Hầu hết các tháp Champa đều xây dựng gần giống
đền tháp ở Ấn Độ,Ăngkor(Campuchia)nằm trên những ngọn núi cao,bao quanh bởi
đồi núi,được che chắn,bảo vệ bằng những thành lũy tự nhiên hiểm trở(giữa các
đồi núi có thung lũng,sông , suối…).
Đền tháp Champa thường đứng một mình (tháp Nhạn,
tháp Thủ Thiện) hoặc được xây dựng thành cụm (khu đền tháp Mỹ Sơn). Kết cấu mỗi
cụm gồm một đền thờ chính (Kalan), xung quanh có những đền nhỏ hoặc công trình
phụ. Ngôi đền chính (thường nằm giữa một cụm đền tháp) tượng trưng cho núi Meru
– trung tâm vũ trụ – là nơi hội tụ của thần linh nên được thờ một bộ Linga biểu
tượng của thần Siva. Các đền tháp còn lại có công năng khác như tháp cổng (tháp
Đồng Dương), có hai cửa thông nhau theo hướng đông – tây, đền phụ (miếu phụ)
thờ các vị thần trông coi hướng trời, các công trình làm nơi chuẩn bị lể vật
trước khi hành lễ hoặc kho cất giữ đồ tế lễ…Những tháp phụ thường có mái hình
thuyền úp, lợp ngói hoặc ghép gạch (tháp phụ ở tháp Bánh Ít, Chiên Đàn). Đặc
điểm đền thờ của người Chăm thường không có cửa sổ, nếu tháp nào có cửa sổ thì
đó là công trình phụ .
Các đền tháp thường được gia cố phần đế móng khá
kỹ bằng những lớp cát, đá cuội, đá dâm. Tường, mái là những viên gạch và những
chi tiết trang trí bằng đá sa thạch được xếp khít với nhau, không nhìn thấy
mạch vữa ở giữa. Dù thời tiết rất khắc nghiệt nhưng hàng nghìn năm qua mà những
công trình này vẩn không bị lún, nứt hay đổ vỡ (chỉ bị sụp đổ do con người –
chiến tranh, phá hủy…), không có rong rêu bám phủ trên tường tháp (trong khi
những mảnh tường gạch mới được phục chế vào cuối thập kỷ 20 đã bị rêu bám). Cho
đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào xác định được chính xác chất kết
dính giữa các viên gạch hay các chi tiết bằng đá là gì. Lueba (1923) cho rằng người
Chăm đã dùng gạch mộc chồng khít lên nhau rồi nung toàn bộ tháp. Theo Ngô Văn
Doanh (1978) thì vữa là nước cây xương rồng trộn với mật mía. Trần Kỳ Phương
(1980) thì cho rằng đó là nhựa cây dầu rái. Hoặc được xây bằng vữa đất sét rồi
nung lại (Awawrzenczak và Skibinski, 1987). Cũng có ý kiến cho tháp được xây
bằng cách mài và xếp khít gạch (mài chập) hay mài xếp phần vỏ và sử dụng vữa là
bột mịn có độ nung như gạch xây tháp trộn với nước tạo nên . Bên cạnh việc dùng
nhựa cây, người Chăm còn dùng nhớt của các loại lá cây: ô dước, bời lời, dâm
bụt. Các ý kiến trên đều có phần đúng nhưng vẫn chưa có ý kiến nào được giới
khảo cổ học chấp nhận.
Một ngôi tháp thường có kết cấu 3 phần: đế, thân
và mái. Theo quan niệm của người Chăm, đế tháp tượng trưng cho đế thế giới trần
tục; thân tháp tượng trưng cho thế giới tâm linh, nơi con người gột rửa bụi
trần, thoát tục để tiếp xúc với tổ tiên và hòa nhập với thần linh; còn mái tháp
thì tượng trưng cho thế giới thần linh.
Đế tháp: thường được xây trên nền hình vuông hoặc
hình chữ nhật, bằng gạch hoặc bằng đá phiến to (tháp B1 ở khu đền tháp Mỹ Sơn).
