mẫu của Vua Mai.
Lăng mộ
Mai Hắc Đế
Ngày 15 tháng 01: Đại tế. Buổi sáng
các làng trong vùng rước kiệu về đền vua Mai để hội tế theo nghi lễ của triều
đình.
Buổi chiều là lễ dâng hương tại mộ
và lễ tạ tại đền.Trong lễ hội ngoài các nghi lễ, phần hội là các trò chơi dân
gian như đấu vật, đua thuyền, hát văn, hát đối, hát ví, đánh đu, leo cột mỡ, đi
cầu kiều, cướp cờ, đánh cờ… Trong đó đua thuyền là trò độc đáo nhất.
5-Kiến
trúc thành Vijaya(Champa)- Thành Hoàng Đế phát lộ
Thành Đồ bàn cũng thôi không nức nở
Trong sương mờ huyền ảo lắng tai
nghe
Từ một làng xa xôi bao tiếng mõ
Tan dần trong yên lặng của đồng quê…
(Điêu Tàn-Chế lan Viên)
Còn đâu nữa những ngày vàng son của
Đồ Bàn đô cũ và còn đâu nữa những cảnh rộn rịp voi ,ngựa xe? Tất cả đều trôi
vào quá khứ xa vời!
Ngày nay, du khách đến thăm thành cổ
Đồ bàn chứng kiến tận mắt
cảnh tang thương dâu bể không khỏi chạnh lòng hoài cổ, tiếc thương cho một
triều đại đã lùi vào dĩ vãng xa xăm.
Thành Đồ Bàn không còn nữa nhưng qua
các di tích và sử liệu ghi chép, du khách có thể tìm lại hình ảnh thời xa xưa.
Thành cổ Đồ Bàn nằm ở phía bắc TX An
Nhơn, tỉnh Bình Định, tọa lạc trên đất các thôn Nam Tân, Bắc Thuận và Bá Canh
của xã Nhơn Hậu và cách thành phố Quy Nhơn 27 km về hướng bắc. Thành do Chiêm vương Ngô Nhật Hoan đứng ra xây dựng,
kiến trúc thật kiên cố. Bên trong có dựng tháp Bảo chướng, bên ngoài có dãy đồi
Kim Sơn án ngữ mặt tây, có núi Long Cốt làm tiền án và gò Thập Tháp yểm hậu.
Khảo cổ lần 5
Đồ Bàn- Thành hoàng đế:
Nhằm sưu tầm tài
liệu góp phần làm cơ sở cho việc phục hồi , trùng tu, tôn tạo thành Hoàng Đế -
Kinh Đô của Hoàng Đế Nguyễn Nhạc, lãnh tụ phong trào nông dân Tây Sơn, Viện
Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng tổng hợp Bình Định khai quật khảo cổ
thành Hoàng Đế lần thứ nhất tháng 9-2004 ,lần thứ hai tháng 6-2005,thứ 3
năm 2006 và thứ 4 năm 2007 đã xác định một số kiến trúc cung đình độc đáo
của kinh đô Hoàng Đế nhà Tây Sơn như nền móng cung điện lầu Bát giác, các thủy
hồ, đàn Nam Giao… Với diện tích hơn 300m2 qua 2 đợt khai quật, diện mạo
kiến trúc thành Hoàng Đế dã được khảo cổ học phát lộ ngày một rõ nét hơn
Thành Hoành Đế qua thư tịch cổ:
Theo tài liệu lịch sử để lại cho
biết thành Hoàng Đế vốn trước đây là kinh đô của dân tộc Champa (thế kỷ XI-XV)
và có nhiều tên gọi khác nhau:thành vijaya, Phật Thệ, Chà Bàn, Đồ
Bàn... Năm1471, Lê Thánh Tôn cất đại quân hơn 250.000 người sang đánh
Champa, trong đó 100.000 đi bằng đường thủy, 150.000 đi bằng đường bộ. Đại quân
nhà Lê chiếm cửa Thị Nại rồi tiến về Đồ Bàn. Vua Trà Toàn sai em là Po Kaprih
dẫn đội tượng binh gồm 5.000 người ra đối chọi nhưng bị đánh bại,Vua Trà Toàn
rút vào cố thủ thành Đồ Bàn.
Thành Vijaya thất thủ vào ngày 2
tháng 3 năm 1471 sau bốn ngày giao tranh. Vua Champa là Trà Toàn bị bắt sống và
tự sát trên đường chở về Thăng Long. (05/03/ Al) Trong cuộc tiếp kiến, Vua
Trà Toàn xin vua Lê chỉ làm tội một mình ông và tha cho người dân Champa. Trên
đường về tới Nghệ An, Trà Toàn chết. Lê Thánh Tôn sai cắt đầu Vua Trà Toàn treo
ở đầu thuyền và cho khắc chữ "Cổ Chiêm Thành ngươn ác Trà Toàn chi
thủ". Ít nhất hơn 60.000 người Champa bị giết và 30.000 bị bắt làm
nô tỳ cho quân Đại Việt. Kinh thành Vijaya bị phá hủy hoàn toàn, người dân bị
tàn sát vô tội vạ, trong đó có 10 ngôi tháp này bị phá hủy. Đây là cuộc tàn sát
đẫm máu nhất của đại việt đối với champa. Hoàng tộc champa chạy sang Malacca ( khoảng
20.000 trốn thoát bằng thuyền qua cửa đầm thi nại, trong đó có con vua trà toàn
là Indravarman và bàn
la trà ko lai (Pau liang). Sau
cuộc chính biến lịch sử này rất nhiều người di cư chính trị Champa đã đến các
vùng đất Mã Lai an bình , một số khác thì tới Melaka . Cũng trong đoàn người di
cư đó là hai hoàng tử con vua Champa Trà Toàn , đó là Indravarman
và Pau Liang như đã nói ở trên. Bằng chứng được tìm thấy chứng minh
sự gắn kết lịch sử giữa Champa và Mã Lai là Al-kisah 29 trong đó đã kể lại câu
chuyện về một người Nakhoda Champa có tên là Sayyid Ahmad đã làm bạn cùng Hang
Tuah ( một anh hùng rất nổi tiếng trong lịch sử Mã Lai) và cùng đến Inderapura
(Pahang_Malaysia) để trốn Tun Teja đến Melaka. Sức mạnh Champa được chứng minh
là lớn hơn cả vùng Pahang sau khi được giúp đỡ của người anh hùng Melaka trốn
khỏi Tun Teja. sự có mặt của Nakhoda Champa tại Melaka và Pahang này lại được
chứng minh bằng một cơ sở chắc chắn sau khi tìm được trong Al-kisah ke-34 nói
về cuộc hôn nhân giữa một công chúa thuộc dòng tộc Champa với một quy tộc ở
Melaka. khoảng 30000 người chạy sang lào và campuchia sau
cuộc tàn sát đẫm máu này. Lê Thánh Tôn giải tán vương quốc Champa. Thủ đô chính
trị, hành chánh và tín ngưỡng của vương quốc Bắc Champa . Vijaya bị đổi thành
Đồ Bàn và cấm người Champa đến cư ngụ. Cũng chính nơi đây xảy ra cuộc thanh
trừng đẫm máu nhất của Nguyễn ánh với cuộc khởi nghĩa tây sơn. Thế kỷ XV
(1472), sau khi tàn phá vijaya champa, lê thánh tông sát nhập vào Đại Việt
thuộc đạo Thừa Tuyên Quảng Nam. Đơn vị hành chính Quảng Nam Thừa Tuyên
thống lĩnh 3 phủ 9 huyện trị sở đặt tại thành Châu Sa (Quảng Ngãi), thành Chà
Bàn thuộc huyện Tuy Viễn, phủ Hoài Nhơn.
Theo Lịch triều hiến chương loại chí
của Phan Huy Chú cho biết “Trong phủ có thành Đồ Bàn, là nơi vua cũ nước Chiêm
ở đó, lộng lẫy kiên cố nay dấu cũ hãy còn”. Theo Thiên nam tứ chi lộ đồ thư “xã
Phú Đa xưa có thành xây bằng gạch gọi là thành Đồ Bàn. Thành vuông mỗi bề dài
một dặm. Có 4 cửa. Trong thành có điện, có tháp. Điện đã bị đổ, tháp còn lại 2
tòa gọi là tháp con gái’’. Sách Hoàng Việt địa chí chép rằng ‘’Phú Đa gia có lẽ
là phiên âm của tiếng chăm Vijaya, huyện Tuy Viễn, trong thành có 35 toà tháp’’.
Sách Đại nam nhất thống chí mô tả ‘’Thành cũ Chà Bàn ở địa phận 3 thôn: Nam
Định, Bắc Thuận và Bả Canh về phía đông huyện Tuy Viễn, xưa là quốc đô của
Chiêm Thành, chu vi 30 dặm trong thành có tháp cổ, có nghế đá, voi đá đều là
của người Chiêm Thành’’...
Cuối thế kỷ XVIII, phong trào khởi
nghĩa Tây Sơn nổ ra, sau khi đánh chiếm phủ thành Quy Nhơn, nhận thấy vị trí
chiến lược của tòa thành, nhà Tây Sơn đã tôn tạo sử dụng lại làm đại bản doanh
của mình và trở thành kinh đô của vương triều đầu tiên nhà Tây Sơn. Theo Đồ Bàn
thành ký của Nguyễn Văn Hiển “... Đồ Bàn có từ lâu đời, khắc phục tự nhà Trần,
bị phá vỡ tự đời nhà Lê. Khôi phục được từ nhà Tây Sơn, sau dần dần phá bỏ mà
nay nền cũ vẫn còn... Niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 37, nhà Tây Sơn Nguyễn Nhạc
năm thứ 4 bèn nhân nơi đó mà đóng đô, mở rộng cửa đông kéo dài tới 15 dặm,
tường thành được đắp cao rồi xây bằng đá ong, bề cao tới 1 trượng 4 thước, bề
đày 2 trượng, mở thêm 1 cửa thành ra 5 cửa, riêng phía trước có hai cửa, bên tả
là cửa Tân Khai, bên hữu là cửa Vệ Môn... phía tây thành có đắp con đê Đỉnh Nhĩ
để phòng nước lụt, phía Tây Nam có đàn Nam Giao để tế trời đất, bên trong thành
xây thêm bức thành nhỏ, chính giữa dựng điện bát giác... phía sau là điện Chánh
Tẩm, hai bên dựng hai nhà thờ, bên tả thờ tổ tiên ông Nhạc, bên hữu thờ tổ tiên
bà Nhạc, trước lầu có cung Quyền Bỗng, hai bên có hai dãy hành lang là nơi làm
việc, trước cửa cung có mở cửa tam quan... bên trong thành thì có nghê đá, voi
đá... Ông Nhạc lên ngôi ở thành đó 12 năm”. Sách Lê Quí Dật sử cho biết
‘’Nguyễn Nhạc nhân đất cũ của Chiêm Thành, sửa đắp thành Đồ Bàn, đào lấy đá ong
xây thành lũy, mở rộng cung điện...” Đại nam nhất thống chí viết “Tây Sơn
Nguyễn Nhạc chiếm cứ thành này, nhân nền cũ xây đá ong tiếm xưng là thành Hoàng
Đế...’’
Thành Hoàng Đế trong lịch sử:
Thành Hoàng Đế tọa lạc trên một vùng
gò đồi nay thuộc xã Nhơn Hậu và thị trấn Đập Đá thị xã An Nhơn tỉnh Bình Định. Theo
quốc lộ 1 từ Qui Nhơn ra 20km, qua thị trấn đến thôn Bả Canh,theo đường huyền
trân công chúa, đi qua tháp cánh tiên và đi tiếp khoảng 1km thì tới. với cấu
trúc 3 lớp thành. Thành ngoại hình chữ nhật, chu vi 7.400m, thành nội chu vi
1.600m, Tử Cấm thành chu vi 600m. Đây là toà thành giữ vai trò quan trọng trong
cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, nơi đóng đại bản doanh làm bàn đạp từ đây đánh Nam
diệt Bắc. Đây cũng chính là Kinh Đô của chính quyền Trung ương Hoàng Đế Nguyễn
Nhạc. Năm 1776, Nguyễn Nhạc cho xây dựng lại toà thành cổ này, đến năm 1802 toà
thành mất vai trò lịch sử thì nơi đây có bề đày 25 năm giữ vai trò trọng yếu
trong đó có 16 năm là Kinh Đô của Vương triều Trung ương Hoàng Đế Nguyễn Nhạc
(1778-1793). Năm 1799, nhà Nguyễn đánh chiếm thành Hoàng Đế, đổi tên là thành
Bình Định để Chưởng hậu quân Võ Tánh và Lễ bộ thượng thư Ngô Tùng Châu trấn
thủ. Năm 1800, nghĩa quân Tây Sơn vây thành, năm 1801 Võ Tánh và Ngô Tùng Châu
tự vẫn. Năm 1802, quân Tây Sơn bỏ thành ra Bắc. Khi Gia Long lên ngôi, nơi đây
trở thành dinh Bình Định rồi trấn Bình Định. Năm 1813, dỡ bỏ, triệt hạ các cung
điện cũ, lấy vật liệu xây dựng thành mới mang tên thành Bình Định tại thị trấn
Bình Định ngày nay. Khu vực lầu Bát Giác được xây dựng miếu Song Trung. Từ ấy
thành Hoàng Đế chỉ còn trơ một dãy gò đá, gạch ngổn ngang và lầu Bát Giác thờ
Võ Tánh, Ngô Tùng Châu.
Mộ Võ Tánh và Ngô tùng Châu
Diện mạo kiến trúc thành Hoàng Đế
qua tư liệu khảo c ổ:
Kết quả khai quật năm 2004, tìm thấy
một công trình kiến trúc văn hoá-thủy hồ hình vành trăng khuyết dài 17m, rộng
10m còn khá nguyên vẹn, được xây bằng vôi, tường lòng hồ gắn đá, san hô trang
trí, và nền móng một kiến trúc, theo sử liệu ghi chép có khả năng nơi đây là
dấu tích đền thờ tổ của vua Thái Đức.
Kết quả khai quật năm 2005, phát
hiện thêm một hồ bán nguyệt phía đông Tử Cấm Thành, xây đăng đối với hồ bán
nguyệt tìm thấy năm 2004, một thủy hồ hình ‘’lá đề ‘’ dài 6m rộng 3m. Khai quật
lần này còn làm lộ rõ một cạnh phía Tây Nam của điện Bát Giác - nơi thiết triều
của Hoàng Đế Thái Đức. Nền điện, hành lang được bó bằng đá sa thạch (tận dụng
đá của Cham pa), và lát gạch vuông khổ 36cm. Chiều dài cạnh nền điện Bát Giác
7m3, chiều dài cạnh hành lang điện là 8m2, trên hành lang có bốn lỗ cột tròn âm
xuống nền gạch.
Bên cạnh số lượng lớn vật liệu kiến
trúc tìm thấy ở hố khai quật như gạch Chàm, gạch Việt, ngói âm dương nhiều loại
cỡ còn có một số loại hình khác như tiền xu, đạn chì, đạn đá, vật trang trí
bằng đá....
Theo tiến sĩ Lê Đình Phụng (cán bộ
Viện khảo cổ) chủ trì hai cuộc khai quật cho biết: Thành Hoàng Đế là công trình
kiến trúc duy nhất thời Tây Sơn còn lại, di tích được xây dựng đan xen qua
nhiều giai đoạn lịch sử.Do vậy,việc khai quật khảo cổ bóc tách kiến trúc từng
thời kỳ là việc làm cần thiết để tiến hành hội thảo,phục dựng, trùng tu, tôn
tạo.
Lâu nay chúng ta chỉ hình dung một
kinh thành Hoàng Đế Thái Đức qua khảo tả của tác giả Đồ Bàn Thành ký Nguyễn Văn
Hiển, bởi vì tất cả những kiến trúc của Tây Sơn đều bị triệt hạ và chôn vùi.Do
vậy,việc hiểu biết thành Hoàng Đế còn rất hạn chế.Với hai đợt khai quật hơn
300m2 là chưa đủ,hiện vật thu được còn quá ít.Thế nhưng kết quả khai quật cho
chúng ta một phần diện mạo về kiến trúc cung đình của Thành Hoàng Đế.
Hy vọng trong một tương lai không xa
Khảo cổ học sẽ dựng lại mặt bằng kinh thành của một vương triều có công lớn với
dân tộc:Thống nhất đất nước sau hơn hai thế kỷ chia cắt.
Vừa
qua, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Sở VHTT&DL tỉnh Bình Định
tiếp tục khai quật lần thứ 5 thành Hoàng Đế (xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, Bình
Định).
Đợt khai quật
này, Đoàn khảo cổ sẽ tiến hành khai quật trong diện tích 900 m2, nằm trong
khuôn viên thành nội của thành Hoàng Đế. Trong đó, tập trung ở 3 hố, 1 hố nhằm
khảo sát thủy hồ trong Tử thành (nhiều người gọi là Tử cấm thành) của nhà Tây
Sơn, 2 hố còn lại nhằm khảo sát, xác định nền móng Tử thành. Kết quả khai quật
sẽ là thông tin cần thiết cho việc công việc phục hồi, trùng tu thành Hoàng Đế
trong thời gian tới.
Phát hiện nhiều dấu tích mới trong
thành Hoàng Đế
Bờ thành Hoàng Đế được xây lại bằng
đá ong trong thành
TS Lê Đình
Phụng, Viện Khảo cổ học Việt Nam, người phụ trách khai quật, cho biết: “Tử
thành (Tử cấm thành) nhà Tây Sơn được xác định là kiểu kiến trúc cung đình nên
việc xây dựng phải tuân thủ theo quy luật cân đối. Vì vậy, khi phát hiện ra
thủy hồ ở phía tây thành (còn gọi là hồ bán nguyệt) nơi dành cho các phi tần,
cung nữ tắm rửa, thì nhất định phải có thủy hồ ở phía đông. Nên khi tiến hành
khai quật ở phía đông, đoàn tiếp tục phát hiện ra thủy hồ giống với thủy hồ ở
phía tây. Còn hai hố còn lại đã phát hiện ra bờ móng, công trình kiến trúc của
thành nội thành Hoàng Đế còn giữ lại được chia làm 2 phần: Hoàng cung, nơi
triều đình hội họp, các vị lãnh đạo nhà Tây Sơn làm việc và phần phía sau hoàng
cung là nơi sinh hoạt, ăn ở của tư gia Hoàng đế Nguyễn Nhạc, nơi mà nhân dân
địa phương thường gọi là nền cung cũ hay nền hậu cung”.
Hồ bán nguyệt, nơi để các phi tần,
cung nữ tắm mới được phát hiện ở phía đông
TS Lê Đình
Phụng cho biết thêm: “Cuộc khai quật nhằm xác định không gian Tử cấm thành gồm
quy mô, mặt bằng cùng các công trình kiến trúc thành nội của thành Hoàng Đế;
tìm dấu vết để phục vụ cho công tác trùng tu, phục hồi thành Hoàng Đế dựa trên
những cứ liệu có cơ sở khoa học vững chắc”.thành Hoàng Đế có cấu trúc ba
lớp gồm: Thành Ngoại, thành Nội, Tử Cấm thành. Những lần khai quật trước, các
nhà khảo cổ học phát hiện trong khuôn viên Tử Cấm thành có nhiều tượng nghê đá,
sư tử và hồ Bán Nguyệt, hồ Trái Tim…
Tuy nhiên, việc
phát hiện thêm nhiều dấu tích lịch sử nhưng để tiếp tục trùng tu, phục hồi thì
cần có thêm những chứng cứ khoa học thuyết phục của khảo cổ học về các công
trình kiến trúc cung đình Hoàng Đế. Bởi hiện nay, không gian Tử cấm thành và
cấu trúc các vòng thành vẫn còn có những ý kiến trái chiều nhau.
Bờ móng hoàng thành
Theo một số tài
liệu lịch sử ghi lại, tại vị trí thành Hoàng Đế hiện nay, từng tồn tại 2 vương
triều của 2 tộc người khác nhau, sống cách hơn 300 với tên gọi: Đồ Bàn
(Champa), Hoàng Đế (Tây Sơn). Tuy nhiên, kinh đô Đồ Bàn - Vijaya tồn tại thời
gian gần V thế kỷ (XI - XV), liên tục bị chiến tranh tàn phá rồi lại được xây
dựng, tu bổ phục hồi ở nhiều thời điểm khác nhau nên dấu tích không còn nhiều.