Xung quanh đế được trang trí theo môtip hoa văn, hình con thú, hình người cầu
nguyện đứng trong các vòm cuốn nhỏ, mặt quái vật (Kali), thủy quái (Makara) hay
các vũ nữ, nhạc công…
Thân tháp: thường được ghép hoàn toàn bằng gạch,
tường rất dày (độ dày thường trên dười 1 mét), chiều cao ở mỗi đền tháp khác
nhau. Cửa ra vào có trụ, lanh tô bằng đá. Mặt ngoài thân tháp được trang trí
rất đa dạng: trụ áp tường, cửa giả thường có hình vòm cuốn mềm mại, bên trong
vòm cuốn chạm rồi các hình trang trí, thường thấy là hình người đứng chắp tay
cầu nguyện thành kính.
Hầu hết các đền tháp có cửa chính quay về hướng
đông (hướng của thần Sấm Sét Indra). Một số đền có cửa chính hướng tây hoặc
thêm cửa hướng tây (hướng mà các vị vua Champa thường chọn cho mình khi rời cõi
trần thế để về với sự thanh cao). Mặt tường phía trong lòng để trơn, ở những
ngôi đền chính thường có một số ô trên tường làm nơi đặt đèn. Không gian trong
đền chật chội, thiếu ánh sáng. Một đài thờ biểu tượng thần Siva (bộ Linga) đặt
chính giữa nền, chiếm gần hết diện tích và chỉ chừa một lối hẹp xung quanh để
hành lễ.
Mái tháp: thường được cấu tạo nhiều tầng, càng
lên cao càng thu hẹp. Ở nhiều đền tháp, tầng trên thường được mô phỏng đầy đủ
cấu trúc cửa, các chi tiết như tầng dưới. Môtip trang trí rất đa dạng: tượng,
vật cưỡi của các vị thần trong Ấn Độ giáo như: chim thần, ngỗng thần, bò thần,
voi, sư tử…các đường gờ, cột ốp hay hoa văn. Tại các góc thường có mô hình tháp
nhỏ hay vật trang trí phụ bằng đá hoặc gạch. Những tháp phụ, mái thường có hình
thuyền úp, phần trang trí không cầu kỳ.
Đỉnh mái có hai dạng, hình chóp nhọn và hình
thuyền. Vật liệu làm đỉnh tháp có khi là một khối đá tạo thành hình chóp hoặc
bằng gạch ghép lại.
-Dựa vào các yếu tố mỹ thuật trang trí trên
tháp, sự thay đổi các kết cấu kiến trúc, sự xuất hiện hay mất đi của các môtip
trang trí kết hợp với tài liệu liên quan như bia ký, thư tịch cổ,…mà các nhà
nghiên cứu đã chia nghệ thuật trang trí tháp thành các phong cách khác nhau và
vạch ra quá trình phát triển tương ứng với các thời kỳ lịch sử.
- H.Parmentier vừa dựa trên cấu trúc hình dáng
vừa dựa trên môtip trang trí chia các tháp thành hai giai đoạn:
+ Giai đoạn I từ thế kỷ V đến thế kỷ X bao gồm 3
giai đoạn nhỏ tương ứng với 3 phong cách: nghệ thuật nguyên sơ (art primitif),
nghệ thuật hình khối (art cubique) và nghệ thuật hỗn hợp (art mixte).
+ Giai đoạn II từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVII bao
gồm 3 giai đoạn nhỏ tương ứng với 3 phong cách: nghệ thuật hình tháp (art
pyramidal) (thế kỷ X – XII), nghệ thuật cổ điển (art classique) (thế kỷ XII –
XIV), nghệ thuật phát sinh (art de’rivé) (thế kỷ XIV – XVII).
- L.Finot dựa vào tài liệu bia ký của các tháp,
tư liệu lịch sử (chủ yếu là các triều đại nhà vua Champa) đã nêu lên 4 phong
cách: Phong cách Cambhuvarman (thế kỷ V – VI), phong cáchPrakacadharma (thế kỷ
VI – IX), phong cách Harivarman I (thế kỷ X – XI), phong cách Harivarman II
(thế kỷ XI – XIII).
- Ph.Stern đã phân tích quá trình diễn biến của
8 yếu tố kiến trúc tháp là vòm cửa (réature), trụ tường hay gân tường
(pilastre), dải trang trí (frise), cột nhỏ (colonnette), gờ đầu tường hay mái
đua (corniche), hình điểm góc (pièces d’accent), cấu tạo trang trí góc
(amorisements d’angle), mi cửa (linteau). Cùng với sự phát triển liên tục của
các phong cách (đặc biệt coi trọng bước chuyển tiếp giữa các phong cách), ông
nêu lên 6 phong cách nghệ thuật:
+ Phong cách Mỹ Sơn E1 (giữa thế kỷ VIII), tiêu
biểu là tháp Mỹ Sơn E1, với bước chuyển tiếp là tháp Phú Hài.
+ Phong cách Hòa Lai (nửa đầu thế kỷ IX), tiêu
biểu là tháp Hòa Lai, Pô Đam, Mỹ Sơn F1. Chuyển tiếp gồm Mỹ Sơn C7, C12, C13,…
+ Phong cách Đồng Dương (nửa sau thế kỷ IX),
tiêu biểu là Đồng Dương, Mỹ Sơn A10, A11. Chuyển tiếp : Khương Mỹ, Mỹ Sơn B2,…
+ Phong cách Mỹ Sơn A1 (khoảng thế kỷ X), tiêu
biểu là Mỹ Sơn A1, A2, C1, C2, B3, B5, D1, D4, Trà Kiệu,…Chuyển tiếp có Pô
Nagar, Chánh lộ, Bình Lâm, Chiên Đàn.
+ Phong cách Bình Định (khoảng thế kỷ XII –
XIII), tiêu biểu là Tháp Bạc, Tháp Ngà, Hưng Thạnh, Mỹ Sơn G1, H, K,… Chuyển
tiếp là Bình Định, Thủ Thiện, Tháp Đồng, Tháp Vàng.
+ Phong cách Muộn (thế kỷ XIV – XVII), tiêu biểu
có Pô Krông Garai, Pô Rôme, tháp Nam Pô Nagar, Yang Mun, Yang Prông,…
- Trần Kỳ Phương lấy tư liệu chính từ các tháp
thánh địa Mỹ Sơn kết hợp với các nguồn tư liệu khác đã đưa 7 phong cách nghệ
thuật tháp Champa: Phong cách Mỹ Sơn E1 (đầu thế kỷ VIII đến đầu thế kỷ IX),
phong cách Hòa Lai (nửa đầu thế kỷ IX), phong cách Đồng Dương (giữa thế kỷ IX
đến đầu thế kỷ X), phong cách Mỹ Sơn A1 (thế kỷ X), phong cách Pô Nagar (thế kỷ
XI), phong cách Bình Định (thế kỷ XII đến thế kỷ XIV), phong cách Muộn (TK XIV
đến TK XVII).
- Lê Tuấn Anh thì dựa vào đặc trưng nghệ thuật
để phân thành 6 phong cách: phong cách Mỹ Sơn E1 (phong cách cổ) (xây dựng nửa
đầu thế kỷ VIII), phong cách Hòa Lai (nửa đầu thế kỷ IX), phong cách Đồng Dương
(giữa thế kỷ IX đến đầu thế kỷ X), phong cách Mỹ Sơn A1 (xây dựng thế kỷ X),
phong cách Pô Nagar (xây dựng thế kỷ XI), phong cách Bình Định và phong cách
Muộn (xây dựng thế kỷ XII – XIII) (Lê Tuấn Anh, 2004: 188 – 199).
Trong các cách phân loại trên, cách phân loại
phong cách tháp Champa của Ph.Sern được giới khảo cổ học đồng thuận nhiều và
đánh giá cao.
Việc phân chia nghệ thuật tháp Champa thành các
phong cách là vô cùng quan trọng nhưng cũng rất khó khăn, vì hầu hết các tháp
đã qua nhiều lần tu sửa,thậm chí có tháp được xây dựng lại trên nền tháp cũ(tháp Nhạn),nhiều vật liệu cũ được sử dụng lại trong khi trùng tu nhưng cũng
có khi phải dùng vật liệu mới.Nhiều phế tích tháp tuy bị đổ,nhưng phần đế,móng,bình đồ,các vật liệu kến trúc,các phù điêu,các họa tiết trang trí ẩn
chứa nhiều tư liệu có giá trị cần được nghiên cứu kĩ.