Hệ thống ống dẫn nước trong thành
Hoàng Đế xưa
Năm 1776,
Nguyễn Nhạc, cho quân sửa lại thành Đồ Bàn làm đại bản doanh của quân khởi
nghĩa, sau đó xây dựng thành kinh đô nhà Tây Sơn. Từ năm 1788, Nguyễn Huệ lên
ngôi hoàng đế đặt kinh đô tại Phú Xuân, kinh đô Hoàng Đế chỉ còn trên danh
nghĩa. Năm 1793, vua Cảnh Thịnh tiến chiếm thành Hoàng Đế. Năm 1801 thành Hoàng
Đế đã thuộc về Nguyễn Ánh do tướng Võ Tánh đóng quân sau khi chiếm được thành
từ quân Tây Sơn.
Sau khi chiếm
được thành Hoàng Đế, Nguyễn Ánh đã đổi tên là thành Bình Định. Tới năm 1814 ông
cho chuyển thủ phủ từ thành Hoàng Đế về vị trí là thành Bình Định sau này, nằm
cách thành hoàng đế khoảng 3km về hướng đông bắc làm thủ phủ trị sự của vùng
Quy Nhơn-Bình Định. Nay là thôn châu thành-f. nhơn thành-thị xã An nhơn- t.Bình
định(cách tháp phú lốc 200m)
6-Văn hóa ẩm thực Champa
a.
Quan điểm : Quan niệm chính của người Champa trong
ăn uống là giúp cơ thể phát triển và thể hiện tính hiếu khách, nói nôm na “ăn để
mà sống” chứ không phải “sống để mà ăn” điều ấy được thể hiện trong các câu tục
ngữ: Bâng takik plêh lawik bâng wơk. Bâng ralô jamưô bân jhak
Tạm
dịch:
Ăn
ít để sau ăn nữa. Ăn nhiều ói mửa dơ dáy nhuốc nhơ.
Tuy
vậy, trong những lúc tiệc tùng, đình đám, người Chăm không để cho thực khách
mang bụng đói về nhà mà ngược lại: Bâng jauh cangua hua ginraung (ăn thoải mái
no say) hoặc được miêu tả bằng cụm từ “Bâng êgalê pauh tăl takê” (ăn no gõ sừng)
để chỉ sự thết đãi của gia chủ quá đỗi rộng lượng hiếu khách. Người Chăm xem sản
vật tự nhiên có trong địa bàn cư trú của họ là món quà của Thượng đế ban cho họ
có ý thức khai thác và sử dụng rất hợp lý.
Paik
djâm di glau bâng ka. Djâm di paga
piêh bâng lawik
Tạm dịch:
Rau ngoài rừng hái ăn đã nào.Rau trên rào để chờ khi thiếu
Vì thế mà mỗi lúc nông nhàn, hay chuẩn bị vào mùa vụ đặc biệt vào mùa khô cũng
là thời gian đang chờ lúa ngoài đồng chín rộ, tháng 11, 12, giêng Chăm lịch,
trai tráng trong làng hay tổ chức những cuộc săn bắt, còn thôn nữ từng tốp đi
vào rừng hái nấm, hái rau. Và đây cũng là thời điểm sắp sửa đi vào hội làng
hàng năm như Rija Nưgăr chẳng hạn. Đã từ lâu, người Chăm đã có ý thức ăn chín
sôi và tổ chức bếp núc ngăn nắp, gọn gàng. Công việc ấy trao cho bàn tay người
phụ nữ. Họ ngoài thiên chức làm vợ, làm mẹ, chăm lo cho cuộc sống gia đình mà
còn làm quản lý tài chính và bảo vệ danh giá của gia đình và dòng tộc. Bà Tổ mẫu
(Muksruh Palèi) là tấm gương cho giới phụ nữ học tập nơi người: công, dung,
ngôn, hạnh. Về công việc bếp núc người dạy:Glah crông salaw caga. Cang tathăk
djâm ka blauh lai mưthin. Ikan raw juai brèi hangir. Mơy pagâp mưthin
juai brei băk taba. Tạm dịch:
Trã bắt lên mâm sẵn mà. Chờ cho rau chín mới đà nêm canh.
Rửa cá chớ để hôi tanh. Mặn hay lạt chẳng ngon lành đâu em. Ở hạng người lớn tuổi,
đặc biệt là các vị chức sắc tôn giáo không bao giờ họ ăn uống trong bóng đêm,
nói khác đi là không có ánh sáng (nến hay ánh sáng mặt trời), bởi họ cho rằng
bóng đêm đồng lõa với ma quỷ (abilêh). Đang khi ăn vào buổi tối không may điện
tắt, bữa ăn của họ sẽ dừng lại ở đó dù chỉ mới cầm đũa. Vì thế, mỗi bữa ăn họ
chuẩn bị khá chu tất đèn sáng. Bữa ăn hàng ngày, người Chăm rất ngại khi ăn làm
rơi vãi những hạt cơm. Theo họ mỗi hạt cơm đó là thân xác và linh hồn của Pô
Yang Sri (Thần lúa gạo), mặc dù trong cuộc cúng nào đều có cụm từ cố định mang
ý nghĩa cầu xin thần thánh ban phước lành: “bâng lihèi hauk Kamang Jruh” (Ăn
cơm rãi hạt nổ rơi của Ngài). Họ quan niệm thật chín chắn, bởi không những thể
hiện ý thức tâm linh mà còn biết quý trọng mồ hôi nước mắt người nông dân, một
nắng hai sương, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để có bát cơm, trong môi trường
sinh thái khắt nghiệt của vùng đất thiếu mưa thừa nắng. Đồng thời trong bữa ăn,
nếu không có việc cần nói với nhau thì ít khi người Chăm nói chuyện vãng. Họ
cho rằng nói trong lúc ăn, nếu không hay xảy ra chuyện to tiếng sẽ làm phật
lòng Pô Yang Sri và gia quyến của họ sẽ gặp nhiều điều không may mắn, mùa màng
sẽ không được như ý muốn. Những lễ vật trong các cuộc cúng tế, đặc biệt là lễ vật
dùng trong đám tang, không bao giờ được làm ăn trong như ngày bình thường. Bởi
lẽ nếu có xóm giềng nghĩ rằng nhà có tang gia, sẽ là điều không hay. Các lễ vật
dâng cúng trong Thánh đường của người Chăm Bàni như kadaur mưriah (bánh đúc ngọt)
hoặc kadaur patih (bánh đúc trắng) cũng không được chế biến dùng trong ngày thường.
Hàng ngày, người Chăm dọn ăn trên những chiếc mâm đáy bằng - tiếp giáp với mặt
chiếu, không bao giờ dọn bằng mâm chân cao (salaw takai) dù là những vị chức sắc
cũng vậy. Vì mâm chân cao dành đặc biệt cho các cuộc dâng cúng, có sự xuất hiện
của Thánh hoặc Thần. Trong các cuộc dâng cúng, người Chăm bắt gặp một số tộc
người Tây nguyên hoặc nước ngoài như Mãlai hoặc Indônesia là sự hiện diện lá
chuối để lót trên mâm dọn lễ vật. Ở họ thể hiện sự tôn kính các vị thần thánh
được mời về hưởng lễ vật. Ngoài ra, trong việc ăn uống của người Chăm còn biểu
hiện tình yêu chung thủy sắc son bằng hình ảnh là người cùng ăn chung mâm cơm
trong lễ cưới sau khi hai vị Imưm và Katip tuyên hôn. Đã từ lâu người Chăm
đã có ý thức về ăn uống, từ đạm bạc đến thịnh soạn, từ việc ăn để đáp ứng nhu cầu
phát triển bình thường của cơ thể đến việc ăn uống giàu chất dinh dưỡng.
b.
Những đặc trưng cơ bản: Người Chăm Ninh Thuận
theo hai tôn giáo chính: Bàlamôn và Hồi giáo Bàni, ngoài ra có một bộ phận nhỏ
theo đạo Hồi giáo Islam, bộ phận này được tách ra từ Hồi giáo Bàni, du nhập vào
tỉnh ta từ những năm 60 của thế kỷ XX. Hai giáo phái chính trên kiêng thịt như
người dân nước Ấn Độ. Các vị chức sắc ăn bốc như người nước Arập, cũng đã được
Chăm hóa, có vị dùng muỗng (sanuai) vì lúc nào trong bữa ăn của người Chăm đặc
biệt trong mâm lễ vật cúng lúc nào cũng có món canh rau nước xáo thịt (dê, gà,
trâu). Tín đồ các giáo phái theo điều luật của giáo hội phải kiêng cữ không
khác gì đội ngũ chức sắc. Khi ăn nam ngồi xếp bằng (Trah canăr), nữ ngồi duỗi
tréo một chân ra phía sau (Jauh cangua). Khi ăn dùng đũa, muỗng để gắp, múc thức
ăn. Với những thức ăn không chan nước canh, người phụ nữ Chăm hay dùng tay bốc
ăn như người nước Arập. Người Chăm ít khi ăn mỡ, có chăng mới từ những năm 70
trở lại đây, trước kia họ dùng dầu ăn để tăng hàm lượng chất béo. Họ không
thích ăn những món ăn nhiều cholesterol, người Chăm Bàlamôn nếu không có đám,
tiệc… thì không bao giờ giết mổ heo để dùng trong nhà, hoặc người Chăm Bàni, những
con vật hiến tế (để dâng cúng thần thánh) đều là những con vật mang trong cơ thể
chúng ít mỡ như gà, dê, trâu. Ngược lại, họ ăn được nhiều loại lá, rau trồng có
sẵn trong tự nhiên. Những loại đọt non trong tự nhiên có rất nhiều xung quanh địa
bàn cư trú như canung, girắk, Kadaiy… hoặc những loại đậu trồng trong vườn hay
trên rẫy như rabai (đậu ván), ratak auh takuh (đậu xanh)… Nhiều nhất là các loại
rau, củ, nấm… mọc sau vài trận mưa như chùm bát (djâm bat), rau đay (djăm
nhot), rau bồ ngót (djăm tatiăk), măng (rabung), nấm mộc nhỉ (bimaw tangi
takuh), nấm rơm (bimaw pông)… Có lẽ một mặt địa bàn cư trú của họ thực vật
phong phú họ khai thác để phục vụ các bữa ăn, mặt khác khí hậu nơi đây khắc
nghiệt, nóng và gió, có tháng nhiệt độ lên đến 35 đến 36 độ C và hầu như quanh
năm mặt trời tỏa ra nhiệt lượng rất lớn nơi vùng đất này. Vì vậy họ cần lấy lại
sự thăng bằng thân nhiệt, rau là loại thức ăn lý tưởng nhất cho việc giữ thân
được điều hòa để tránh bệnh tật. Ngày nay, thế giới của chúng ta đang có xu hướng
thừa chất cholesterol trong máu, sợ mập và bệnh tim mạch vì vậy việc thích ăn
rau của người Champa rất phù hợp với xu thế này. Chế biến món ăn (thịt, cá,
canh), người Chăm rất chú trọng gia vị dù đơn giản như ớt, hành, sả, mắm muối…
Gia vị làm cho món ăn đậm đà, hợp khẩu vị. Ở Ninh Thuận có một làng Champa ăn
cay có tiếng, không nơi nào sánh bằng kể cả các làng Chăm Bình Thuận, đó là
làng Chăm Bàni Lương Tri (Palei Cang). Cách đây hơn 30 năm, hầu như nhà nào
cũng có vườn trồng ớt, và dự trữ ớt khô. Ớt là gia vị chính của họ cũng phải lẽ,
xung quanh làng của họ là ruộng sâu, bầu lát, quanh năm nước đọng bùn lầy, nơi
sinh sống lý tưởng của các loại thủy sản nước ngọt như cá, lươn, ếch… và hầu
như họ khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên ấy quanh năm. Nếu không có ớt,
không có gia vị cay thì các món ăn được chế biến từ thủy sản nước ngọt sẽ tanh
đến nhường nào. Và đây cũng là phương thức cân bằng âm - dương trong việc ăn uống.
Ở các làng Chăm hiện nay món canh rau tập tàng (nhiều thứ rau nấu chung) pha bột
gạo vẫn còn phổ biến và là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, kể cả nhà
giàu có. Ca dao Champa có câu để chê cười con cái nhà quyền quý không thận trọng
trong ăn uống:
Anưk
urang biăk urang biai
Bâng
ia habai luai pâch pangin
Tạm
dịch:
Con
cái người quyền quý
Ăn
canh rau để cho vỡ chén.
Người
Champa ăn uống không cầu kỳ, hoa mỹ nhưng họ khá sành điệu, họ tuyên bố: Pabaiy
tuk - Mưnuk âm(Dê luộc - Gà nướng) Lời tuyên bố của họ có lý, những con vật hiến
sinh bốn chân như: dê, trâu… là đám lớn, đám có nhiều thực khách, nước xáo của
chúng vừa ngon lại vừa đủ cho nhiều người cùng ăn.Và ngược lại, con gà làm vật
hiến tế thường là lễ chỉ vài người tham dự. Bữa ăn của tộc người Chăm mang tính
cộng đồng ca. Ít khi người Chăm ăn bữa cơm riêng lẽ kiểu Âu tây mà là ngày nào
cũng dọn lên mâm, bày tất cả thức ăn lên đó. Mọi người dùng chung tô canh, đĩa
cá, chém mắm… có khi ít bưng hết thẩy món ăn mà được chế biến trong bếp để gần
đấy, vừa dễ chêm thức ăn, khỏi phải vào ra bếp nhiều lần, vừa dễ cho các thành
viên cùng biết bữa ăn của gia đình mình. Hai giáo phái Bàlamôn và Bà ni ở nơi
đình đám cách dọn ăn khác nhau, người Bàlamôn dọn một mâm gồm các thức ăn cho
hai hoặc bốn người, ngồi xếp bằng trên mặt chiếu, còn người Bàni chỉ dọn mỗi một
mâm cho hai vị lớn hoặc chức sắc tôn giáo, còn lại họ dọn ăn chung cho tất cả mọi
người, ngồi xếp bằng đối diện. Thành ngữ “tapa salaw”( Vượt mâm), hàm ý “qua mặt”
đã mang khái niệm có tính khái quát cao, có lẽ xuất phát từ hình ảnh “xấu ăn”
nơi đình đám của một cá nhân nào đó xa xưa. Ngày nay, việc dọn ăn của người
Chăm có khác đôi chút, người ta không bưng bê tất cả cùng ra mà chỉ bưng mồi với
thức ăn đồ uống. Nếu dọn lên bàn, có nơi đặt luôn cái mâm lên ấy. Mục đích để tỏ
lòng tôn kính khách hoặc ông bà, cha mẹ, đồng thời chiếc mâm “salaw” theo quan
niệm của người Chăm xưa là “mặt đất”; các món ăn là “muôn loài”, sinh sôi nẩy nở
trên ấy. Nhưng cũng có nhà họ cho đó là “thừa thải”, lập dị vì thế họ dọn trực
tiếp không cần phải có mâm. Tuy vậy, hầu hết tộc người Chăm hãy còn giữ cung
cách dọn ăn trên mâm salaw lithei. Để đưa thức ăn vào miệng, người Chăm dùng
đũa “duơh”, kể cả việc xẻ chiết thức ăn chứ không dùng dao, nĩa, xiên như người
Âu Tây. Các vị chức sắc nơi đình đám, ăn trên mâm các châu (salaw takai) với
các khẩu phần và đưa tay bốc cơm và một số thức ăn. Có lẽ cung cách này xuất
phát từ nước Arập hoặc Ấn Độ nơi phát sinh tôn giáo Chăm. Người Chăm sử dụng
nhiều chủng loại đũa và “hạng người” cũng được phân biệt bởi chủng loại đũa ấy.
Ví
dụ: - Thầy pháp (gru urang) chỉ dùng mỗi loại đũa tre
-
Chức sắc cao cấp dùng đũa mun bịt bạc.
-
Người có chức quyền hay dùng đũa mun, ngà.
-
Thường dân dùng đũa tre hay các loại cây khác. Trong lúc ăn, người đàn ông
Champa có khi uống vài ly rượu, họ vừa ăn vừa uống, hoặc uống xong rồi ăn tùy
cá tính của mỗi người. Xong bữa cơm, ít khi người Champa ăn tráng miệng, nếu có
thường là chuối hoặc trái cây trong vườn nhà. Những hôm có khách, bữa cơm được
chuẩn bị khá tươm tất, dù thức ăn có chỉ vài món cây nhà lá vườn, và cuối cùng
gia chủ khi tiễn khách phải thốt nên câu nói cảm ơn thay vì ngược lại. Đây cũng
là nhân cách đặc thù mang sắc thái riêng của người Champa. Trong giai đoạn hiện
nay, người Chăm hãy còn giữ tục lệ cúng tế, trước cúng sau ăn, phương thức bù đắp
sự thiếu hụt chất bổ dưỡng trong những ngày thường được hình thành từ rất lâu đời.
Thường lễ vật được dọn lên mâm cao có lót lá chuối. Người Champa không mang
khái niệm thời gian bằng những nén hương mà bằng muôn vàn sợi hương trầm bốc
lên từ chén lửa, thần thánh, tổ tiên về “hưởng chút lòng thành” của gia chủ qua
nhiều sợi hương trầm đó. Bữa ăn Chăm lúc nào cũng có mắm, mắm cái, nước mắm, tuỳ
món ăn mà có nước mắm phù hợp, đôi khi xuất hiện mỗi món mắm chưng với hương vị
rau rừng. Hiện nay, ở hai làng Champa Bính Nghĩa và Raglai Xinh thuộc xã Phương
Hải, huyện Ninh Hải có dòng tộc mang tên Ia mathin (nước mắm). Bà thị Pluc
(Bính Nghĩa) nói rằng (theo lời cụ Ky của họ kể) dòng tộc của bà từ ngàn xưa
chuyên sản xuất nước mắm để cung tiến cho vua và trao đổi nông sản. Những con
tôm, con cá trong Đầm Vua, địa bàn cư trú của dân cư Bính Nghĩa xưa, bắt về ướp
làm nước mắm rất ngon. Có lẽ nước trong đầm giàu chất diêm sinh.
Những
món ăn truyền thống và cách chế biến: Vốn dĩ người
Champa sống chủ yếu bằng nghề nông, quanh năm nơi ruộng đồng, nương rẫy, núi rừng.
Những sản vật được thiên nhiên ban tặng được họ khai thác,chế biến thành những
món ăn,thức uống phong phú, phù hợp với khẩu vị của họ.
I.
Những món bánh (Tapei ahar mưnưng)
1.
Tapei anăng baik (Bánh tét đòn) Bánh tét đòn của người
Champa gần gũi vói bánh tét đòn người Việt Trung Nam bộ, và người Raglai.
Nguyên liệu chính là gạo nếp (điệp) và đậu (ralak). Gạo nếp là sản phẩm nông
nghiệp không thể thiếu của người Chăm, hai loại chính là Điệp kalu, trắng, hột
tròn mùi mướp hương, dẻo và Điệp gilai, trắng, hạt dài, dẻo và thoảng hương
thơm. Gạo nếp ngâm khoảng nửa giờ đồng hồ, vớt để ráo. Lá chuối (hala pakei), nếu
là lá chuối chát càng tốt, bánh sẽ xanh và thoảng hương dễ chịu. Lá được phơi
ngoài nắng cho dẻo dai để khi gói không bị nứt và rách. Đậu (ralak) như đậu phộng
(ralak lauw), đậu đen (ralak juk)… rửa sạch, trộn vào gạo nếp. Khi gói người ta
dùng lá chuối hai lớp làm vỏ, để dọc đậu nếp, cuộn tròn, cột bằng lạt giang
(kanuôr tiang), chắt chừng nào tốt chừng nấy. Luộc khoảng 5 - 6 giờ. Bánh tét
đòn được dùng rất nhiều trong lễ tế và cuộc sống đời thường: đám tang, lễ cúng
gia tiên, lễ hỏi, cưới… Ngày nay song song với việc trộng đậu vào nếp, người
Chăm còn có bánh tét đòn nhân lạt (kati taba) và nhân mặn (kati băk), có lẽ được
du nhập phương cách từ các tộc người cận cư. Bánh nhân lạt thường là đậu, nấu
chín, giã nhuyễn trộn với đường ăn (saradang). Bánh nhân mặn thường dùng đãi
khách trong dịp lễ tết, nhân mặn gồm thịt ướp gia vị đã được nấu chín hoặc chưa
nấu (thịt bò).
2.