Theo “Văn hoá cổ Chămpa”, tổng số tháp Champa
trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay là 119 tháp . Một số tháp đã bị sụp
đổ, nay chỉ còn là phế tích, một số khác thì được trùng tu nhiều lần. Các
tháp được phân bố thành 3 loại địa hình chính: vùng núi (từ Đèo Ngang trở vào),
vùng cao nguyên (Tây Nguyên) và vùng ven biển .
Các tháp Chăm tiêu biểu chủ yếu phân bố ở 5 tiểu
vùng theo địa lý (theo 5 tiểu quốc lớn của Champa xưa – từ Bắc đến Nam theo
lãnh thổ Việt Nam):
+ Indrapura – Bình Trị Thiên: Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên (Địa Lý, Bố Chính, Ma Linh xưa) có tháp Mỹ Khánh.
+ Amaravati - Quảng Nam, Quảng Ngãi gồm có
khu đền tháp Mỹ Sơn, tháp Bằng An, Khương Mỹ, Đồng Dương, Chiên Đàn.
+ Viyaja – Bình Định, Phú Yên gồm tháp Bình Lâm,
tháp Bánh Ít, Cánh Tiên, Phước Lộc, Hưng Thạnh, Thủ Thiện, Dương Long (Bình
Định); tháp Nhạn (Phú Yên).
+ Kauthara – Khánh Hòa có tháp Pô Nagar.
+ Panduranga – Ninh Thuận, Bình Thuận gồm có
tháp Hòa Lai, Pô Rôme, Pô Krông Garai (Ninh Thuận); tháp Pô Shanư, Pô Đam (Bình
Thuận).
Ngoài ra còn có tháp Yang Prông ở Đăk Lăk. Và
các tháp khác phần bố khắp nơi trên mảnh đất miền Trung Việt Nam.
CÁC THÁP CHĂM TIÊU BIỂU:
Khu đền tháp Mỹ Sơn
Tháp Bánh Ít
Tháp Nhạn
Tháp Bằng An
Tháp Pô Rôme (Tháp Hậu Sanh)
Tháp Bình Lâm
Tháp Chiên Đàn
Tháp Đồng Dương
Tháp Dương Long
Tháp Khương Mỹ
Tháp Phú Lốc (Tháp Phước Lộc)
Tháp Mỹ Khánh
Tháp Cánh Tiên
Tháp Pô Đam (Pô Tằm)
Tháp Đôi (Tháp Hưng Thạnh)
Tháp Pô Nagar – Tháp Bà Nha Trang
Tháp Pô Krông Garai
Tháp Pô Shanư (tháp Phú Hài)
Tháp Thủ Thiện
Theo khu vực phân bố ở trên, ta có:
1.Tháp Mỹ Khánh:Toạ lạc ở thôn Mỹ Khánh,xã Phú
Diên,huyện Duy Xuyên,tỉnh Quảng Nam,cách thành phố Huế khoảng 20 km về phía
Đông Nam.Di tích được phát hiện tình cờ tháng 07/2001.
Niên đại: vào thế kỷ VIII, là ngôi tháp Chăm cổ nhất thuộc phong cách tháp Mỹ Sơn E1.
2. Khu đền tháp Mỹ Sơn:Nằm ở thung lũng Mỹ Sơn,xã Phú Duy,huyện Duy Xuyên,tỉnh Quảng Nam,cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về phía Tây Nam.Cụm di tích được H.Parmentier phát hiện năm 1898.Năm 1999, Mỹ Sơn được công nhận Di sản văn hoá Thế Giới.Khu di tích là một quần thể kiến trúc độc đáo,điển hình duy nhất,nghệ thuật kiến trúc mang dấu ấn của nhiều triều đại khác nhau,đại diện cho tất cả phong cách,tất cả giai đoạn lịch sử của kiến trúc tháp Champa.
3.Tháp Bằng An:Thuộc làng Bằng An, xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng chừng 30 km về phía Nam. Được xây dựng vào thế kỷ thứ X.
4.Tháp Khương Mỹ:Thuộc làng Khương Mỹ, xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cách thị xã Tam Kỳ 2km về phía Nam. Được xây dựng khoảng đầu thế kỷ X thuộc phong cách Khương Mỹ.