Tapei anung banah (bánh tét cặp) Nguyên liệu như bánh
tét đòn để dâng cúng, thường không có nhân (kati). Bánh được gói ngắn hơn, hình
bán nguyệt, khi cột lạt họ ghép hai bánh với nhau đối xứng, tạo thành bánh đòn.
Luộc trực tiếp trong nước đun sôi. Bánh tét cặp được dùng trong các đám tang
(padhi) cúng gia tiên (Pabăng mukkei), giỗ kỵ (patrip). Loại bánh không có sự biến
đổi vì chúng không được dùng trong những ngày thường.
3.
Tapei dalik (Bánh ít) Bánh ít Chăm như bánh ít của người
Việt. Bánh được làm từ gạo nếp ngâm giã thành bột (tapung). Bột nếp nhồi với nước
đường nấu để nguội. Người ta bốc từng cục bột, dát mỏng, bọc lấy nhân, gói. Làm
chín bánh theo phương thức hấp. Nhân bánh thường được làm bằng đậu nấu chín giã
nhuyễn hoặc dừa. Khi gói người ta thoa một lớp dầu ăn hay cốt dừa trên một mặt
lá phía trong để khi bốc không bị dính. Bánh ít được dùng khá phổ biến trong đời
sống hàng ngày của người Chăm từ cúng lễ đến đãi khách.
4.
Tapei adang (bánh xôi chè) Bánh xôi chè được làm bằng
gạo nếp đồ xôi trộn với đường, đậu (phộng hoặc đen). Bánh chín người ta chiết từng
cục, hoặc cắt thành miếng vuông, bọc lá chuối để hở hai đầu. Tapei adang được
người Chăm Bàlamôn dâng cúng trong đám tang. Người Chăm Bàni làng Văn Lâm, huyện
Ninh Phước làm tapei adang có khác với tapei adang của bà con Bàlamôn gần như
bánh tét cặp, nhưng bánh được làm bằng bột nếp ngào đường như bánh ít, không
nhân. Người Văn Lâm hay luộc từng cặp tapei anung banah với tapei adang và ăn
chung hai loại cùng nhau. Trong lễ cưới hoặc lễ karơh (lễ nhập đạo), người Chăm
Bàni làm bánh xôi chè gồm nếp đồ xôi ngào đường. Bánh chín đổ ra nia, cán mỏng,
dùng tay đập cho bánh ép chặt vào nhau. Hai mặt bánh phủ một lớp bột đậu phộng
hoặc mè rang. Dùng dao cắt thành từng miếng vuông gọi là (tapei paul).
5.
Tapei racăm (Bánh tráng) Bánh tráng được sử dụng phổ biến trong đời sống
cộng đồng của người Chăm. Bánh tráng được chế biến bằng bột gạo, hòa với nước
theo tỷ lệ nhất định, mè đen (langư juk) hoặc mè trắng (langư bông). Người Chăm
có hai loại bánh tráng có kích thước khác nhau. Bánh tráng bằng đồng tiền kẽm
chỉ được dùng (không ăn được) trong lễ cưới của người Bàni và bánh lớn dùng để
ăn thay cơm hoặc ăn với thức ăn khác như gỏi, rau sống. Nếu muốn đổ bánh nhỏ (bằng
đồng tiền), người ta dùng lửa than, đặt lên đấy tấm kim loại (thường là mâm đồng),
mút bột bằng muỗng nhỏ đổ xuống mặt mâm. Khi chín cậy đem phơi. Bánh lớn, đường
kính từ 30-35 cm, phải dùng khạp lớn (khang) căng mặt vải, đun nước bốc hơi, đổ
bột bánh, tráng mỏng, đậy nắp. Bánh chín dùng đũa tre vớt, đặt vào phên tre đem
phơi. Người ta dùng lửa than để nướng nếu thích. Bánh loại này dùng để ăn hàng
ngày và trong cúng tế. Bánh tráng ở các làng Chăm ít biến đổi, nếu có thì chỉ
thay đổi các loại đậu hoặc bột.
6.
Tapei kamang (bánh in) Là loại bánh ngọt, được
người Chăm chế biến để ăn và đãi khách. Bánh được chế biến từ lúa nếp rang đãi
vỏ thành nổ (bỏng), người Chăm gọi là kamang. Kamang giã mịn thành bột trộn đường
ăn. Dùng khuôn bằng gỗ, thường bằng chén uống trà nhận ép thành viên. Bánh
tapei kamang của người Chăm được dùng nhiều trong đám tang hoặc giỗ kỵ.
7.
Tapei côh (bánh cuốn) Bánh cuốn được dùng nhiều trong đám
táng, giỗ kỵ của rngười Chăm từ rất lâu đời. Bánh cuốn được làm từ bột nếp, ray
mịn, nhân của nó được làm bằng mè, đậu phộng rang giã mịn trộn đường ăn. Để làm
bánh cuốn người ta dùng than lửa hồng, đặt lên đấy mâm đồng. Thoa lên mặt mâm lớp
dầu ăn, ray bột theo chiều dọc một lớp mỏng, rãi đều hỗn hợp đậu làm nhân. Bánh
chín dùng dao tre mỏng cuốn thành thỏi bánh tròn. Bánh cuốn chưa có sự thay đổi
lớn, có chăng người ta trộn bột bánh với phẩm màu vàng hoặc đỏ với mục đích làm
cho bánh trông hấp dẫn, sinh động hơn.
8.
Tapei saip (bánh xếp) Tapei saip được người Chăm Bàni chế
biến và dùng vào việc cúng tế rất lâu đời, đặc biệt là trong đám tang. Tapei
saip được làm từ bột gạo nếp, xay mịn hòa với nước, trứng gà và đường ăn, tạo
thành hỗn hợp sền sệt có màu mỡ trứng gà. Người ta nướng bánh bằng một cái mâm
đặt trên than lửa hồng. Trước khi đổ bánh, người ta thoa một lớp dầu ăn hoặc dầu
dừa nơi định đổ bột nhằm để khỏi bị dính vào mặt mâm. Bao giờ bánh bốc mùi
thơm, vàng người ta dùng dao tre cậy, xếp ba và gói lại bằng lá chuối để hở hai
đầu. 9. Sakaya Sakaya là loại bánh rất được ưa chuộng trong cộng
đồng Chăm. Những lễ cúng trọng đại của người Bàni không bao giờ thiếu vắng
Sakaya. Sakaya đã đi vào cuộc sống của người Chăm như biểu trưng của sự kính trọng,
thành khẩn, thành ngữ Chăm có câu: Tapei anung ala (Bánh tét dưới)
Sakaya
angauk (Sakaya trên) Sakaya được làm từ hỗn hợp trứng (gà, vịt), đậu phộng (giã
nát), đường và gừng.
Để
có chiếc bánh sakaya chín, bốc mùi thơm dìu dịu, người ta đem hỗn hợp đã được
đánh (quậy) nhuyễn tạo thành dung dịch sền sệt, đổ vào khuôn bằng sứ (thường là
chén, tô…) chưng cách thủy.
Sakaya
được dùng trong lễ tục và thết đãi bạn bè quý mến.
10.
Ginraung laya (Bánh củ gừng): Bánh củ gừng có hình dáng như củ gừng
dùng làm gia vị. Nó đã được chế biến và sử dụng từ xưa đến giờ và rất được ưa
chuộng, đồng thời thể hiện sự khéo tay của người phụ nữ Chăm. Bánh củ gừng được
làm từ hỗn hợp bột gạo nếp, đường, trứng gà và men rượu. Hỗn hợp được nhồi thật
nhuyễn, bốc từng cục như làm bánh ít, đặt lên mâm, dùng đôi bàn tay nặn hình củ
gừng. Để được chiếc bánh vừa thơm, vừa ngon, người ta đem “củ gừng”đã được nặn
đem bỏ vào chảo dầu ăn đang sôi sùng sục - dầu ăn được khử bằng nửa chén tỏi
giã nát, 5 phút sau chiếc bánh có màu vàng và thơm. Bánh ginraung laya ngang
hàng với sakaya thường được dùng trong các buổi lễ trọng đại và chiêu đãi khách
quý.
11.
Tapei kăng Người Chăm Bàni làm bánh tapei kăng từ rất
lâu. Nó được làm để dâng trong thánh đường (Thang mưgik) nhân dịp lễ Al’lahâm của
người vừa học xong lớp kinh côran vỡ lòng. Tapei kăng chín bằng phương thức nướng
hỗn hợp bột pha với lòng đỏ trứng gà, đường với tỷ lệ rất nhỏ, trên một chiếc
mâm đồng, thoa một lớp dầu ăn trước khi đổ hỗn hợp. Bánh bốc mùi thơm và chuyển
màu nâu thì đã chín dùng dao tre gấp đôi, bọc lá chuối. Tapei kăng đến nay vẫn
chưa có sự thay đổi và được xem là lễ vật rất quý để dâng lên các vị Nabi trong
thánh đường mùa chay Ramưwan.
12.
Akun (bánh chà cung) Bánh chà cung được người Chăm chế
biến khá lâu đời của hai giáo phái Bàni và Bàlamôn. Akun được làm từ bột gạo ướt
pha nếp (với tỷ lệ rất nhỏ), nếu là akun ngọt, người ta thêm đường theo tỷ lệ
nhất định. Bột (không mịn) bọc trong lớp vải mỏng đem hấp trong nồi nước đang
sôi (nồi hai tầng có soi lỗ), đậy nắp, khoảng 4-5 phút bánh chín. Akun trắng
(không đường) ăn với nước đường nấu chín hoặc nước xáo gà, dê… Akun được dùng
nhiều trong các cuộc dâng cúng Chăm như Kayâp, Kamưrôi, Rijanưgăr… của người
Bàni, trong Palaw kasah, Rijanưgăr… của người Chăm Bàlamôn.
13.
Kadaur (Bánh đúc) Bánh đúc Chăm có hai loại: bánh đúc
chay (kadaur patih) và bánh đúc ngọt (kadaur mưriah). Người Chăm chế biến hai
loại bánh này để dâng cúng PôÂuluah trong thánh đường (Bàni) hoặc ở nhà. Kadaur
được làm từ bột gạo, thật mịn pha với nước theo tỷ lệ định sẵn, nếu bánh đúc ngọt
người ta trộn đường ăn vào bột. Bột nước đổ vào cái khạp (akhang) bằng đất nung
hoặc thùng kim loại (nhôm, gang) bắt lên bếp với phương thức tăng hoặc giảm lửa.
Đến khi bột có dấu bọt nổi lên li ti , người ta dùng que bếp quậy nhuyễn để cho
bánh cô đặc từ từ và tránh bị cháy khét. Đổ vào nia cho nguội, dùng dao rạch cắt
từng đường kẻ dọc ngang. Như vậy người ta đã có bánh đúc Kadaur. Bánh đúc chay
ăn với muối mè hoặc muối đậu phộng.
II.
Những món ăn được chế biến từ các loại thịt:
1.
Món luộc: Thịt luộc được chế biến và sử dụng khá
phổ biến trong cộng đồng Chăm. Các lễ đám như đám tang, cúng giỗ, tôn chức… đều
có thịt luộc. Người Chăm trình bày quan điểm và món ăn chế biến từ thịt là
“Pabaiy tuk mưnuk ăm” (Dê luộc - gà nướng), và thường là những con vật nuôi như
trâu, bò, dê, gà, vịt… luộc làm món ăn, ngược lại thịt của thú rừng ít khi chế
biến món này. Thịt được làm sạch sẽ đem luộc và nước luộc thịt - nước xáo được
chế biến làm thành món ăn với thịt trộn rau ghém (thân chuối non sắc mỏng trộn
với lá lốt thái). Ngày xưa khi giết mổ con vật để dâng cúng (chỉ có dâng cúng mới
được giết mổ trong nhà), ngoài thịt người Chăm hay tận dụng da, sừng để làm
thành vật dụng khác, như da trâu làm dây thừng, bịt mặt trống ginăng, da dê bịt
mặt trống ginăng, trống baranưng (loại trống một mặt), dùng sừng trâu để làm tù
và.
2.
Món nướng (Rilaưw ăm) Thịt nướng được dùng phổ biến trong cộng đồng
người Chăm từ cúng tế đến bữa ăn thường ngày.
Thịt
nướng trong các lễ cúng gọi là kadang, ví dụ dê nướng là pabaiy kadang, gà nướng
là mưnuk kadang. Người Chăm thường nướng thịt thú rừng, ngon nhất là thịt nướng
các loại thú lông vũ như gà, chim… Thịt nướng ăn với đọt rau tự nhiên như
tanung (lim xanh), tạo vị giác hay hay. Thịt nướng trong cuộc cúng không bao giờ
họ tẩm gia vị và ngược lại trong bữa ăn hàng ngày họ hay bôi tẩm gia vị như hỗn
hợp hành, ớt, tỏi, sả, nước mắm… có khi họ tẩm loại gia vị mọc ngoài rừng gọi
là Halamưngei - lá xào giông. Ngày nay tiếp nhận cách chế biến hiện đại, người
Chăm còn bắt chước ướp nước chao, ngũ vị hương…
3.
Món kho (Rilauwjơp - rilauw um) Không biết món thịt kho
có từ bao giờ, có lẽ được chế biến từ sau thế kỷ XIX, bởi trong mâm cúng hiện
nay, cúng ở đền tháp hoặc thánh đường, đám tang của người Bàni không có thịt kho.
Bất cứ thịt thú nào người Chăm cũng có thể kho được, kể cả thịt giông, và thường
kho trong những cái trã, hoặc bằng những cái trã nhỏ hơn gọi là Klaig - bằng đất
nung. Ngày xưa, người Chăm có cụm từ “Jrâu klaig” là cơm trộn với “cặn” thịt đọng
lại ở đáy Klaig (trã), được trẻ con rất ưa thích. Hai loại gia vị thảo dược thường
được sử dụng cho món thịt kho là sả (plăng) và lá xào giông (halamưngei). Ngày
nay, món thịt kho Chăm có sự biến đổi như người ta có thể kho thịt với rau (quả,
trái), và sử dụng nhiều gia vị mới như càri, ngũ vị hương…
4.
Món gỏi (Laba) Món gỏi - nộm (laba) là món ăn truyền thống và nhằm để
đánh giá sự khéo tay của người phụ nữ Chăm. Người Chăm làm món gỏi với nhiều loại
thịt, lắm lúc người ta dùng da thú vật (thịt rừng, bò, dê) để chế biến món gỏi.
Mỗi loại thịt ứng với từng loại rau (thường là rau rừng) hoặc bắp chuối, măng…
như thiết phải có đậu phộng rang giã và lá me non sắc nhỏ. Gia vị thường sử dụng
cho món gỏi là hành, ớt, tỏi, tiêu… có khi tùy sở thích mà người ta dùng cả mắm
nêm để làm gia vị cho món này. Người Chăm có thành ngữ “Auk laba ajah” (Nhả gỏi
giông) để chỉ sự nuối tiếc phải bị nhả ra món ăn ngon. Chế biến món gỏi khá
công phu và phải khéo tay, nếu không sẽ bị mặn hoặc chua, cay vì phải sử dụng
nhiều gia vị và cũng phải lựa chọn ra cho thịt nướng hay luộc. Món gỏi Chăm
ngày nay đã có sự biến đổi, nguyên liệu để chế biến như gỏi thịt gà dưa leo,
ngó sen… Nhưng có lẽ người Chăm Bàlamôn thích hơn cả là gỏi giông với cách chế
biến truyền thống của họ. Ngoài những món ăn từ thịt kể trên, người Chăm cũng
đã biết bảo quản và tích trữ thịt, bằng cách thịt xẻ ra ướp gia vị thường là muối,
sả, đem phơi ngoài nắng cho thật khô, xếp vào giỏ (apung) treo trong bếp lửa
dùng dần. Nếu vào những ngày mưa, họ cũng làm như trên và treo lên nơi bếp lửa
gần giống với thịt hun khói của tộc người Tây nguyên.
III.
Những món ăn được chế từ thủy sản: Địa bàn cư trú của người
Chăm là nông thôn, đồng bằng tiếp giáp biển và miền rừng núi, phong phú thủy hải
sản. Chỉ riêng vùng đầm lầy khu vực xã Thành Hải ngày nay, từ năm 1960 trở về
trước là vựa cá nước ngọt của cả tỉnh Ninh Thuận. Những món ăn mang tính truyền
thống được chế biến từ cá gồm cá nướng (ikan ăm), cá kho (ikan jơp - ikan um).
1.Món
cá nướng (Ikan ăm) Món cá nướng thường là cá nước ngọt
như cá trê (ikan kăn), cá rô (ikan kruak), cá chép (ikan cadu)… cá bắt được từ
sông suối, hồ, ao… rửa sạch, có loại không cần đánh vẩy và thường thường cá nướng
không cần phải đánh vẩy, dùng cây xiên, lụi nướng trực tiếp trên lửa. Cá tràu
(cá quả) có khi người ta gói lá chuối, cột chặt bỏ vào lửa rơm, thay vì nướng
trực tiếp, nướng như vậy cá sẽ rất thơm. Ở một số nơi, người ta bắt chước người
dân Nam bộ nướng cá tràu bằng cách, gói cá bằng lá chuối, đào hố bỏ cá vào đốt
lửa phía trên. Cá nướng thường được ăn kèm với đọt cây riềng như tanang (dừng),
grak (lim), cốc chua… Lắm lúc người Chăm cũng ăn cá nước mặn như cá trích, cá nục,
cá mòi… ăn với khế (hamia), chuối chát, bắp chuối… Tôm, cua bắt được có khi người
ta nướng, nhiều nhà làm gỏi tôm với lá me non, trộn lẫn với mấy thứ rau ngoài rừng.
2.
Cá kho (Ikanjơp - Ikan um) Trong các lễ cúng có thức
ăn mặn lúc nào cũng có cá kho, người Chăm kho cả cá nước ngọt và cá nước mặn.
Nhưng gia vị khác nhau. Nếu là cá nước mặn như cá thu, cá ngừ thậm chí là cá
cơm gia vị ngoài hành ớt muối còn có tiêu. Và nếu như cá nước ngọt như cá trê,
cá tràu đến cá lòng tong, gia vị phải cay, không thể quên sả hoặc lá xào giông,
có nơi còn kho với đọt cay táo nhơn, nghệ… Và dụng cụ nấu được yêu thích nhất vẫn
là cái trã bằng đất nung. Đã từ lâu, người Chăm đã biết bảo quản và tích trữ cá
khi được nhiều hoặc dùng trong vụ mùa bận rộn, mưa bão. Thường thường người ta
lấy hết ruột, mang nếu là cá nước mặn, chặt đầu, bóc mang và xẻ nếu là cá nước
ngọt. Muối pha loãng, nhúng cá, đem phơi. Cá khô người Chăm gọi là Arik, có nơi
gọi là Ikan thu.
IV.
Món canh Có thể nói món canh là món ăn chủ đạo của
người Chăm, trong kho tàng văn học dân gian “canh” được nói đến khá nhiều so với
các món ăn khác. Từ xa xưa người Chăm đã biết chế biến 3 loại canh: canh rau
(ia habai), canh chua (ia mưthăn) và xáo thịt (ia jan).
1.
Món canh rau (Ia habai) Động từ “habai” của tiếng
Chăm tương ứng với động từ “nấu canh” của tiếng Việt. Danh từ “ia”, nghĩa tiếng
Việt là “nước”. Như vậy, “nước” đóng vai trò quan trọng trong việc nấu canh,
rau có nhiều thứ: canh rau lá cá hoặc thịt, canh rau quả cá hoặc thịt, có loại
canh được nêm ngoài gia vị còn nấu chung với bột gạo rang hoặc ngâm. -
Canh rau rừng thập cẩm (ia habai djăm glai): Với ý thức khai thác rau
tự nhiên tối đa để phục vụ cho gia đình, canh rau tập tàng - nhiều loại rau như
chùm bao, rau đay, rau bồ ngót, và nhiều loại rau rừng nữa mà trong tiếng Việt
không có tên như djăm Kagauk, djăm kadit, djăm krưm… được nấu chung. Cách chế
biến khá đơn giản: Nấu nồi nước, nếu nấu với cá nước ngọt thì làm sạch cá bỏ
vào cùng thời, hoặc cá nước mặn thì chờ nước sôi mới bỏ cá. Cá chín nước đang
sôi sùng sục thái rau rửa sạch cho vào nồi canh. Rau chín khuấy bột gạo với nước
lã đổ vào, chờ 15 phút sau nên gia vị (hành, muối) thường người ta nêm mắm (mắm
nêm) vào nồi canh, cuối cùng nhấc xuống “tra” bột ngọt, cách đây hơn 30 năm,
người Chăm hay dùng lá cây “hala kayaw” để nêm thay bột ngọt mà nồi canh vẫn
ngon. - Canh rau đắng (ia habai djăm phik): Rau đắng mọc rất
nhiều ở rẫy, vườn hoặc bờ ruộng, nhất là vào tháng 4, 5, 6, 7 Dương lịch. Canh
rau đắng tính mát ăn vào mùa nắng ở Ninh Thuận là hợp lý. Canh rau đắng ít khi
nấu đơn loại mà hay nấu chung với cà dĩa. Cách nấu có khác với canh rau tập
tàng, đem nồi nước với cà dĩa nấu sôi (nếu cá nước ngọt bỏ vào cùng thời), cá
chín, khuấy bột gạo đổ vào chờ chín mới nêm gia vị, nhấc xuống bỏ rau đắng sau
khi đã rửa sạch, cuối cùng bỏ vào nồi canh chén lá me non sắc nhỏ và bột ngọt.
Muốn cho nồi canh ngon và không đắng lắm thì người ta không khuấy nồi canh sau
khi bỏ rau, đồng thời rau sẽ có màu xanh tươi hấp dẫn. Ít khi người Chăm nấu
canh rau đắng với thịt, nếu có như thịt trâu, bò… - Canh măng tươi (ia
habai labung):Măng tươi có rất nhiều trên rừng núi ở tỉnh Ninh Thuận, nó được
khai thác vào tháng 9,10,11 hàng năm. Măng tươi sắc mỏng ngâm nước lã hoà một
ít muối. Bắt lên bếp từ đầu, khoảng từ 20-40 phút, khuấy bột gạo đổ vào, chờ bột
chín nêm gia vị và một ít lá me non thái nhỏ. Nếu nấu với cá nước ngọt hay cá
biển thì cách làm như canh rau tập tàng hoặc rau đắng. Khi nhấc nồi canh xuống
người ta giã lá “bột ngọt” - hala kayaw bỏ vào nồi canh, nối canh sẽ mất ngon nếu
không có loại lá “bột ngọt” thiên nhiên ban tặng. - Canh môn (Ia habai
djăm labua): Đây là loại canh rất được ưa chuộng trong cộng đồng người
Chăm, đặc biệt là canh môn được chế biến trong đám tang Bàni. Rau môn (djăm
labua) mọc rất nhiều nơi đồng ruộng, nương nước hoặc đầm lầy. Rau môn rất ngứa,
nếu không chế biến đúng kỹ thuật thì rất khó ăn và ngược lại. Nước để nấu canh
môn ngon nhất vẫn là nước xáo thịt, nước luộc thịt trong đám hoặc lễ cúng như
trâu, dê… Rau môn cắt về, tước vỏ ngoài, bẻ làm ba làm tư, rửa nước xào qua
khương (akhang) bằng đất nung (hoặc thùng nhôm), đun lửa vừa phải, nước xáo bắt
đầu sôi bỏ rau vào dùng que bằng cây cổ nắm tay nhấn thọc cho rau mềm nhũn như
bún. Thịt thái từ xương sườn con thú bỏ vào canh, bột gạo rang giã nhuyễn bỏ
vào sau đó. Khi khương canh đã mềm nhũn, bốc mùi thơm, người ta nêm gia vị (ớt,
hành, muối, mắm nêm) và lá me thái mỏng theo tỷ lệ số lượng rau.
2.
Nước xáo (Iajanrâw) Trong các cuộc đình đám người Chăm
không thể nào thiếu món nước xáo (nước lèo) thịt dê, trâu, gà, đó là những con
vật hiến tế. Gọi chung là Iajanrâw. - Nước xáo thịt gà gọi là Ia kanăng: được
chế biến để ăn gia đình, khi đãi khách nhưng nhiều nhất vẫn là trong các cuộc
cúng thần hoặc thánh. Con gà được làm sạch sẽ, băm nhỏ, xào qua cho chín rồi đổ
nước, gạo hạt vào nấu. Đã chín, gạo nở đều như cháo hoa, bốc mùi thơm gia vị ướp
thịt, người ta nêm gia vị (ớt, hành, muối, mắm nêm). Nếu là thịt gà luộc nguyên
con để cúng, người ta dùng nước ấy bỏ gạo vào để nấu nước xáo, gạo chín nêm gia
vị. Người Chăm đã biết nấu canh gà với lá dang (hala dang) rất sớm. Lá dang
xung quanh địa bàn cư trú của người Chăm rất nhiều, vì thế mà họ đã khai thác để
ăn triệt để. - Nước xáo thịt dê, trâu gọi là Ia kanut pabaiy, Ia kanut kaba. Nước
xáo thịt dê, trâu được lấy từ nước luộc thịt để chế biến thành món ăn. Nếu ở
canh gà hoặc xáo gà người ta bỏ gạo hạt thì ở nước xáo dê, trâu người ta rang gạo,
giã thành bột gọi là apriêng để nấu chung. Nước xáo bốc mùi thơm, người ta nêm
gia vị gồm ớt, hành, muối và một ít mắm nêm. Ngày nay, nước xáo thịt đã được
thêm nhiều nguyên liệu như cà chua, hành tây… để làm cho nước xáo thịt ngon
thêm. Đồng bào Chăm hay dùng nước xáo thịt ăn với bánh aku, một loại bánh bột gạo
hấp, gọi món ấy là Akunla Janrâu.
V.
Các loại rau (Djăm): Người Chăm ăn rất nhiều rau: canh
rau (ia habai), rau luộc (djăm tuk), rau muối (djăm jrauk) và rau sống (djăm
băng mưtah). - Rau luộc (djăm tuk): có thể là rau lá luộc được hái ngoài tự
nhiên, hoặc trồng trong vườn nhà, đó là những loại rau nấu được canh và rau quả
(mướp, cà, bí, bầu…). Người Chăm luộc rau lá bằng cách đun nước sôi, sắc rau bỏ
vào, và nếu là rau quả thì sắc bỏ vào nồi đun sôi cùng thời. - Rau ăn sống
(caduk): rau ăn sống rất phong phú, thường là các đọt cây rừng, và rau trên mặt
nước. Rau đọt cây rừng như đọt lim, đọt dừng… vị chát, đọt cây cốc đắng, đọt đu
đủ, thường luộc hoặc ăn sống vị đắng… rau lá lốt có vị cay. Các loại rau sống
trên mặt nước như rau muống (djăm puôn), rau cần (djăm gălbô)… Người Chăm thường
có kinh nghiệm hái đọt cây khi đi rừng để ăn là loại cây nào có đọt màu đỏ thẩm
cả lá thì có thể ăn được, nếu mặt trên đỏ dưới xanh hoặc chỉ đỏ một nửa thì hãy
coi chừng có vị độc. Rau rừng thường để ăn với thịt, cá rán hoặc nướng. Rau luộc
ăn với cá, thịt kho. Ngày nay, rau trên thị trường rất phong phú, nhưng người
Chăm không bao giờ quên rau cỏ ngoài rừng hay trên mặt nước, vừa ngon lại không
bị các chất hóa học thẩm thấu trong cây rau. - Rau muối (Djăm jrauk): Người phụ
nữ Chăm rất thạo muối các loại rau để làm thức ăn, họ có thể muối được rau lá,
thân rau và rau quả, củ. Nhưng ngon nhất và được ưa chuộng nhất vẫn là rau màng
màng với cà dĩa. Rau màng màng sau trận mưa rào mọc rất nhiều, nhổ về cắt bỏ rể,
thái cả thân và lá thành từng khúc ngắn từ 1,5 - 2cm, cà dĩa thái mỏng. Tất cả
trộn lại đem phơi ngoài nắng. Nấu nồi nước muối (vừa phải) để nguội, rửa rau để
ráo nước, bỏ vào muối ngập khỏi rau, ba ngày sau là có thể ăn được. Nếu muốn ăn
nhanh, người ta đổ thêm nước vo gạo vào hủ, một ngày và một đêm đã ăn được.
VI.
Chè - cháo (Bu): Người Chăm sử dụng chè cháo rất phổ
biến và lâu đời, chè cháo ăn hàng ngày và dâng cúng. - Chè, người Chăm gọi là
“bu yamưn” (cháo ngọt), chế biến nguyên liệu chính là đường, đậu. Có hai loại
chè: lỏng và đặc. Người Chăm thích chè đặc hơn, bằng cách pha loãng vào nồi
chè, bột nếp, gạo nếp hoặc bột bán trên thị trường. Gừng quyết định mùi vị của
nồi chè . Có khi người Chăm dùng hạt quế ngâm đổ vào nước đường nấu chín gọi là
bu bauh aik. - Cháo, người Chăm gọi là “bu”. Có hai loại cháo: bu brah (cháo gạo
tẻ, nếp) và bu hăng (cháo cay). Cháo gạo như cách nấu của các tộc người khác là
đun nước với gạo, gạo chín nở bung hạt đã có thể ăn được. Có khi người Chăm
dùng bắp hạt giã bóc vỏ, mày nấu cháo gọi là butangơi, cách nấu như “bu brah”.
Cháo cay nguyên liệu chín là gạo nếp với thịt có nêm gia vị (ớt, hành, mắm), lá
hành ngò. Nếu nấu với cá thì luộc cá, bóc bỏ xương (nếu có), cháo chín nêm gia
vị (hành, ớt, nước mắm, tiêu), hành ngò, quế. Có khi người Chăm cũng dùng thịt
các loại nhuyễn như ốc, tôm…để nấu cháo cay. - Cháo chua, người Chăm gọi là “bu
mưtham” được ưa thích trong mọi tầng lớp Chăm, đặc biệt là tầng lớp nông dân.
Cháo chua được chế biến khá đơn giản: gạo nấu cơm chín tới (vừa mới nở hạt
cơm), bới để nguội, bỏ vào lu hoặc hủ đổ nước lã vào đem phơi ngoài sương đêm.
Nếu là nồi lần đầu tiên qua hai ngày và hai đêm đã có thể ăn được, nếu là nồi
tiếp theo, người ta lấy nước cháo chua nồi trước làm men mồi, qua một ngày đêm
đã ăn được. Cháo chua ăn rất bổ, ăn với cháo chua người Chăm thường dùng muối sả
(sara plăng), muối xào giông hoặc khô cá nướng.
VII.
Cơm (Lithei) - Xôi (điêp) Cơm là món ăn chính của
người Chăm từ xưa đến nay, là lễ vật không thể thiếu trong những lần cúng tế.
Cách người Chăm đã dùng cơm cùng thời với nền văn minh lúa nước ở các nước Đông
Nam Châu Á. Trong dâng cúng tùy tính chất của cuộc lễ mà cơm được dọn bằng các
vật dụng khác nhau; cúng trong thánh đường hoặc dâng cúng đức thánh Âu-huah,
cơm được dọn trong một cái dĩa lớn vun tròn, tượng trưng cho bầu trời úp trên mặt
đất, cúng thần Yang bằng tô vun, hay hộp bằng kim loại. Những ngày thường, người
Chăm ăn cơm bằng chén và dùng đôi đũa để và vào miệng. Riêng người Chăm Islam
ăn cơm bằng dĩa và dùng muỗng để múc. Người Chăm có vài cách nấu cơm tùy vào khối
lượng gạo tương ứng với thực khách và đặc trưng cuộc cúng. - Nấu cho gia đình
(từ 6-10 người) người ta vo gạo đổ nước đun xôi trực tiếp lên bếp, nồi cơm sôi
chắt nước, cời than đặt lên, thỉnh thoảng “vần” để cơm chín đều. - Nấu cơm cho
các lễ đám đông người, vo sạch gạo để cho ráo nước. Đun nồi nước sôi đổ gạo
vào. Cơm sôi cời than đặt lên. - Nấu “cơm béo” (lithei lamưk) để cúng cho Patri
(công chúa) bằng cách dùng nước luộc gà thay nước lã, gạo vo ráo nước đổ vào nồi.
Cơm có chất béo và có màu hơi vàng vàng. Có nơi người ta dùng nước dừa pha cốt
để nấu, thường thấy trong lễ cúng của người Chăm Bàni. Người Chăm ăn cùng thời
cơm với các món ăn, hoặc gắp hoặc chan. Người Chăm Bàni có bữa ăn vào rạng sáng
thứ 31 tháng chay tịnh Ramưwan gọi là lithei yakai. Cơm được thổi bằng số lượng
gạo mang về từ thánh đường vào sáng thứ 29 mùa chay. Cơm được ăn với muối mè và
trứng (gà, vịt) luộc. Người được ăn phải là người theo đạo Bàni, đã qua các cuộc
lễ bắt buộc như Katak Karơi cho người vị thành niên, Palikhah cho những ai đã
có gia đình. Trước khi ăn phải được tắm rửa sạch sẽ và ngồi ăn theo kiểu xếp bằng
nếu là đàn ông và ngồi duỗi tréo là phụ nữ. Trong khi ăn không được nói chuyện
và ăn hết số cơm đã nấu, gia chủ sẽ gặp nhiều may mắn trong tương lai. Ngoài ra
trong thuật chữa một số bệnh, người Chăm dùng cơm gạo lức ăn với muối mè gọi là
“brah ba sara larga”. * Xôi (điêp) không được dùng làm món ăn chính như cơm, thỉnh
thoảng mới nấu, nhiều nhất trong các cuộc dâng cúng. Người Chăm có hai cách thổi
cơm nếp (xôi), bằng cách vo sạch gạo nếp, đun nước sôi đổi gạo vào, chờ cạn nước,
cời than đặt lên, hoặc hấp (Kahôn) bằng nồi đất nung hai tầng trên soi lỗ lót
lá chuối, đổ gạo lên để nước bốc hơi xôi chín. Người Chăm hay trộn đậu xanh hoặc
đậu đen vào gạo nếp để nấu xôi. Và thường ăn xôi với muối mè đậu phộng.
VIII.
Mắm (mưthin) - Muối (sara) Đây là hai loại gia vị
không thể thiếu trong bữa ăn của người Chăm. Mắm (mưthin): Hiện nay người Chăm
không còn chế biến nước mắm nữa mà hay chế biến mắm cái. Mắm cái được làm từ cá
nước ngọt và cá nước mặn. - Mắm cái cá nước ngọt thường bằng các loại cá kích
thước nhỏ như lòng tong (rataung), rô (Kruah),… Cá bắt về rửa sạch trộn với muối
theo tỷ lệ để dùng mau hay lâu. Ngoài ra để mắm có vị chua và thơm, người ta
hay trộn vào cá cơm nguội hoặc bắp rang giã thành bột. - Mắm cá biển cũng vậy
thường là cá có kích thước nhỏ như cá cơm, cá nục… có khi người Chăm còn muối mắm
cá mòi, cá thu. Tuỳ thời gian sử dụng mà trộn muối theo tỷ lệ thích hợp. Ngày
nay muối mắm cá nước ngọt có nơi còn trộn thêm đường ăn, để mắm có màu hồng và
vị chua ngọt.
Người
Chăm chế biến mắm cái để ăn cơm, ăn với rau phải có gia vị, thông thường là sả,
ớt, hành và me chua. Muối (sara): Muối là nguồn gia vị vô tận ở tỉnh Ninh Thuận,
được sử dụng phổ biến để chế biến món ăn, bảo quản thực phẩm. Từ xưa, người
Chăm sử dụng muối không những để làm gia vị mà còn là thành phần không thể thiếu
trong các cuộc xua đuổi tà ma của thầy pháp (gru urang), hay dùng trong việc
làm giảm quá trình tiêu hủy chất dầu thắp sáng như thầu dầu (tamưngưn), đậu phộng
(ritak lauw), dừa (li-u)… dưới dạng muối hột. Và nghi thức đầu tiên của các vị
chức sắc trong các cuộc dâng cúng lễ vật là cắn hạt muối - Kaik sara. Muối được
chế biến thành thức ăn như muối hầm, muối sả, muối lá xào giông, muối đầu cá
khô. - Muối hầm là muối được bỏ vào nồi đất nung đắp rơm hoặc củi xung quanh đốt,
sức nóng làm hạt muối nổ bung thành những hạt mịn như cát. Gọi là sara pađaih.
Muối hầm dùng làm gia vị và là thức ăn hàng ngày cho các phụ sản. - Muối sả là
muối hầm giã với củ cây sả. Gọi là sara plăng. Muối sả dùng để ăn với cơm nóng,
cháo chua, làm gia vị. - Muối lá xào giông là muối hầm trộn với bột (khô) lá
xào giông. Gọi là sara halamưngei. - Muối đầu cá khô là muối hầm giã với đầu cá
khô nướng hoặc rang. Gọi là sara akauk ikan thu, muối này dùng để ăn với cơm,
cháo chua.
X.
Thức uống (kaya mưnhum) - Đồ hút (Pakaw) Ngoài
nước lã (nước sông, suối, giếng khơi, nước lọc…), người Chăm còn uống nước nấu
với cây cỏ, nước nấu với đậu và các loại rượu. - Nước nấu với cây cỏ gồm có nước
trà (ia caiy), nước trà tiên (ia caiy glai), nước lá rằng (ia gauk klangjah),
nước cây chùm bầu đực (ia halamưlar tanauw). Thức uống nấu với cây cỏ ngoài trà
mua ở thị trường còn lại được khai thác nơi địa bàn cư trú. Có loại cây cỏ dùng
hết các bộ phận (lá, thân, rễ) như trà tiên, có loại dùng vỏ như cây bur, có loại
dùng thân cây như cây chùm bầu đực… Nhưng đều băm nhỏ, xao khử thổ xong mới nấu
uống. Các loại nước nấu với cây cỏ trên ngoài làm thức uống còn là thuốc chữa bệnh
như đầy hơi, kiết lỵ, thanh nhiệt… - Nước nấu với đậu thường là hạt đậu săng, hạt
đậu săng rang nấu uống, vừa ngon vừa thanh nhiệt và thơm. Ngoài đậu săng, người
Chăm còn nấu đậu ván rang để uống, chủ yếu là mùi thơm của đậu. - Các loại rượu
(Alăg-tapai): Các loại rượu được người Chăm sử dụng rất phổ biến, các cuộc cúng
thần nào đều có rượu, ngoài ra dùng để thết đãi khách hoặc uống trong các bữa
ăn. Rượu được chế biến bằng phương pháp chưng cất hoặc ủ đều sử dụng trái men
(bauh tapei) ngoài nguyên liệu chính là ngũ cốc (gạo, nếp, bắp, mì…). Ngày nay,
người Chăm không chế biến trái men mặc dù việc làm rượu vẫn còn. Rượu chưng cất
gọi là alăg, bà con đi mua mỗi khi dùng, còn rượu ủ được làm tại nhà gọi là
“tapai”. Người Chăm chế biến hai loại tapai gọi là “tapai cuak” (rượu cần) và
“tapai athăr” (cơm rượu). Đồ hút (Pakaw): Người Chăm hút thuốc lá do họ trồng
hoặc mua. Thuốc trồng (pakaw pala) hái phơi khô, cuộc sắc bằng dụng cụ gọi là
baltrăk pakaw. Thuốc được quấn sâu kèn bằng vỏ bắp (loại bắp địa phương vỏ rất
mỏng).
Phép
ứng xử trong ăn uống:
Hàng
ngày, người Chăm trải chiếu hoặc cà tăng theo chiều Đông - Tây để dọn ăn. Thường
thường buổi sáng và buổi chiều ăn ngoài sân còn buổi trưa trong hiên nhà. Thức
ăn được dọn trên mâm và ngồi theo thứ bậc trong gia đình, người phụ nữ (mẹ, chị)
thường ngồi gần nồi niêu vừa ăn vừa núc bổ sung thức ăn cho mọi người. Người
Chăm không cầu nguyện trước khi ăn, và bữa ăn bắt đầu khi người lớn tuổi cầm
đũa. Trong lúc ăn không được nói chuyện nhảm hoặc cãi cọ, không để rơi vãi hạt
cơm và nếu vào buổi chiều phải thắp đèn dù trời hãy còn mờ sáng. Ngoài ruộng rẫy,
nếu không phải là buổi cúng thì bữa ăn không cần dọn trên mâm mà bê đặt dụng cụ
đựng thức ăn chính giữa, mọi người dùng chung. Trường hợp không mang theo đũa
chén thì họ vót cây rừng hoặc có khi dùng lá cây làm muỗng. Và mọi thành viên
ngồi quanh không theo thứ bậc.