5. Tháp Đồng Dương:Thuộc làng Đồng Dương, xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 65 km về phía Tây Nam.Được vua Indravarman II xây dựng vào năm 877 giữa kinh đô Indrapura để thờ Laksmindora là Lesvara. Có sự kết hợp giữa tiếp nhận Bàlamôn giáo và Phật giáo. Đồng Dương vừa là hoàng cung, vừa là đền, miếu thờ thần, phật.
6. Tháp Chiên Đàn: Thuộc làng Chiên Đàn, xã Tân An, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 60 km về phía Nam.Được xây dựng vào thế kỷ thứ XI.
7. Tháp Bình Lâm:Nằm ở xóm Long Mai, thôn Bình Lâm, xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.Được xây dựng vào thế kỷ thứ XI.
8. Tháp Bánh Ít:
Nằm ven QL1A,thôn Đại Lộc,xã Phước Hiệp,huyện Tuy Phước,tỉnh Bình Định.Được xây dựng vào cuối tkXI – đầu tkXII.Chuyển từ phong cách Mỹ Sơn A1 sang phong cách Bình Định.
9.Tháp Cánh Tiên:Nằm trong trung tâm thành Đồ Bàn,xã Nhơn Hậu,huyện An Nhơn,tỉnh Bình Định.
Được xây dựng vào cuối tkXI – đầu tkXII.Là một trong một số ít tháp đẹp và còn khá nguyên vẹn. Tháp mang ảnh hưởng kiến trúc Khomer.
10. Tháp Phú Lốc (Phước Lộc):Thuộc làng Phước Lộc, xã Nhơn Lộc, tỉnh Bình Định. Được xây dựng vào thế kỷ XIII.
11. Tháp Đôi (Hưng Thạnh):Nằm trong thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Được xây dựng vào thế kỷ XIII.Chịu ảnh hưởng nghệ thật Khơme thế kỷ XII.
12. Tháp Thủ Thiện:Nằm ở làng Thủ Thiện, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Được xây dựng vào thế kỷ XII.
13. Tháp Dương LongNằm ở gò Dương Long,xã Tây Bình,huyện Tây Sơn,tỉnh Bình Định.Được xây dựng vào thế kỷ XIII.
14.Tháp Nhạn:Nằm gần trung tâm thành phố Tuy Hòa,tỉnh Phú Yên.Được xây dựng vào thế kỷ XII.
Thuộc giai đoạn chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định.
15.Tháp Pô Nagar(Tháp Bà Nha Trang):Nằm ven quốc lộ1,cách thành phố Nha Trang 4km về phía Bắc.Được xây dựng khoảng đầu thế kỷ IX đến thế kỷ XII.Đây là đến thờ Siva của Bàlamôn giáo, sau này trở thành thờ mẹ Xứ Sở – Pô Inư Nagar của vương quốc Champa.
16. Tháp Hoà Lai:Nằm ven đường QL1A, làng Ba Tháp, xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.Được xây dựng vào thế kỷ IX.Những ngôi tháp Hòa Lai còn lại là những tác phẩm kiến trúc thuộc vào loại đẹp và cổ nhất Champa. Tháp có một bộ Linga – Yoni (cạnh 50cm) cao 30 cm cùng với những mặt tường phủ kín hoa văn, các hình Thiên nữ, người ngồi chắp tay và cả những hình Gajasimha, kala, nagar...đã làm cho khu tháp tăng thêm giá trị nghệ thuật.
17.Tháp Pô Krông Garai (Po Klaong Girai):Nằm trên đồi Trầu, thuộc phường Đô Vinh, cách trung tâm thành phố Phan Rang (Ninh Thuận) khoảng 7 km về hướng Tây Bắc.Được xây dựng vào thế kỷ XIV.Tháp được lấy tên vị vua được thờ ở đây mà sử sách Đại Việt gọi là Chế Mân. Po Klaong Girai được đồng hóa với thần Siva,thể hiện tín ngưỡng thờ Thần–Vua của Champa tkXIV.
18. Tháp Pô Rômê (Hậu Sanh):Thuộc xã Phú Quý, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Được xây dựng vào thế kỷ XVII theo phong cách Muộn. Là tháp gạch cuối cùng của người Chăm. Tháp thờ vị vua Pô Rômê (được tạc nổi trên tấm đá hình vòng cung trên mái tháp). Đức vua được Siva hóa có tám cánh tay ngồi giữa 2 con bò thần Nadin.