2.
Ăn uống nơi đình đám: Tùy theo tính chất và đạo giáo
Bàlamôn hay Bàni mà người Chăm có cách dọn ăn khác nhau. Nếu là đám tang ở cả
hai đạo giáo dọn ăn theo chiều Bắc - Nam, còn nếu là các đám khác như đám cưới,
hoặc lễ cúng thần thánh, họ dọn ăn theo chiều Đông - Tây. Người Chăm Bàlamôn dọn
thức ăn trên mâm cho hai hoặc bốn người, còn người Chăm Bàni chỉ dọn mỗi mâm có
hai vị cao niên hoặc chức sắc ngồi trên cùng, những người còn lại dọn tiếp diễn
đặt trực tiếp chén đãi trên mặt chiếu. Được ăn khi mâm trên cùng đã cầm đũa.
Các vị chức ắc ở hai đạo giáo khi tham gia cúng kính trong nhà lễ (Kajang), mọi
lễ vật (các món ăn - uống) dọn trên mâm cao chân lót lá chuối, gọi là salaw
takai, mâm của người Chăm Bàlamôn có 5 chân, mâm người Bàni 6 chân. Các vị chức
sắc ngồi theo kiểu duỗi tréo (Jauh maiy), và trước khi dùng tất cả đều cắn hạt
muối và thực hiện nghi thức xin phép bằng động tác và lời niệm thầm trong miệng.
Người đàn ông Chăm dùng cơm nơi đình đám cũng như ở nhà đều cùng tư thế (ngồi xếp
bằng), còn người đàn bà tư thế duỗi chéo như các vị chức sắc đó là tư thế chuẩn
mực và bắt buộc. Điều đáng lưu ý là bất kỳ đình đám nào, người đàn ông cũng được
mới ăn uống trước mới đến phụ nữ. Trong lễ cưới hai vợ chồng son được cùng ăn
trên một cái mâm với nhiều thức ăn thể hiện sự chung thủy, gắn bó và giàu có.
3.
Một số kiêng kỵ trong ăn uống:
-
Đạo Bàlamôn kiêng ăn thịt bò.
-
Đạo Bàni kiêng ăn thịt heo, thịt giông.
-
Thầy pháp không ăn cá trê.
-
Ông Mưduôn, muk rija dù là người Bàlamôn hay Bàni đều kiêng ăn thịt heo, thịt
giông.
-
Có tộc họ kiêng ăn trái mít, chuối nải nguyên, nếu muốn hoặc phải cúng hoặc phải
làm động tác ném bỏ. Những điều kiêng kỵ trên ắt là có lý do của nó. Tuy
vậy, đứng về mặt dinh dưỡng học nhiều kiêng kỵ trong ăn uống sẽ làm cho con người
thiếu chất, con người phát triển chậm và tinh thần không thể minh mẫn được. Nhận
thức “vấn nạn” ấy, ngày nay một số tiểu gia đình trẻ đã có một vài xu hướng cải
cách ăn uống, người Bàlamôn đã ăn được thịt bò, và Bàni đã ăn được thịt heo.
Tuy vậy, họ không thể ăn uống công khai trong thôn làng.Trong tương lai, chắc
chắn những điều kiêng kỵ ấy sẽ bị phá vỡ, thay vào đấy xu hướng “đủ chất dinh
dưỡng” chiếm ưu thế trong cộng đồng người Chăm, đặc biệt là các tiểu gia đình
trẻ.
7-Tượng đồng Avalokitesvara Champa Đại
Hữu-Quảng Bình là bảo vật Quốc gia
- Trong sưu tập hiện vật về văn hóa Champa, Quảng Bình vinh
dự có một hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia - Đó là tượng đồng
Avalokitesvara phát hiện tại Đại Hữu, xã An Ninh, huyện Quảng Ninh từ những năm
đầu thế kỷ XX.
Vương quốc Champa được xác lập dựa trên sự thống nhất giữa
hai tiểu vương quốc của bộ lạc Cau và bộ lạc Dừa diễn ra vào cuối thế kỷ VI sau
công nguyên. Vùng đất Quảng Bình nằm trọn trong vương quốc Champa. Từ khi vương
quốc Chămpa thành lập, cư dân Champa đã có đời sống vật chất và tinh thần phát
triển. Nhất là trong lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc và
điêu khắc đã góp phần cống hiến những giá trị quý báu cho kho tàng nghệ thuật
của Việt Nam và thế giới. Bằng sự khéo léo và kỹ thuật điêu luyện, các nghệ
nhân Champa đã thành công trong những nhát chạm khắc trên đá, đồng, kim loại
khác. Đặc biệt tượng người đạt đỉnh cao nghệ thuật tạo hình, về hình thái cơ
thể học đạt sự cân xứng. Tượng thần tuy trừu tượng, cao siêu nhưng vẫn gần gũi
với người trần tục, phản ánh đề tài tín ngưỡng thần thoại và tôn giáo, tính
lịch sử, tính hiện thực cuộc sống xã hội Champa đương thời.
Tượng Avalokitesvara là một trong những tượng đẹp nói lên
những đặc tính cơ bản đó mang phong cách Đồng Dương, có niên đại thế kỷ X.
Tượng có dáng thẳng đứng, cao 0,53cm, ngang 0,30cm.
Tượng trong tư thế đứng, ngực nở, eo thon, mang nhiều đồ
trang sức, khuôn mặt dày dặn, búi tóc cao, có miện chạm hình tượng Phật ngồi.
Tượng có 4 tay, một tay cầm quyển sách, hai tay trước đưa ra, tay phải cầm nụ
sen, tay trái cầm bình nước Cam lộ. Hoa sen là biểu tượng của Diệu pháp liên
hoa kinh, một kinh điển căn bản của Phật giáo đại thừa. Bình hồ lô của Bồ tát
dùng để tẩy nước Cam lộ cho chúng sinh, cũng là vật dụng thực hiện pháp thuật
thần thông để thu phục yêu quái, kẻ ác theo ý niệm của cư dân Chămpa thời đó.
Bàn tay phải của tượng thể hiện Mudra (bắt ấn): lòng bàn tay
mở hướng về phía trước, ngón tay trỏ cong xuống giáp đầu ngón tay cái, tạo vòng
tròn tượng trưng cho pháp luân của đạo Phật. Mũ đội Jatà có chóp cao, những lọn
tóc hai bên ép sát mang tai, vành vương miện nổi bật trên đầu có trang trí
nhiều hoa nhỏ. Cổ có đeo nhiều trang sức vòng chuỗi hạt, vòng tay đeo trang
sức, ngực có kết một đóa hoa lớn ở giữa phía trước.
Tượng có vầng trán thấp, mũi ngắn, cánh mũi rộng, bờ vai
dài, cánh tay chắc rắn, toàn thân toát lên vẻ uy nghi, đường bệ. Trang phục là
chiếc váy dài được cài bởi một thắt lưng to bản có khóa nịt hình đóa hoa to
dạng lá đề, với những tua xuống hai bên hông. Tượng mang nhiều đồ trang sức ở
cổ, ngực, tay, khuôn mặt có nét nữ tính.
Đặc điểm nổi bật là tượng mang vẻ đẹp hiện thực, toát lên
một sức sống mãnh liệt. Tuy dáng hơi nặng nề nhưng tạo được nét sinh động, gần
gũi con người. Nó thể hiện cho yếu tố văn hóa của cư dân theo chế độ mẫu hệ.
Bức tượng này đã góp phần làm phong phú kho tàng nghệ thuật của nhân loại.Quảng
Bình có diện tích không lớn nhưng địa hình đa dạng và có vị trí đặc biệt trong
dòng chảy lịch sử văn hóa của dân tộc. Trải qua những biến thiên, thăng trầm
của lịch sử, Quảng Bình đã chứng kiến những đổi thay về cương vực, sự “đan
xen”,“giao thoa” giữa các nền văn hóa đã từng tồn tại và phát triển, được thể
hiện qua những dấu tích lịch sử vẫn còn lưu giữ đến ngày nay.
Nền văn hóa Champa lâu đời, độc đáo, là một thành phần quan
trọng tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Việc nghiên cứu văn hóa Chămpa
Quảng Bình góp phần tích cực cho việc nhận diện văn hóa này, với những đóng góp
của nó trong tổng thể văn hóa Quảng Bình nói riêng, dân tộc nói chung. Quảng
Bình, cầu nối hai miền, nơi nuôi dưỡng nền văn hóa Champa có bề dày gần 10 thế
kỷ (từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 10), với những di tích, di vật văn hóa Champa được
phát hiện khá phong phú, nhiều loại hình. Nhưng nhìn chung các loại hình di
tích di vật đó thường tập trung vào: lũy, thành, mộ, tháp, tượng, văn bia, hệ
thống cung cấp nước và nơi cư trú.
Lũy thành: Trên dải đất miền Trung hiện nay, chúng ta vẫn
còn thấy vết tích của một số thành, lũy cổ Champa như thành Cổ Lũy (Quảng
Ngãi), thành Đồ Bàn (Bình Định), thành Hóa Châu, thành Lồi (Thừa Thiên-Huế)...
Những thành này thường được xây dựng ở những vị trí xung yếu, gần cửa sông, cận
biển, hay ngã ba sông. Khi xây dựng, người Champa lợi dụng tối đa địa hình tự
nhiên như sông, gò, đồi, núi... để tăng cường tính phòng thủ, phòng ngự của
trường thành và hào lũy. Quảng Bình, mảnh đất từ Đèo Ngang đến Hạ Cờ, có các
lũy, thành được người Chăm xây dựng tương đối qui mô. Đó là lũy cổ Hoành Sơn,
phế thành Lâm Ấp (huyện Quảng Trạch); thành Kẻ Hạ hay còn gọi là thành Khu Túc,
thành Lồi (huyện Bố Trạch) và thành Nhà Ngo hay gọi là Ninh Viễn thành (huyện
Lệ Thủy).
Lũy cũ Hoành Sơn hay còn gọi là lũy Hoàn Vương, thực tế đây
là lũy được xếp bằng đá kéo dài theo các dãy đồi núi của Hoành Sơn từ Tây sang
Đông (Lũy đá Lâm Ấp xây, đường bộ Tử An đắp), Ngô Tử An từ thời Lê Hoàn đã sai
làm đường vượt Đèo Ngang sang miền địa lý của Chiêm Thành “mùa thu tháng 8,
Nhâm Thìn (992), sai Phụ Quốc là Ngô Tử An đem 3 vạn người đi mở đường bộ từ
cửa biển Nam giới đến châu Địa Lý” – (Toàn thư bản kỷ - quyển 1).
Đại Nam nhất thống chí cũng gọi Lâm Ấp thế lũy là lũy Hoàn
Vương. Lũy kéo dài từ núi Thành Thang chạy qua các xã Tô Xá, Vân Tập, Phù Lưu,
vượt qua núi, quanh theo khe. Nay do chiến tranh và do nhân dân địa phương san
ủi làm nền nhà, trồng trọt nên lũy bị ngắt từng đoạn, nhưng vẫn kéo dài hàng
chục km, có nơi cao 3-4m, chân lũy rộng 15-20m, mặt lũy còn lại tới 5m.
Phía nam, cách Linh Giang (sông Gianh) 1km có thành Kẻ Hạ
(thành Lồi, thành Khu Túc) nằm giữa cánh đồng xã Hạ Trạch (Bố Trạch). Sách Tấn
Thư (quyển 97) chép: Năm Vĩnh Hòa thứ 3(347) vua Lâm Ấp là Phạm Văn đánh Nhật
Nam, thông báo với thứ sử Giao Châu Chu Phiên (Phồn) đòi lấy Hoành Sơn làm ranh
giới”. Phạm Văn sai lấy đá đắp lũy và cũng bắt đầu xây thành Khu Túc trên sông
Thọ Linh (sông Gianh).
Thành Khu Túc hiện nay vẫn còn, có hình chữ nhật, thành đắp
bằng đất có 3 cửa, cửa Nam, cửa Bắc không rõ lắm (do nhân dân địa phương san
thành để táng mộ), cửa Đông rộng 16m. Chiều rộng thành theo hướng Bắc- Nam là
179m. Chiều dài thành theo hướng Đông- Tây là 249m. Mặt trên thành rộng 5m,
chân thành rộng 10m8, độ cao của thành trung bình còn là 1,7m, bao quanh thành
có hào rộng xấp xỉ 30m. Nay hào đã và đang bị lấp dần. Chân thành được kè đá tổ
ong và gạch Chăm. Gạch có kích thước 18x10x40 cm, có loại màu vàng và màu ghi.
Sự ra đời của thành Lồi (Khu Túc) ở khu vực phía Bắc Quảng
Bình có mối quan hệ mật thiết với phế lũy Lâm Ấp, là biểu hiện cụ thể của việc
Lâm Ấp bố trí hoàn chỉnh các công trình phòng thủ của mình, tạo cơ sở cho việc
giữ vững vùng biên địa này. Phế lũy Lâm Ấp với thành Lồi sẽ giúp chúng ta nhận
ra tính hệ thống trong chức năng bổ trợ lẫn nhau của chúng. Thành Lồi là nơi
đặt đại bản doanh của quân binh vùng biên địa, nơi tập kết đóng quân, nơi người
Chăm đứng vững và vươn lên giành phần chủ thể chính cai quản vùng đất này trong
suốt một thời gian dài, qua đó để lại một hệ thống đa dạng, phong phú về loại
hình các di tích văn hóa trên địa bàn Quảng Bình.
Ở Lệ Thủy có thành nhà Ngo (thuộc hai làng Uẩn Áo và Qui
Hậu), qua thực địa thì thành có chiều dài Đông - Tây là 500m, rộng theo hướng
Bắc - Nam là 300m. Thành đã bị san ủi, dân làm nhà, làm vườn trên mặt thành,
mặt thành hiện nay còn lại khoảng 20m, còn một cửa phía Đông Bắc là tương đối
rõ, rộng 15m. Thành còn cao khoảng 1m55. Riêng đoạn Đông Nam còn lại cao 2,4m.
Chân thành kè đá tổ ong, đá hộc và gạch Chăm. Bao quanh ba phía (Tây, Đông,
Bắc) có hào rộng khoảng 29m. Riêng phía Nam có sông Kiến Giang mang vai trò như
một hào lớn bảo vệ thành.
Lũy, thành của người Chăm ở Quảng Bình như kể trên là kết
quả của việc sử dụng triệt để điều kiện tự nhiên sẵn có cùng địa hình, vị trí
địa lý, sông ngòi, làm cho nó trở thành những pháo đài phòng thủ chắc chắn mà
các nhà quân sự từ Chămpa , Nguyễn, Trịnh đều nhìn ra tầm quan trọng, ưu thế
của các vị trí tuyệt vời ấy để tiếp tục cải tạo, tu bổ sử dụng cho ý đồ chiến
lược của mình. Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, chúa Nguyễn (nam sông Gianh) cải
tạo sử dụng lại thành Cao Lao – thành Kẻ Hạ còn ở Bắc Bố Chính (bắc Sông
Gianh), chúa Trịnh cải tạo, tu bổ, sử dụng lại hệ lũy Lâm Ấp gọi là Cừ Dinh.
Ngoài lũy Lâm Ấp có ý nghĩa phân chia lãnh thổ của hai quốc
gia Đại Việt, Chiêm Thành thì thành Nhà Ngo, thành Kẻ Hạ đều xây đắp trên các
triền sông có hướng xuôi về các cửa biển (Kẻ Hạ- sông Gianh- cửa Gianh - Nhà
Ngo – Kiến Giang-Nhật Lệ) nhằm tạo thế giao thông thuận lợi bằng sông biển,
trấn giữ địa bàn trọng yếu ven biển Quảng Bình, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ,
phát huy thế mạnh của địa hình trong thông thương buôn bán với thương gia nước
ngoài.
Mộ: Thôn Vân Tập,xã Quảng Lưu từ bao đời nay vẫn lưu truyền
về một ngôi mộ linh thiêng gắn liền với truyện con lợn vàng xuất hiện, chói
sáng vào ban đêm, hễ chạy về trên ngôi mộ là biến mất. Nhân dân địa phương
truyền lại cho nhau rằng đây là ngôi mộ của vua Chăm (vua Lồi, vua Lời).
Đại Nam nhất thống chí gọi là: “Chuyện lũng ở xã Vân Tập,
rộng vài mẫu, gạch xưa chất đống như núi... Lũng ấy đi vào 5 bước có cửa hình
ngọc khuê (trên nhọn dưới vuông) hai bên xây đá vuông, chu vi đều 1 thước 5
tấc, trên mặt chạm nổi hình vuông, nghi đó là cái Lũng cũ của Hoàn Vương” (hiệu
vua Chiêm Thành tên là Gia Cát Địa). Căn cứ vào những tài liệu thu thập được
trong đợt khai quật gần đây và những cứ liệu liên quan chúng tôi cho rằng đây
là ngôi mộ mà chủ nhân là người Chăm, được xây dựng rất công phu, qui mô.
Sau những phát hiện của M.Colani tháng 7 năm 1935 tại Khương
Hà (Bố Trạch) về mộ vò và cách chôn người chết trong các vò mà bà cho là của
người văn hóa Sa Huỳnh có quan hệ bằng các thuyền buồm (Khương Hà nằm sát sông
Son, đầu nguồn sông Gianh) thì những tín hiệu đến nay càng được sáng tỏ bởi
những khu mộ kiểu tiền Champa và Champa ở Quảng Bình được phát hiện rất nhiều.
Đó là các khu mộ táng của người Chăm ở thôn Phú Xá (Quang
Phú), ở Hữu Cung (Lộc Đại), ở Phong Nha (Bố Trạch), ở Quảng Lưu, Quảng Thọ,
Quảng Sơn, Quảng Thủy (Quảng Trạch và Ba Đồn)... Những mộ vò này thường táng 3
đến 5 vò, chụm miệng vào nhau, vò có kích thước cao 40-50cm, đường kính miệng
10-12cm, vò có màu vàng hay sẫm, có nắp đậy, trong vò có mùn đen - lối hỏa táng
quen thuộc của người Chăm.
Tháp: Hiện nay ở Quảng Bình dấu tích còn rất mờ nhạt, năm
1995 theo tài liệu cũ để lại, chúng tôi lần theo sự chỉ dẫn của nhân dân địa
phương tới hai nơi: Đại Hữu (thuộc xã An Ninh, huyện Quảng Ninh) xã Mỹ Đức, xã
Sơn Thủy (huyện Lệ Thủy). Tại các nơi này chỉ còn lại dấu tích của nền tháp và
rất nhiều gạch Chăm, dân địa phương cho biết, trước đây có tượng Chăm nhưng
lính Pháp đã lấy đi. Chúng tôi được biết tượng Chăm Đại Hữu, Mỹ Đức đang được
trưng bày tại Bảo tàng Chăm Quảng Nam- Đà Nẵng và Bảo tàng lịch sử thành phố Hồ
Chí Minh.
Tượng: Năm 1918, cùng với việc xây dựng bảo tàng Chăm (Musse
Chăm) Đà Nẵng, người Pháp đã mang các sưu tập tác phẩm điêu khắc tượng Chăm của
Quảng Bình vào trưng bày tại đây, một số mang vào Sài Gòn, còn lại mang về
Pháp. Đặc biệt, trong kho của Bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
còn 6 bức tượng đồng (thuộc thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ XI) được phát hiện ở Quảng
Bình. Được biết, còn một bộ sưu tập tượng Chăm ở Quảng Bình tại thành Khu Túc
(Cao Lao Hạ-Bố Trạch) trên mười tượng hiện nay đang được trưng bày ở một số bảo
tàng của nước Cộng hòa Pháp.
Năm 1998, cán bộ bảo tàng tỉnh đã phát hiện và sưu tập được
một tác phẩm điêu khắc đầu tượng Chăm tại thôn Tây, Đại Phúc, xã Vạn Ninh,
huyện Quảng Ninh (xưa là làng Vạn Xuân). Đầu tượng được phát hiện dưới một lớp
đất ven bờ phía Đông của khe Ồ Ồ, chảy từ núi An Mã về cánh đồng Đại Phúc qua
vườn nhà anh Võ Văn Dũng. Theo tài liệu để lại thì đây ngày xưa có một miếu thờ
nhưng nay đã bị sập, chỉ còn trơ lại nền móng ở phía Tây của bờ suối.
Điều thú vị hơn nữa là Quảng Bình có động Phong Nha, một “Đệ
nhất kỳ quan động” gắn liền với những tên gọi như chùa Hang, động Tiên Sư, động
Chùa, động Troóc... thuộc làng Phong Nha, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch. Từ cuối
thế kỷ trước, cố đạo Cađie đã tìm thấy dấu tích một bàn thờ và một số chữ Chăm
trên vách hang động Phong Nha.
Tháng 7 năm 1995, đoàn công tác hỗn hợp do giáo sư Trần Quốc
Vượng dẫn đầu đã tìm được trong khu vực Chùa Hang – “động Phong Nha” dưới một
lớp xi măng vôi (26cm) 3 nền xây gạch Chăm, có nhiều tảng đá lớn (Granits) và
có rất nhiều mảnh gốm Chăm đỏ nâu, rất giống gốm Trà Kiệu, Hội An... nằm lẫn
với đồ bát sứ và sứ Đường Tống (thế kỷ 9-10). Phía Bắc sông Di Luân (sông Roòn
) có bia Bắc Hà (xã Quảng Phú, Quảng Trạch), trước đây có miếu Chăm (đã bị máy
bay đánh sập, bia bị vùi dưới hố bom), đặc biệt bia có 4 chữ Phạn, nội dung nói
về việc cúng nhường đất đai của vua Chăm cho một Phật viện.
Bên cạnh các thánh địa nêu trên, ở Quảng Bình còn có một hệ
thống giếng Chăm, cũng như các địa phương vùng duyên hải như Quảng Trị, Thừa
Thiên-Huế, ở Quảng Bình dọc theo biển từ cửa Roòn, cửa Gianh đến cửa Nhật Lệ,
đều phát hiện được một số giếng Chăm, đó là các giếng có dạng hình vuông hay
tròn được kè đá hay xếp gạch, bên dưới có lát gỗ, nước rất ngọt, trong vắt và
không hề cạn, như các giếng ở Quảng Tùng (giếng Hời), ở Cảnh Dương (Quảng
Trạch), ở Thanh Trạch (Bố Trạch), Đức Ninh (Đồng Hới), La Hà, Minh Lệ (Ba Đồn)
Lệ Sơn, (Tuyên Hóa), Hồng Thủy (Lệ Thủy)... Nhiều giếng Chăm hiện nay vẫn được
người Việt tiếp tục sử dụng như một cứu cánh trong các mùa hè.
Cho đến nay, vùng đất Quảng Bình, nơi địa đầu phía Bắc của
Chămpa cổ đang tiềm ẩn nhiều điều lý thú. Bằng sự lưu truyền trong dân gian và
những khảo sát thực địa, chúng tôi đã phát hiện được những làng Chăm ở Quảng
Bình như làng Trằm, làng Hà Lời (Bố Trạch), cánh đồng Chăm (Phù Kinh - Phù Hóa
- Quảng Trạch) đồng Chăm (Phù Lưu, Quảng Lưu, Quảng Trạch), xóm Lời (Quảng
Tùng, Quảng Trạch)... Tại những nơi này, bước đầu chúng tôi đã phát hiện được
rất nhiều gốm Chăm. Người Chăm có mặt ở vùng đất Quảng Bình khá sớm, nếu không
muốn nói là sớm nhất (thế kỷ thứ 2-thứ 3 sau CN), họ biết chọn những vị trí địa
hình lý tưởng để xây đắp lũy thành bảo vệ lãnh thổ, hoặc xác lập địa vực hành
chính, dò tìm nguồn nước, đào giếng, khơi mương phục vụ sản xuất, trồng trọt và
cuộc sống sinh hoạt...
Họ đã sáng tạo và đã để lại một nền văn hóa độc đáo, đặc sắc
bằng các di tích, di vật vô cùng quí giá trong không gian văn hóa gần 10 thế
kỷ, cần được bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị, bởi nền văn hóa này góp phần
làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của Quảng Bình và của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam.
8-Di sản Champa trong lòng Quảng Trị
Trong diễn trình lịch sử của Quảng Trị có một thời gian khá
dài gần một thiên niên kỷ đất này thuộc lãnh thổ vương quốc cổ Champa.
Trước khi khi chịu sự phán quyết nghiệt ngã của lịch sử trong
quy luật tồn tại, bộ phận dân cư của dân tộc này đã vừa phải kiên trì vật lộn với
những thử thách nghiệt ngã của tự nhiên, vừa phải đương đầu với nhiều thế lực của
xã hội trong cuộc giành giật sinh tử để không ngừng tạo lập và phát triển vương
quốc.
Quá trình xây dựng và đấu tranh để sinh tồn của bộ phận cư
dân Champa trên vùng đất quảng Trị không chỉ tạo ra được những cơ sở có tính chất
tiền đề cho sự phát triển vững chắc của vùng đất này mà còn để lại nhiều dấu
tích về một nền văn hóa hết sức phong phú và độc đáo, góp phần tạo nên sự đa dạng
của văn hóa Quảng Trị.Đến nay, văn hóa Chămpa đã không còn là một bộ phận tồn tại
độc lập và song hành với chính chủ nhân của nó. Tất cả đã hòa chung vào dòng chảy
của văn hóa người Việt Quảng Trị - lớp người kế nhiệm/kế tục/kế thừa những gì
trước đó, biến hóa cái của tiền chủ thành cái của hậu chủ. Sự “hợp thức
hóa" khá mềm dẻo, khôn ngoan của người Việt trên nền các di sản văn hóa
người Chăm ở cả lĩnh vực vật chất lẫn tinh thần để làm đa dạng, phong phú cho vốn
liếng di sản của mình âu cũng là một thế ứng xử rất văn hóa của người Quảng Trị
nói riêng, người Việt Nam nói chung.
Văn hoá Champa ở Quảng Trị cho đến nay tồn tại dưới nhiều dạng
thức khác nhau nhưng nhìn chung tập trung vào các loại hình tiêu biểu đáng chú
ý là: Đền tháp - thành luỹ - hệ thống các công trình khai thác nước và mộ táng.
1. Đền tháp
Quảng Trị hôm nay, các đền tháp Chăm không còn soi bóng xuống
các dòng sông Sa Lung, Bến Hải, Vịnh Định, Thạch Hãn, Cổ Hà nữa, song vẫn còn
có rất nhiều những địa điểm có dấu tích về sự hiện diện của các công trình đền
tháp. Qua nhiều năm nghiên cứu, khảo sát thực địa ở các địa phương trên cơ sở
xác minh những địa điểm đã được người Pháp thống kê cũng như những địa điểm mới
được phát hiện thêm, chúng tôi đã thống kê được một danh mục gần 30 phế tích
thuộc dạng đền tháp. Trong số này bao gồm: Duy Viên (xã Vịnh Lâm), Nam Sơn, Huỳnh
Xá (xã Vĩnh Sơn), thuộc huyện Vĩnh Linh; An Xá (xã Trung Sơn), Phường Sỏi (xã
Do Phong), Hà Trung (xã Do Châu) thuộc huyện Do Linh); Kim Đâu (xã Cam An), Định
Xá, Lâm Lang (xã Cam Hiếu) thuộc huyện Cam Lộ; Trương Xá (phường IV), Đông Hà
(Phường III) thuộc thị xã Đông Hà; Trâm Lý (xã Hải Quy), Trà Lộc (xã Hải Xuân),
Câu Hoan (xã Hải Thiện), Trung Dân (xã Hải Thành), Trường Sánh (xã Hải Trường)
thuộc huyện Hải Lăng; Thạch Hãn (phường 2) thuộc thị xã Quảng Trị); Dương Lệ,
Võ Thuận (xã Triệu Thuận), Trà Liên (xã Triệu Giang), Ngô Xá (xã Triệu Trung),
Bích La (xã Triệu Đông), Nhan Biểu, Đa Nghi (xã Triệu Thượng), Quảng Điền (xã
Triệu Đại), Phương Sơn, Thượng Trạch (xã Triệu Sơn) thuộc huyện Triệu Phong.
Các địa điểm di tích này được gọi tên theo tên địa danh của các làng. Một vài
nơi khác như An Lộng, Bích Khê, Đại Hào, Liêm Công... có được các nhà nghiên cứu
người Pháp lưu ý đầu thế kỷ nhưng nay đã không còn dấu vết gì .
Do những biến động mạnh mẽ và thường xuyên của các điều kiện
tự nhiên, xã hội nên cho đến nay, tất cả các địa điểm mang dấu tích đền tháp kể
trên chỉ còn tồn lưu dưới dạng phế tích với những cồn đất mang các tên gọi như
Cồn Giăng, Lùm Giăng, Lòi Giăng...; với các đống gạch vụn nát, các thành phần
kiến trúc, các phù điêu, các đối tượng nguyên là các vị thần Chăm nằm ngổn
ngang và bên trên đó thường là những ngôi miếu thờ của người Việt. Những năm gần
đây, nhiều địa điểm di tích bị huỷ hoại một cách nghiêm trọng, một phần do bom
đạn của chiến tranh, nhưng phần khác là do nhân dân địa phương đào bới để lấy đất,
lấy gạch hoặc tìm những cổ vật quý Chăm pa.
Cách đây gần trọn một thế kỷ, vào năm 1905, linh mục Cadière
đã tiến hành khảo sát và lập một danh mục khá đầy đủ về các địa điểm có dấu
tích đền tháp Chăm trên toàn khu vực Bình Trị Thiên, trong đó Quảng Trị là địa
bàn có số lượng nhiều di tích hơn cả. Từ đó cho đến nay, lần theo những trang
tư liệu có tính chất gợi mở này, các nhà nghiên cứu đã một mặt xác định lại
tính chân thực của những địa điểm đã phát hiện; mặt khác cũng đã tìm thêm được
một số địa điểm mới. Có di tích do bị đào bới mà tình cờ phát hiện, lại có di
tích đã được các nhà nghiên cứu tiến hành khai quật; nhưng dù cố gắng đến mấy
thì trên một thực tế của sự hoang tàn, đổ nát như vậy, các kết quả nghiên cứu,
thẩm định cũng chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát, mô tả, cao hơn một chút là sự
đánh giá, phác thảo một chân dung mờ nhạt dựa trên cơ sở những gì có thể nhìn
thấy được, cảm nhận được chứ khó có thể đạt đến do chính xác hoàn toàn như những
gì mà di tích vốn có. Tuy nhiên, với những gì hiện còn, có thể thấy rằng ở một
địa bàn không lấy gì làm rộng lớn như Quảng Trị thì việc tồn lưu một số lượng đền
tháp như thế quả thật xứng đáng để gọi là "xứ tháp" của khu vực Bình
- Trị - Thiên. Đó là một đặc điểm nổi trội hơn hẳn trong toàn khu vực.
Địa bàn phân bố của các đền tháp nằm rải rác khắp nơi từ vùng
ven biển lên tận vùng đồi trung du, nhưng mật độ nhiều nhất vẫn là ở đồng bằng
- nơi nguyên là những làng cổ Chăm. Cũng như các nơi khác trong lãnh thổ của
vương quốc Chămpa, đa số các đền tháp ở Quảng Trị thường được dựng trên những
mô đất cao vùng gò đồi hay ven triền các cồn cát. Một số khác dù nằm giữa vùng
đồng ruộng (như tháp Kim Đâu, Trung Đơn, Ngô Xá, Bích La, Quảng Điền) thì địa
điểm tọa lạc đều ở các cồn đất có địa hình dương từ 5 - 10m. Trên từng bậc địa
hình từ đông sang tây ở đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp các dấu tích đền tháp:
Phía tây cồn cát ngoài gần biển (Đại Trường Sa) là di tích ở Phương Sơn/An lưu.
Giữa hai dãi cồn/đụn cát (thuộc vùng đồng ruộng) là các di tích ở Bích La,
Trung Đơn, Dương Lệ, Quảng Điền, Ngô Xá... Trên dải cồn/đụn cát trong (Tiểu Trường
Sa) là các di tích ở Trà Lộc, Câu Hoan, Hà Trung, Đa Nghi... Vùng tiếp giáp các
đồi trung du là các di tích ở Phường Sỏi, Huỳnh Xá, Duy Viên, Lâm Lang, Trương
Xá, Đông Hà, Nhan Biểu...Vùng trên cùng, ở cuối địa hình đồi là tháp An Xá.
Quy mô các đền tháp Chăm ở Quảng Trị nói riêng, vùng phía bắc
vương quốc Chăm pa nói chung thường có kích thước vừa và nhỏ, ít có những khu đền
tháp lớn, tập trung với những ngôi tháp đồ sộ, uy nghi như Mỹ Sơn, Đồng Dương,
PÔ Naga... Đền tháp là công trình kiến trúc tôn giáo của người chăm chịu ảnh hưởng
của nghệ thuật Ấn Độ nên các kalan là hình ảnh thu nhỏ của "trung tâm vũ
trụ” trên núi Mêru, nơi ngự trị của các thần linh theo tín ngưỡng thờ các vị thần
ở hạ giới nên được tuân thủ theo những quy định chặt chẽ. Do là bố cục hướng
tâm, các trục xoay ra bốn hướng, mặt tiền cũng như cửa chính quay về hướng đông
- hướng của các vị thần linh và cũng là hướng của tầm nhìn chiến lược về biển của
người Chăm.
Bên cạnh những khu đền tháp được xây dựng tập trung theo mô
hình một kalan thờ thần chính (thường là bộ ngẫu tượng Linga - Yoni: thể hiện
quan niệm thờ sinh thực khí, biểu trưng của sáng tạo bằng sự sinh sôi, nảy nở) ở
trung tâm và vài kalan thờ các thần phụ (thuộc bộ 3: Brahma - đấng sáng tạo,
Shiva - đấng hủy diệt, Visnu - đấng bảo tồn hoặc các vị thần liên quan gần gũi
với "tam vị nhất” theo này) vây xung quanh là những đền tháp được xây dựng
theo mô hình đơn lẻ, dưới dạng độc tháp. Các khu tháp được xây dựng có quy mô lớn,
tập trung vốn là "thánh địa" của một vùng, nơi hành hương, hành lễ
hàng năm, còn các tháp nằm đơn lẻ vốn chỉ là các đền thờ của một hay nhiều
grama (làng xã), nơi nhân dân vẫn đến lễ bái thường ngày.
Có bốn địa điểm thuộc di tích đền tháp ở Quảng Trị qua các dấu
tích hiện còn có thể thấy chúng là những trung tâm tôn giáo của mỗi vùng trong
toàn bộ địa bàn này. Đó là:
- Hà Trung - ngôi đền Indrakantesvara của Hoàng hậu
Tribhuvanadevi và An Xá - trung tâm tôn giáo của vùng châu Ma Linh.
- Trương Xá (thượng nguồn sông Hiếu) và Dương Lệ - trung tâm
tôn giáo của vùng bắc châu ô.
- Câu Hoan - trung tâm tôn giáo của vùng nam châu ô.
Trong số này, ngoại trừ ngôi đền Indrakantesvara thì các khu
đền tháp khác đều lấy biểu tượng của bộ sinh thực khí Linga - Yoni làm đối tượng
thờ chính, đặt ở tháp trung tâm và vây quanh nó là từ ba đến bốn kalan trở lên.
Đặc biệt, Ở khu tháp Dương Lệ, với những dấu vết hiện còn qua các cấu kiện kiến
trúc, nền móng..., nhất là kích thước to quá cỡ của bệ Yoni, có thể coi đây là
một cụm tháp lớn hơn cả và hẳn là nó đã giữ vai trò như một thánh địa không chỉ
của vùng bắc châu Ô xưa mà còn là của cả một vùng khá rộng lớn thuộc vùng bắc
vương quốc Chăm pa (ít nhất là từ nam châu Rí đến châu Ma Linh dưới các thế kỷ
từ VII đến XIII).
Ngoài các khu đền tháp có quy mô lớn như đã nêu trên, các đền
tháp còn lại ở Quảng Trị hoặc được xây dựng theo mô hình một vài tháp với quy
mô nhỏ, hoặc dưới dạng tháp đơn lẻ (chỉ có 1 kalan). Những tháp này cũng đều thờ
Linga/Mukhalinga - Yoni. hoặc những vị thần khác như Nandin, Shiva, Buddha,
Dvarapata...
Các đền tháp Chăm ở Quảng Trị qua những dấu tích còn lại cho
thấy đa phần đều sử dựng nguyên liệu chính là gạch nung. Một số tháp sử dụng kỹ
thuật kết hợp gạch nung với đá (sa thạch - mè), nhưng thường rất ít, chỉ ở những
cấu kiện trụ cửa, bậc cửa, lin tau, các khối đá bó vỉa ở móng tháp, bệ thờ, đài
thờ, vật trang trí... (như Hà Trung, An Xá, Bích La, Dương Lệ, Trà Liên, Trung
Đơn...), còn một số tháp khác hầu như chỉ xây bằng gạch (như Trà Lộc, Quảng Điền,
Lâm Lang, Trương Xá, Trường Sánh, Nhan Biểu...). Trong số các công trình có sử
dụng vật liệu đá thì Hà Trung là tiêu biểu. Ỡ đây theo khảo tả của H. Parmentier
là thuộc một dạng kiến trúc đặc biệt, có năm tảng đá khổng lồ bằng sa thạch (hiện
còn bốn tảng) nguyên là cột của một gian nhà lớn kiểu như ngôi nhà cột Đồng
Dương và PÔ Naga; bên cạnh nhiều cột ốp (ít nhất là 10 cột) cùng với rất nhiều
các cấu kiện khác có kích thước lớn được sử dụng bằng đá, cụ thể là tập trung
vào công trình mà ông cho là thuộc một kiến trúc thấp như Mỹ Sơn B5 hay kiến
trúc dài của Tháp Bạc. Đó là chưa kể các bệ cột, các đài thờ, các trang trí kiến
trúc khác. Ngô Văn Doanh thì cho rằng: "Hà Trung là khu kiên trúc Chăm pa
duy nhất hiện được biết dùng nhiều đá nhất để làm các bộ phận kiến trúc khác
nhau” Việc những người thợ Chămpa xây cất nên các công trình sử dụng nhiều khối
đá sa thạch có kích thước lớn tại một vùng đất hoàn toàn vắng bóng nguồn vật liệu
này, quả là một bí ẩn kỳ tài về phương cách vận chuyển và tạo tác.
Cách thức, kỹ thuật xây dựng những tháp gạch Champa ở Quảng
Trị cũng giống như nhiều nơi khác trên khu vực miền Trung, cho đến nay vẫn còn
là những ẩn số. Tuy nhiên, trên thực tế tại các phế tích đền tháp đã sụp đổ, một
đặc điểm chung là người ta khó tìm thấy (hoặc có thì cũng rất ít) những viên gạch
còn nguyên vẹn mà chỉ toàn là những mảnh vỡ vụn nát không định hình, thậm chí ở
một vài nơi, dù đào bới đến phần móng cũng chỉ thấy những lớp gạch dã mụn ra
thành đất. Điều này bởi nhiều lý do, trong đó có sự tác động mạnh mẽ của điều
kiện tự nhiên khắc nghiệt, điều kiện lịch sử phức tạp và đầy biến động của vùng
đất này; nhưng xét cho cùng thì cũng có thể thấy rằng các tháp Chăm ở Quảng Trị
đều được sử dụng loại gạch có độ nung thấp. Ớ một số nền móng tháp như Hà
Trung, An Xá, Dương Lệ... tuy còn một ít gạch nguyên được tìm thấy trong các đợt
khai quật nhưng độ nung không cao. Đó là những viên gạch có kích thước lớn hơn
nhiều so với gạch người Việt hiện đại; độ dày, mỏng, to, nhỏ tương tự nhau;
chúng thường có màu nâu non và ở bên trong có lõi màu nâu đen. Giữa các viên gạch
hoàn toàn không tìm thấy những dấu hiệu về việc sử dụng chất kết dính mà chỉ
như là được xếp chồng lên nhau theo từng lớp. Vấn đề về cách thức và kỹ thuật
xây dựng tháp Chăm mặc dù còn tồn nghi với nhiều giả thiết đang tiếp tục được
các nhà nghiên cứu tìm tòi, song có thể nói bên cạnh những đặc điểm chung thường
thấy ở các nơi thì chắc chắn những người thợ xây dựng các tháp Chăm ở Quảng Trị
đã có một trình độ kỹ thuật cao, một sự sáng tạo vượt bậc và có sự linh hoạt
chút ít trong phương pháp để tùy thuộc vào điều kiện của địa phương mình. Điều
đáng ngạc nhiên là cho đến nay, trên các phế tích đền tháp ở Quảng Trị, chúng
tôi vẫn chưa phát hiện ra những viên gạch Chăm có trang trí. Điều này có lẽ do
tất cả những lớp gạch có trang trí ở các đền tháp đã bị mủn nát, không còn
nguyên hình dạng nên không thể nhìn thấy được các hoạ tiết trang trí.