19. Tháp Pô Shanư (Phú Hài):Nằm trên đồi Bà Nại, thôn Phú Hài, cách thành phố Phan Thiết 7 km về hướng Đông Bắc.Được xây dựng vào thế kỷ IX, là cực nam của vương quốc Chămpa.Hình khối và các trang trí đơn giản, ít điêu khắc,có những nét gần với kiểu tháp Khomer thời Chân Lạp.
20. Tháp Pô Đam:Nằm trên sườn núi Ông Xiêm ở làng Tuy Tịnh, xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.Được xây dựng vào thế kỷ IX.Thuộc phong cách Hòa Lai.
21. Tháp Yang Prông:Nằm bên dòng sông Ea Leo, xã Ea Rok, huyện Ea Súp, Đắk Lắk.Được vua SimhavarmanIII xây dựng vào cuối thế kỷ XIII. Phía đông thân tháp được gắn vào một Gopura. Những dấu tích văn hóa, nghệ thuật thuộc những thời đại xa xưa của một dân tộc là hiện thân của cái dĩ vãng của dân tộc đó, đồng thời cũng là một phần dĩ vãng của nhân lọai. Con người cần cái dĩ vãng đó để nhìn lại mình và kẻ khác. Nó như một tấm gương, nhìn vào đó người ta thấy được lịch sử, thấy được nét nhân bản, hay không nhân bản, trong một nền văn hóa, nghệ thuật, và từ đó nhận ra được những cái đẹp phổ biến, mà một con người dù ở thời đại nào, thuộc nền văn hóa nào, cũng đều có thể cảm thụ được.
Niên đại: vào thế kỷ VIII, là ngôi tháp Chăm cổ nhất thuộc phong cách tháp Mỹ Sơn E1.
2. Khu đền tháp Mỹ Sơn:Nằm ở thung lũng Mỹ Sơn,xã Phú Duy,huyện Duy Xuyên,tỉnh Quảng Nam,cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về phía Tây Nam.Cụm di tích được H.Parmentier phát hiện năm 1898.Năm 1999, Mỹ Sơn được công nhận Di sản văn hoá Thế Giới.Khu di tích là một quần thể kiến trúc độc đáo,điển hình duy nhất,nghệ thuật kiến trúc mang dấu ấn của nhiều triều đại khác nhau,đại diện cho tất cả phong cách,tất cả giai đoạn lịch sử của kiến trúc tháp Champa.
3.Tháp Bằng An:Thuộc làng Bằng An, xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng chừng 30 km về phía Nam. Được xây dựng vào thế kỷ thứ X.
4.Tháp Khương Mỹ:Thuộc làng Khương Mỹ, xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cách thị xã Tam Kỳ 2km về phía Nam. Được xây dựng khoảng đầu thế kỷ X thuộc phong cách Khương Mỹ.
5. Tháp Đồng Dương:Thuộc làng Đồng Dương, xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 65 km về phía Tây Nam.Được vua Indravarman II xây dựng vào năm 877 giữa kinh đô Indrapura để thờ Laksmindora là Lesvara. Có sự kết hợp giữa tiếp nhận Bàlamôn giáo và Phật giáo. Đồng Dương vừa là hoàng cung, vừa là đền, miếu thờ thần, phật.
6. Tháp Chiên Đàn: Thuộc làng Chiên Đàn, xã Tân An, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 60 km về phía Nam.Được xây dựng vào thế kỷ thứ XI.
7. Tháp Bình Lâm:Nằm ở xóm Long Mai, thôn Bình Lâm, xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.Được xây dựng vào thế kỷ thứ XI.
8. Tháp Bánh Ít:
Nằm ven QL1A,thôn Đại Lộc,xã Phước Hiệp,huyện Tuy Phước,tỉnh Bình Định.Được xây dựng vào cuối tkXI – đầu tkXII.Chuyển từ phong cách Mỹ Sơn A1 sang phong cách Bình Định.
9.Tháp Cánh Tiên:Nằm trong trung tâm thành Đồ Bàn,xã Nhơn Hậu,huyện An Nhơn,tỉnh Bình Định.
Được xây dựng vào cuối tkXI – đầu tkXII.Là một trong một số ít tháp đẹp