Về niên đại xây dựng các đền tháp Chăm thì cho đến nay chưa
có một dấu hiệu nào để có thể làm căn cứ xác nhận được một trong số hơn. 20 địa
điểm mang dấu tích đền tháp ở Quảng Trị có trước thế kỷ VIII. Dĩ nhiên, không
thể loại trừ một số ngôi tháp được xây dựng vào thời gian trước đó mà do nhiều
lý do khách quan cũng như chủ quan, chúng ta chưa có điều kiện tiếp cận. Tháp
có niên đại sớm nhất mà chúng tôi biết được qua phong cách nghệ thuật điêu khắc
đá là Bích La Trung. Tấm phù điêu lá nhĩ (tympan) tạc hình Shiva múa điệu vũ trụ
(tandra) hiện đang trưng bày ở Bảo tàng nghệ thuật Chăm Đà Năng được mang về từ
tháp Bích La đã được các nhà nghiên cứu xác định là thuộc phong cách Hòa Lai (đầu
thế kỷ IX). Tuy nhiên, theo pho tượng Shiva khất thực tìm được ở Trâm Lý mà
chúng tôi nghi là thuộc tháp Trà Lộc thì địa điểm này có khả năng thuộc thời kỳ
sớm nhất: phong cách Mĩ Sơn El (thế kỷ VIII). Tháp có niên đại muộn hơn cả là
Trung Đơn được xác định bởi phù điêu thủy quái Makara mang phong cách Trà Kiệu
(thế kỷ XI). Các ngôi đền tháp khác như Hà Trung, Dương Lệ, Câu Hoan, Trà Liên,
Duy Viên, An Xá... qua những dấu vết còn lại đều cho thấy chúng hoặc sớm hoặc
muộn đều thuộc thời đại Đồng Dương (cuối thế kỷ IX đầu thế kỷ X).
Có một địa điểm được xác định niên đại xây dựng tương đối
chính xác là khu đền tháp Hà Trung. Thông qua nội dung của cột bia ký chạm dày
đặc chữ Chăm cổ ở cả bốn mặt, nhà nghiên cứu Majumdar xác định ngôi đền được
xây dựng vào năm 838 saka (năm 916 tây lịch) dưới thời vua Indravarman. Ngoài
ra, các nhà khảo cổ học của Trung tâm Văn hoá Việt Nam (Đại học quốc gia Hà Nội)
và Bảo tàng Quảng Trị trong đợt khai quật khu tháp An Xá tháng 7-1993 cũng đã
khẳng định cụm tháp này được xây dựng trong thời đại đầu Đồng Dương.
Như vậy, có thể nói trong bốn thế kỷ từ VIII đến Xi là thời kỳ
phát triển rực rỡ nhất của nghệ thuật kiến trúc đền tháp Chămpa trên vùng đất
Quảng Trị. Sau đó, vì không thể chống cự nổi trước sức mạnh Nam tiến của người
Việt nên lãnh thổ Chăm pa ngày một thu hẹp dần kể từ cuộc chinh phạt của Lý Thường
Kiệt đầu thế kỷ XI cho đến khi mất hết quyền sở hữu đất đai, kể cả quyền sở hữu
các công trình văn hóa để tan biến vào trong cộng đồng người Việt tại xứ này
sau thế kỷ XIV. Điều này lý giải vì sao các đền tháp ở Quảng Tri không có niên
đại muộn hơn thế kỷ XI.
2. Thành lũy
Trên toàn địa bàn tỉnh Quảng Trị qua những cứ liệu thực tế và
sự lưu truyền trong dân gian cho thấy hiện có hai địa điểm liên quan đến những
công trình kiến trúc thành lũy mà cho dù trải qua thời gian đã trở nên hoang phế
nhưng vẫn còn để lại những vết tích đáng tin cậy. Đó là địa điểm Bến Lũy thuộc
làng Cổ Lũy, xã Vinh Giang, huyện Vĩnh Linh và địa điểm nằm ở phía tây nam khu
chợ Thuận thuộc làng Vệ Nghĩa, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong.
Cả hai công trình hiện chỉ cỏn những dấu tích mờ nhạt, nhưng
dựa vào những chứng cứ về khảo cổ học trên trục lịch đại với các hiện vật thuộc
nền văn hóa trước và trong thời kỳ Chămpa cũng như sự quy chiếu về mặt địa lý,
lịch sử... trong khu vực tọa lạc của những địa điểm này, các nhà nghiên cứu đã
bước đầu phục dựng lại được quy mô, cách thức xây dựng, phác họa được bối cảnh
ra đời, sự tồn tại và ý nghĩa của các công trình nói trên và khẳng định chủ kiến
tạo ban đầu là thuộc về một dân tộc bản địa có trước người Việt: người Chăm.
Đây chính là hai tòa thành được gọi theo hai tên: thành Cổ Lũy (gọi theo tên địa
danh) và thành Thuận Châu (gọi theo cách hiểu là thành cũ của châu Thuận từ thời
nhà Trần).
Thành Cổ Lũy và thành Thuận Châu đều được xây dựng trên vùng
đồng bằng ven biển, gần các con sông chính trong vùng là sông Bến Hải/Hiền
Lương (sông Hồi/sông Minh Lương) và sông Thạch Hãn, đặc biệt là gần hai cửa biển:
Cửa Tùng (cửa Tùng Luật), Cửa Việt (cửa Việt Yên) nhằm tạo ra tại những nơi này
các lỵ sở hành chính gắn kết với các thị tứ để vừa thiết lập nên trung tâm
chính trị, đồng thời làm nhiệm vụ trấn giữ những địa bàn xung yếu ven biển -
nơi nối thông từ bên ngoài với các vùng đồng bằng dân cư rộng lớn ở hai phía bắc
và nam của khu vực Quảng Trị. Người Chăm với con mắt nhìn chiến lược về biển
cũng như có nhiều lợi thế về mặt quân sự biển nên các trung tâm chính trị, quân
sự được đặt không xa so với cửa biển. Từ đây theo các trục sông về phía tây là
những trung tâm tôn giáo (đền tháp/thánh địa) nối kết chặt chẽ với các trung
tâm thương mại (cảng sông, cảng biển) về phía đông để tạo ra thế liên hoàn. Sự
gắn bó mật thiết giữa trung tâm chính trị, quân sự, trung tâm văn hóa và kinh tế
đã trở thành một mô hình tương đối trọn vẹn, có ý nghĩa nhiều mặt trong chiến
lược quốc phòng và phát triển dân sinh.
Thành lũy của người Chăm ở Quảng Trị là kết quả của nghệ thuật
sử dụng triệt để những gì đã có của tự nhiên như địa hình, cung đường, sông nước...
để phát triển lên một trình độ hoàn thiện, làm cho nó trở thành những pháo đài
phòng thủ chắc chắn, tiện cho việc giao thương về kinh tế, văn hóa, xã hội trên
vùng mà nó chi phối.
Thành Cổ Lũy và thành Thuận Châu là hai tòa thành cổ giữ vai
trò trọng yếu trong hai khu vực thuộc châu Ma Linh và Châu Ô xưa. Kiến trúc của
thành đều được đạp bằng đất, thường có hình chữ nhật, bốn mặt là các lũy đất. Cấu
tạo của lũy là nền đất nện chặt, kè đá củ đậu (đá cuội) hoặc đá ong lẫn lộn.
Chiều cao của lũy không lớn (cao nhất chỉ chừng hơn 5m). Ớ một vài nơi của hệ
thống tuy, qua thực tế hiện còn cho thấy có dấu hiệu về sự tồn tại của những mảng
tường thành được đạp bằng gạch, tuy nhiên đấy có thể chỉ là những điểm nguyên
là cổng thành hoặc là bề mặt của thân thành phía bên trong. Xung quanh lũy là hệ
thống hào thành rập rờn sông nước được tận dụng từ chiều uốn khúc của các con hói,
nhánh sông. Bên trong là bãi đất bằng rộng dùng xây dựng các dinh thự, kho
tàng. Bên ngoài thành là khu vực thị tứ, nơi giao lưu buôn bán tấp nập nhờ mạch
nối của các trục đường giao thông thủy, bộ.
Thời điểm có sự hiện diện của thành Cổ Lũy và thành Thuận
Châu trên vùng phía Bắc vương quốc Chăm pa có thể đã bắt đầu từ thế kỷ IV - V
trong thời kỳ hình thành và phát triển của vương triều Gangaraja. Những tài liệu
hiếm hoi về các tòa thành cổ Chămpa đã không cho phép chúng ta khẳng định qui
mô, cách thức và kỹ thuật xây dựng, càng không thể biết được điều gì chính xác
về thời gian hình thành. Tác giả Phan Khoang trong "Việt sử xứ Đàng
Trong" cho rằng "từ đời Phạm Văn, người Chăm đã biết thuật xây thành,
đắp lũy, họ kiến trúc những tường thành bằng gạch, có những tháp canh bằng đá để
bảo vệ những thành thị". Chúng tôi cho rằng rất có thể người Chăm đã biết
kỹ thuật đắp các lũy thành bằng đất sớm hơn. Song dù sao, qua một số nguồn thư
tịch cổ Trung Hoa và Đại Việt cho chúng ta biết rằng vùng đất Bình Trị Thiên
chính thức thuộc về người Chăm từ giữa thế kỷ IV, dưới thời Phạm Văn nên việc
xây dựng các công trình quân sự để phòng thủ, chống lại sự xâm lấn của thế lực
phong kiến Trung Hoa hẳn đã phải thực hiện trong khoảng thời gian này. Cố
nhiên, các thành lũy Chăm pa chắc chắn là sự nâng cao hơn, hoàn thiện hơn từ những
đôn lũy của chính quyền đô hộ Trung Hoa tại quận Nhật Nam. Nó cũng như về sau
này, khi còn xẩy ra cuộc tranh chấp Chăm - Việt (thế kỷ XI - XIV), nhà Trần đã
sử dụng và sửa sang lại thành Thuận Châu và Hóa Châu. Học giả Đào Duy Anh cho rằng
"chỗ thành Thuận Châu của nhà Trần, xưa kia có lẽ là trị sở Ô Châu của
Chiêm Thành. Chúng tôi ngờ rằng thành Chu Ngô của nhà Hán ở vào khoảng ấy”. Như
vậy, rất có thể thành Thuận Châu được xây dựng trên nền tảng của thành Chu Ngô
- một thời gian từng là quận trị của quận Nhật Nam; còn thành Cổ Lũy là sự nâng
cấp từ một đồn lũy quân sự trấn giữ, bảo vệ cảng biển Cửa Tùng dưới thời nhà
Hán. Thành Cổ Lũy có thể đã chấm dứt vai trò của mình từ trước thời nhà Trần
(thế kỷ XIII); còn thành Thuận Châu vẫn được người Việt sử dụng suốt trong các
thế kỷ XIV - XV - XVI. Sau năm 1558, khi Nguyễn Hoàng chọn ái Tử để xây dựng thủ
phủ Đàng Trong của nhà Chúa Nguyễn (cách Thành Thuận 2km về phía tây) thì tòa
thành này chỉ còn được sử dụng làm lỵ sở của một huyện: huyện Vũ Xương (sau đổi
thành Đăng Xương). Tầm nhìn chiến lược về biển của người Chăm đến đây đã được
thay thế bằng con mắt nhìn chiến lược về vùng núi và trung du của người Việt.
3. Các công trình thác nước
Trên vùng đất luôn khô rát, cháy bỏng bởi gió Lào mà người Quảng
Trị từ xưa đến nay phải gánh chịu thì nhu cầu về nước luôn là nỗi khát vọng ám ảnh
và trở thành nỗi trăn trở ngàn đời buộc các thành phần cư dân nơi đây phải luôn
tìm cách tạo ra cho mình những cách thức kỹ thuật cốt làm sao khai thác được
nguồn nước phù hợp với điều kiện địa lý, thủy văn của vùng đất mình cư trú. Trải
qua nhiều giai đoạn lịch sử, các thế hệ người dân Quảng Trị thuộc nhiều thành
phần dân tộc khác nhau đã không ngừng vật lộn với môi trường thiên nhiên khắc
nghiệt, không ngừng sáng tạo và liên tục kế thừa những thành tựu văn hóa của
nhau trong lĩnh vực khai thác nguồn nước, trong đó có thành quả quan trọng của
một bộ phận cư dân Chăm pa. Hệ quả của sự sáng tạo và kế thừa này đã sản sinh
ra hàng loạt những công trình khai thác nước cổ với tính chất, quy mô, kỹ thuật
giống và khác nhau tồn tại cùng thời gian cho đến tận ngày nay.
Hệ thống các công trình khai thác nước cổ ở Quảng Trị rất
phong phú và đa dạng theo sự ảnh hưởng của điều kiện địa hình. Nếu không tính
các công trình thuộc sản phẩm riêng biệt của người Việt giai đoạn sau này thì hệ
thống khai thác nước cổ (mà chúng tôi cho là của người Chăm) ở Quảng Trị
bao gồm các loại hình với các đặc điểm sau đây:
a. Hệ thống các công trình khai thác nước gồm nhiều thành phần
cấu trúc phức tạp, liên hoàn, đa hình dạng, đa chức năng, nằm ven các triền đồi
đất đỏ bazan hoặc ven các triền đồi cát vùng đồng bằng và ven biển để nhằm khai
thác mạch nước nổi (phun lộ thiên hay phun ngầm). Hệ thống này bao gồm những
công trình mang tính chất “dẫn thủy nhập điền" có vai trò thủy lợi cao, được
nhân dân các địa phương quen gọi là giếng với các tên gọi: giếng Bà, giếng Ông,
giếng Lợi, giếng Gai, giếng Kình, giếng Đào, giếng Côi, giếng Dưới, giếng Trạng,
giếng Máng, giếng Tép, giếng Pheo, giếng Đàng, giếng Mới... Ở vùng đất đỏ bazan
tây Do Linh (Do An, Do Sơn); giếng Đắn, giếng Ba Vòi, giếng Mài Rạ... Ở vùng đất
đỏ đông nam Vinh Linh (Vinh Hiền, Vinh Thành), giếng Mới, giếng Làng, giếng
Chùa, giếng Đá Ở vùng cồn cát đông Do Linh (Do Mỹ).
Hệ thống này vận dụng triệt để những ưu điểm tự nhiên vốn có
tại các bề mặt địa hình để tạo ra những cấu trúc, cách thức kỹ thuật phù hợp
trên cơ sở sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ. Có loại cấu trúc gồm nhiều thành phần
phức tạp, liên hoàn với nhau tạo thành hệ thống (systèms) với sự có mặt của các
bể lắng (bassin supérieur), máng/vòi dẫn diệc dễ cu ve), bể hứng (bassin
d'alimentation), vũng (puits'), các mương phai bên cạnh những hồ chứa, đập nước
cùng tham gia vào quá trình lưu thông dòng chảy (như giếng Đào, giếng Trạng
làng An Nha, giếng Máng làng Long Sơn, giếng Gái làng Thanh Khê xã Do An...); lại
có loại chỉ cấu trúc đơn giản, gồm một, hai thành phần với. bể và mương dẫn
(như giếng ông, Giếng Bà, giếng Tép Giếng Gai làng Hảo Sơn xã Do An...) hoặc chỉ
là những hố đào sâu xuống đất có kè đá xung quanh dạng vuông hay tròn nằm độc lập
để nhận nước ngầm thấm ra từ vách của một giếng bên trên (như giếng Đắn, giếng
Mới, giếng Trạng làng Liêm Công xã Vĩnh Thành...).
Có loại không hề sử dụng nguyên liệu đá mà chỉ đắp bằng đất,
hoặc kè chắn xung quanh thành giếng bằng một ít gạch, các tấm gỗ, cọc tre (như
các giếng ven cồn cát làng An Mỹ xã Do Mỹ, các giếng Khai, giếng Mới, giếng
Chùa Ở làng Thủy Tú, Vĩnh Tú, Vĩnh Linh); cũng có loại sử dụng nguyên các viên
đá từ trong tự nhiên (đá ong, đá bazan) hoặc được chế ra theo cách chế tác giản
đơn để xây những bể lắng bể hứng, mương dẫn bằng kỹ thuật xếp, kè đá (các giếng
đá xếp ở các làng Hảo Sơn, An Nha, An Hướng, Phường Xuân, Thanh Khê xã Do An);
bên cạnh đó, lại có loại xây dựng công phu bằng cách xếp chồng những bi đá hình
tròn được chế tác theo kỹ thuật đẽo, mài trình độ cao để tạo ra bể chứa (có nơi
lại có lỗ thoát nước ra ngoài qua thành giếng) hay xếp những viên đá được chế
tác có bề mặt nhẵn dùng lát nền quanh thành giếng (như giếng Pheo, giếng Mới,
giếng Đàng, Giếng Boong Ở tây Do Linh (Tân Văn, Do An), giếng Đá Ở đông Do Linh
(Như Thượng, Do Mỹ).
Tuy vậy, về mặt chức năng, tất cả các công trình này đều nhằm
vào mục đích là cung cấp nguồn nước để không chỉ phục vụ cho sinh hoạt con người
mà còn phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước
cho ăn uống, tắm giặt, chăn nuôi, trồng trọt của cư dân địa phương. Cơ chế hoạt
động của các công trình khai thác nước trong hệ thống này đều tuân thủ theo
nguyên tắc: nước tự chảy. Tức là nước từ mạch ngầm tự dâng ở một bể chứa, sau
đó do vào các bể, rảnh theo lối nước chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp. Gs. Trần
Quốc Vượng cho rằng: “Đây là một loại hình công trình thủy lợi có một chưa hai
đặc trưng của Quảng Trị".
b. Hệ thống các giếng đơn mang hình ảnh của loại giếng khơi
được đào sâu xuống dưới mặt đất để khai thác mạch ngầm. Chức năng của hệ thống
này chỉ thuần túy lấy nước dùng cho sinh hoạt và hoàn toàn không bao hàm ý
nghĩa về thủy lợi. Cấu trúc của loại giếng này có hình vuông hoặc tròn, xếp đá
gốc (như các giếng Thồ Lồ làng Tùng Luật, giếng Làng làng Nghĩa An...) hay những
phiến đá chế có kích thước lớn, được đục đẽo công phu xếp theo kỹ thuật đơn giản
(như giếng Tây, giếng Tô làng Lâm Xuân), hoặc có khi lại được gắn kết bởi kỹ
thuật xẻ ngoạm, khớp mộng chốt giữa các phiến đá với những trụ đá (hoặc trụ gỗ)
kè 4 góc; lại có khi kết hợp vừa xếp đá ong chế, vừa kè chắn bởi các tấm đá phiến
có kích thước lớn được tạo dáng đẹp ở quanh vách; (như giếng Đá làng Kim Đâu,
giếng đá làng Cẩm Thạch, làng An Xuân); các giếng nửa đá, nửa gạch (trên xếp gạch,
dưới kè đá hay dưới xếp gạch trên kè đá) dưới đây có lát gỗ (như giếng Xóm làng
Bích Khê, giếng Chùa làng Đại Hào, giếng Chợ ở chợ Thuận), hoặc chỉ xếp bằng gạch
(như giếng Gạch làng Hà Trung)...
Những công trình khai thác nước thuộc hai hệ thống này trải
qua thời gian có một số đã trở nên hoang phế, một số khác đã được cải tạo lại để
phù hợp với nhu cầu của nhân dân địa phương, nhưng nhìn chung chúng đều là những
giếng có mạch nước trong vắt vọt lên, tiết ra, rỉ ra từ lòng đất, dưới chân các
triền đồi. Quanh năm suốt tháng, các giếng này không bao giờ cạn. Đó là những
công trình phục vụ đắc lực cho sinh hoạt con người và sản xuất nông nghiệp.
Gần một thế kỷ qua, hệ thống các công trình khai thác nước cổ
ở Quảng Trị (nhất là hệ thống giếng vùng tây Do Linh) luôn là đối tượng thu hút
sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong, ngoài nước với nhiều cách tiếp cận
và giải thích các vấn nạn một cách khác nhau.
M. Colani dựa vào các dầu vết tín ngưỡng (tục thờ đá, thờ
cây, thuật phong thủy, mồ mả cũ), đối sánh cách khai thác nước vùng này với các
phương thức thủy lợi của người Việt và người Chăm, dẫn các chứng cớ dân tộc học
của các tập đoàn thiểu số vùng Assam ở Đông Bắc ấn và Indonésia rồi đi đến kết
luận: Hệ thống thủy lợi Quảng Trị "là thuộc về một dân tộc lạ, chắc đã để
lại hậu duệ ở Quảng từ nhưng là một số rất nhỏ, đã bi chìm vào trong tổng thể".
L.P. Cadière tán đồng quan điểm với M. Colani về chủ nhân ngoại
lai của các công trình khai thác nước ở Quảng Trị bằng cách đưa ra dấu vết còn
lại của một thương điếm (emporium) có tên là Phường Hàng ở làng Mai Xá, trạm
thuế quan Cửa Tùng rồi cho rằng những người đi biển đã dấn đây từ thời xa xưa
và thâm nhập vào các vùng đất bên trong, chủ yếu theo hướng nam tây. Cuối cùng
ông nhận định: Những người xây dựng (những hệ thống) ở Do Linh "là những
người đi biển tới từ Indonésia hay hậu duệ của họ".
Tạ Chí Đại Trường đưa ra một loạt phản biện xác đáng và hợp
lý đối với những giả thiết "ngoại lai", từ đó dựa vào các cứ liệu lịch
sử và những lập luận của mình để đi đến một giải đáp mà theo ông là “thừa giản
dị": "Hệ thống thủy lơi dùng cho sinh hoạt và nông nghiệp ở Do Linh
là của những chiến tù (nhà Mạc) 1572 ".
Bên cạnh những quan điểm nói trên, nhiều công trình của các
nhà nghiên cứu đã nêu ra và thiên về ý kiến cho rằng chủ nhân của hệ thống các
công trình khai thác nước ở tây Do Linh nói riêng, Ở đông Do Linh, Vinh Linh,
Cam Lộ và nhiều nơi khác trên địa bàn Quảng Trị nói chung là thuộc về người
Chăm. Những kiến giải này một mặt dựa vào các chứng cứ văn hóa, lịch sử về sự tồn
tại gần một thiên niên kỷ của cư dân Chăm tại Quảng Trị; mặt khác, căn cứ vào
các kết quả nghiên cứu điền dã về khảo cổ học, dân tộc học, văn hóa học tại địa
phương làm cơ sở để đưa ra những lập luận khá đầy đủ, có sức thuyết phục cao; đồng
thời chủ trương coi các hệ thống giếng có cấu trúc phức tạp, liên hoàn, đa chức
năng dựa trên nguyên tắc tự chảy theo lối dẫn thủy nhập điền có cùng chủ nhân
sáng tạo với hệ thống giếng đơn xếp đá hay gạch, dưới có lát gỗ mà từ lâu nay
đã được coi là giếng Chăm hay giếng theo kiểu kỹ thuật Chăm. Chúng tôi đi theo
quan điểm này.
Gần đây, một số ý kiến lại đi theo một cách nhìn khác hẳn bằng
cách không tán đồng nhưng cũng không phủ nhận các kiến giải của các nghiên cứu
trước đây mà cho là “khó có thể nói rằng bộ phận cư dân cụ thể nào là chủ nhân
đích thực của các công trình khai thác nước độc đáo trên". Từ đó những người
theo quan điểm này đi đến kết luận vấn đề chủ nhân của hệ thống các công trình
khai thác nước ở Do Linh (chỉ có hệ thống các công trình khai thác nước sử dụng
đá xếp ở Do Linh mà thôi!) bắt đầu từ các cư dân thời đại đá mới, sơ kỳ kim
khí, sau đó là các tộc người thuộc nhóm Môn - Khơ me kế thừa, rồi đến cư dân
Chămpa (nhưng là nhóm cư dân sót lại sau thế kỷ XI - XV) nâng cấp, hoàn thiện
và cuối cùng là người Việt cải tạo, sử dụng - kể từ sau năm 1572 cho đến tận
ngày nay.
Như vậy, những công trình khai thác nước cổ ở Quảng Trị (nhất
là hệ thống giếng xếp đá ở tây Do Linh) đã và đang trở thành vấn đề khoa học
khá lý thú nhưng cũng chứa nhiều ẩn số gần một thế kỷ nay là của người Assam,
Indonésia, Sa Huỳnh, Việt cổ, Bĩu - Vân Kiều, Tà ôi, Chămpa hay của người Việt
sau năm 1572? Hệ thống giếng xếp đá có cấu trúc phức tạp, liên hoàn, đa chức
năng dựa trên nguyên tắc nước tự chảy theo lối dẫn thủy nhập điền ở vùng đồi đất
đỏ bazan tây Do Linh có quan hệ thế nào với hệ thống giếng ở vùng đồi đất đỏ
bazan đông Vĩnh Linh; có liên quan gì đến hệ thống giếng ở vùng cồn cát đông Do
Linh và liệu có gốc gác gì chăng với hệ thông giếng đơn xếp đá hay gạch, dưới
có lát gỗ mà từ lâu nay đã được coi là giếng Chăm hay giếng theo kiểu kỹ thuật
Chăm? Những máng đá ở các giếng Đào, giếng Máng, giếng Trạng... có cùng cách thức
kỹ thuật với giếng Pheo, giếng Mới (ở tây Do Linh) giếng Đá (ở đông Do Linh) liệu
có thể nói là thuộc một hệ hoàn toàn khác so với kỹ thuật lắp ghép đá phiến ở
các giếng đơn như giếng Tây, Giếng Tô, nhất là các giếng Đá ở làng Kim Đâu, An
Xuân, Cẩm Thạch không ?.
Một bộ phận dân tộc từ Assam, Indonésia tới, để lại những dấu
vết qua các emporium, qua tục thờ đá hay một đám tù binh nhà Mạc mang ơn vị cứu
tinh Nguyễn Hoàng để rồi lập đền thờ vua cũng như để lại những dấu vết về tiền
khai, hậu khai... có thể có địa bàn cư trú rộng đến mức phân bố cả vùng lớn Quảng
Trị không ? Những "kỹ sư bán khai" có gốc thương nhân đi làm nông
nghiệp hoặc một đám tù binh đi xây dựng đồn điền mà đã đạt được những thành tựu
thế kia thì lẽ nào một dân tộc có truyền thống nông nghiệp lâu đời nổi tiếng về
kỹ thuật khai thác các mạch nước (nhất là kỹ thuật chế tác đá) từng có thời
gian cư trú trên địa bàn này gần một thiên niên kỷ lại không thể là chủ nhân ?
Để tạo ra được hệ thống dẫn thủy quy mô như ở vùng tây Do Linh đòi hỏi phải có
sự tổ chức, một nguồn nhân lực và thời gian không phải ít, điều này chỉ có thể
được thực hiện bởi một bộ phận cư dân nông nghiệp sống định cư; vậy, các cư dân
với lối sống du canh du cư như người Vân Kiều, Tà ôi liệu có khả năng là chủ nhân
sáng tạo không?
Tất cả các vấn đề nêu trên chắc chắn sẽ được các nhà khoa học
giải thích tường tận trong một ngày gần đây. Tuy nhiên, dù sao thì trên thực tế,
những hệ thống khai thác nước mà ngày nay vẫn còn tồn tại và đang phát huy tác
dụng tốt đều đã trải qua nhiều thời kỳ với nhiều lớp chủ nhân sử dụng. Sự tổ chức
khai thác nước, sử dụng nước của con người sao cho phù hợp với điều kiện địa
lý, thủy văn của vùng đất mình cư trú à một thành tựu văn hóa mà dấu ấn của mỗi
lớp cư dân, mỗi thời đại đều có những tính cách riêng của mình.
Thực tế cũng cho thấy một hệ thống thủy lợi, hệ thống dẫn thủy,
khai thác nước không phải lúc nào cũng thuộc về một phương pháp kỹ thuật đồng
nhất. Điều kiện địa lý, thủy văn của mỗi vùng đất đã tạo nên sự lệch khác trong
sản phẩm vật chất có mang tính văn hóa thà con người trên vùng đất ấy tạo ra chứ
đâu phải một quy cách của một hệ thống là nhất thiết phải thuộc vào một thành
phần tộc người khác nhau. Người ta đã đi tìm sự so sánh các hệ thống dẫn thủy
Quảng Tri với "người Mọi phía nam Trung Kỳ", với người Chăm Ở Phan
Rang, Phú Yên, người Khơ me Ở Nam Bộ, người Thái và người Việt Ở Bắc, rồi với cả
văn minh cự thạch ở Lào, của người Dayak Ở Nam Dương; trong khi đó chính ngay
trên vùng đất nhỏ bé này, mỗi công trình, mỗi hệ thống đã mang một dáng vẻ
riêng. Điều không thể không thừa nhận là trình độ kỹ thuật khai thác.nước ngâm
của cư dân Chăm pa từ lâu đã thành thạo hơn nhiều so với các cư dân khác.
Người Chăm có mặt ở vùng đất Quảng Trị cũng như trên toàn bộ
dải đất Bình - Tri - Thiên từ khá sớm. Họ đã biết làm nông nghiệp tử đầu công
nguyên. Họ rất giỏi trong việc dò tìm mạch. nước để khai thác phục vụ cho sinh
hoạt và trồng trọt. Kết hợp với kinh nghiệm dò tìm mạch nước, đào giếng, làm
các bê chứa, người Chăm cổ đã xây dựng hàng loạt những hồ, đập nước, những hệ
thống dẫn thủy liên hoàn, đa chức năng dùng đá xếp hoặc không dùng đá xếp ở ven
triền các đồi đất đỏ bazan, đồi cát ven biển cũng như hàng loạt các giếng đơn xếp
đá, gạch tại các khu vực cư trú, các địa điểm, công trình tôn giáo, các thị tứ,
ven các cảng cổ gần biển... để phục vụ thiết thực cho đời sống sinh hoạt và sản
xuất Nhiều nhà nghiên cứu đã nêu ý kiến cho rằng người Chăm đào hàng loạt giếng
ở các khu vực cư trú, ở ven các cảng cổ để không chỉ dùng trong sinh hoạt cư
dân mà còn dùng để xuất khẩu nước ngọt. Cư dân Việt từ thế kỷ XI đã kế thừa và
phát triển các thành tựu văn hóa này. Vì vậy, trải qua hàng thế kỷ, các công
trình khai thác nước cổ ở Quảng Trị đã trở thành sản phẩm văn hóa của nhiều lớp
cư dân, trong đó chủ nhân sáng tạo - theo chúng tôi - là thuộc về người bản địa
cổ Chăm pa từ những thế kỷ đầu công nguyên.
4. Mộ tang và các di vật văn hóa khác…
Nhiều năm qua, bằng việc phát hiện của nhân dân cùng với các
cuộc điều tra, khai quật khảo cổ học của các nhà nghiên cứu, người ta đã tìm thấy
khá nhiều vò gốm, sành, bán sứ ở nhiều nơi thuộc địa bàn Vĩnh Linh, Do Linh,
Triệu Phong, Hải Lăng. Những địa điểm phát hiện loại di vật này thường nằm trên
(hoặc ven) các cồn cát, xung quanh các khu vực nguyên là các vùng cư trú của
người Chăm xưa. Trong số những chiếc vò đã được phát hiện có nhiều loại với
kích cỡ, chất liệu khác nhau. Có vò thuộc dạng gốm đất nung, xương gốm thô, độ
nung thấp, không men, màu đỏ hoặc nâu đỏ vốn là loại gốm Chăm đặc trưng; có vò
thuộc dạng bán sứ có 4 - 6 núm trên vai, có men ngà mà các nhà nghiên cứu đã thẩm
định là loại đồ bán sứ được sản xuất dưới thời nhà Đường - Trung Quốc (thế kỷ
VII - IX); một số vò đồ bán sứ Việt có men nâu, men trấu, men ngọc thuộc thời
Trần, Lê; nhiều vò thuộc dạng sành, xương chắc, độ nung cao, có hoặc không men
vốn là đồ sành do người Việt sản xuất dưới các thế kỷ XV - XVII. Những chiếc vò
này có khi được chôn lẻ tẻ, nhưng thường được chôn tập trung thành từng cụm có
từ 2 - 5 chiếc; bên trong có các vết tích than tro, đồ kim loại, đồ gốm, đá...
Những chiếc vò hay cụm vò (đa dạng về chất liệu, kỹ thuật chế tác, hoa văn
trang trí, đôi khi có chứa những hiện vật gốm, kim loại, than tro) có mặt ở hầu
khắp địa bàn Quảng Trị cũng như nhiều nơi khác ở miền Trung cho thấy chúng tồn
tại trong một thời gian dài không cùng tính chất và mang nhiều chức năng; song,
rõ ràng một số trong chúng là những mộ vò.
Người Chăm là một dân tộc theo phong tục hỏa táng. Họ quan niệm
rằng: khi chết, linh hồn con người phải về thượng giới nên việc tiêu hủy xác chết
lấy tro xương cốt bỏ xuống biển, sông, suối hay ao hồ cũng là biểu hiện của thần
Siva là hủy diệt để tái tạo. Tuy nhiên, người chết cần phải để lại một cái gì
đó cho con cháu tưởng nhớ, đó là 9 (hoặc 7) mảnh xương trán mà thân nhân đem về
thờ phụng. Để bảo vệ những lưu vật này, người ta đem chôn nó ngoài nghĩa địa, tại
khu vực dành cho những thân nhân trong dòng họ và lấp lên đó một tượng nứt bằng
đá. Tập quán hỏa táng và chôn những lưu vật của người chết trong mộ vò là một tập
tục lâu đời của người Chăm có từ thời đại Sa Huỳnh.
Căn cứ vào việc thẩm định niên đại của những chiếc vò và vết
tích có được từ bên trong cũng như cách thức chôn, các nhà nghiên cứu cho rằng
đó là những mộ vò của người Chăm ở Quảng Trị suốt nhiều thế kỷ và thuộc vào những
tầng lớp xã hội khác nhau. Những vò, cụm vò có mang đặc điểm gốm Chăm như Nhan
Biểu, Trung Đơn là những mộ vò thuộc tầng lớp bình dân; còn những vò, cụm vò
mang đặc điểm đồ bán sứ thời Đường là của những gia đình thuộc tầng lớp trên. Đặc
biệt, cụm vò ở Dương Lệ Đông được coi là tiêu biểu nhất.
Chùa
Thập Tháp Di Đà tọa lạc ở khu phố Vạn Thuận, phương Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh
Bình Định. Theo quốc lộ I từ Quy Nhơn ra Quảng Ngãi, qua khỏi thị trấn Đập
Đá, đến cầu Vạn Thuận, có con đường bên trái khoảng 200m dẫn vào chùa.
Thành Vijaya thất thủ vào ngày 2 tháng 3 năm 1471 sau bốn ngày giao tranh. Vua Champa là Trà Toàn bị bắt sống và tự sát trên đường chở về Thăng Long.(05/03/ Al) Trong cuộc tiếp kiến, Vua Trà Toàn xin vua Lê chỉ làm tội một mình ông và tha cho người dân Champa. Trên đường về tới Nghệ An, Trà Toàn tự tử chết. Lê Thánh Tôn sai cắt đầu Vua Trà Toàn treo ở đầu thuyền và cho khắc chữ "Cổ Chiêm Thành ngươn ác Trà Toàn chi thủ". Ít nhất hơn 60.000 người Champa bị giết và 30.000 bị bắt làm nô tỳ cho quân Đại Việt. Kinh thành Vijaya bị phá hủy hoàn toàn, người dân bị tàn sát vô tội vạ, trong đó có 10 ngôi tháp này bị phá hủy.Đây là cuộc tàn sát đẫm máu nhất của đại việt đối với champa. Hoàng tộc champa chạy sang malacca( khoảng 20.000 trốn thoát bằng thuyền qua cửa đầm thi nại, trong đó có con vua trà toàn là Indravarman và bàn la trà ko lai( Chùa tổ đình Thập Tháp Di Đà gắn với tên tuổi vị khai sơn là Thiền sư Nguyên Thiều. Nhiều tư liệu ngày nay cho biết ông họ Tạ, tự là Hoán Bích, người huyện Trình Hương, phủ Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.ông sinh năm Mậu Tý (1648), năm 19 tuổi xuất gia ỏ chùa Báo Tự.
Năm
1677,ông theo thuyền buôn của người Trung Quốc đến phủ Quy Ninh, nay thuộc
tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 28 km, dựng thảo am thờ Phật A
Di Đà. Năm 1683, chùa đã dùng gạch đá của 10 ngôi tháp đổ champa dựng lên
ngôi chùa.
Chùa đã trải qua 16 đời truyền thừa với nhiều vị thiền sư danh tiếng như: Thiền sư Liễu Triệt, Thiền sư Minh Lý, Thiền sư Phước Huệ … Thiền sư Phước Huệ đã được tôn làm Quốc sư. Ngài đã được mời vào giảng kinh trong hoàng cung nhà Nguyễn từ đời vua Thành Thái đến vua Bảo Đại, và giảng dạy Phật pháp ở Phật học đường Trúc Lâm và Tây Thiên (Huế) từ năm 1935.
Từ ngoài
vào, đi dọc theo hồ sen đến cổng chùa, đó là hai trụ biểu vuông cao, trên đặt
hai tượng sư tử ngồi uy nghi, nối một vòng cung, phía trên có gắn hai chữ
"Thập Tháp". Sau cổng là tấm bình phong, mặt đắp nổi long mã phù đồ
đặt trên bệ chân quỳ.
Chùa
kiến trúc theo kiểu chữ “Khẩu”; gồm ngôi chính điện, đông đường (giảng
đường), tây đường (nhà Tổ) và nhà phương trượng.
Ngôi
chính điện do Thiền sư Liễu Triệt cho trùng kiến vào năm 1749. Ngôi chính
điện ngày nay mái thẳng, lợp ngói âm dương, trên nóc có lưỡng long tranh
châu.
Phật
điện được bài trí tôn nghiêm, chính giữa thờ tượng Tam Thế Phật, Chuẩn Đề, Ca
Diếp, A Nan; khám thờ Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng đặt hai gian hai
bên điện Phật; hai vách tả hữu đặt tượng Thập Bát La Lán, tượng Thập Điện
Minh Vương, Hộ Pháp, Tổ sư Đạt Ma và Tổ sư Tì Ni Đa Lưu Chi. Hầu hết các
tượng thờ đều được tạc vào thời Thiền sư Minh Lý trụ trì (1871-1889).
Chùa đã được chúa Nguyễn Phúc Chu ban tấm biển "Sắc Tứ Thập Tháp Di Đà Tự" treo giữa cửa chính ngôi chính điện, Hòa thượng Mật Hoằng trùng khắc lại năm 1821. Đại hồng chung (đúc năm 1893) và trống lớn được đặt ở hai đầu hành lang.
Phía sau
chính điện có tấm bia ghi bài minh Sắc tứ Thập Tháp Di Đà Tự bi minh do cư sĩ
Dương Thanh Tu biên soạn, Hòa thượng Minh Lý lập năm 1876.
Nhà
phương trượng nằm sau ngôi chính điện do Quốc sư Phước Huệ cho xây vào năm
1924. Nhà Tổ ở phía Nam, nối ngôi chính điện và nhà phương trượng, thờ Tổ
khai sơn Nguyên Thiều và chư vị trụ trì, chư Tăng quá cố và chư Phật tử quá
vãng.
Đối diện
nhà Tổ là giảng đường, ở đây có bảng gỗ ghi bài "Thập Tháp Tự Chí"
do Thị giảng Học sĩ phủ An Nhơn Võ Khắc Triển soạn năm 1928, ghi lại lịch sử
khai sáng, quá trình xây dựng và truyền thừa của ngôi tổ đình Thập Tháp.
Đặc
biệt, chùa còn lưu giữ 2.000 bản khắc gỗ dùng in kinh
Di Đà sớ sao, Kim Cang trực sớ, Pháp Hoa khóa chú ... Bộ Đại Tạng Kinh do
Tổng trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tứ cúng dường còn 1.200 quyển kinh, luật, luận và
ngữ lục. Chùa còn lưu giữ bộ Đại Tạng Kinh Cao Ly và bộ Đại Tạng Kinh
Đài Loan.
Vườn
tháp Tổ nằm ở phía Bắc với 20 ngôi tháp cổ kính an trí nhục thân của các vị
trụ trì và chư tôn túc trong chùa. Sau chùa, còn có tháp Bạch Hổ và tháp Hội
Đồng..
Qui Nhơn 08/08/2008
Thanh Trà |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét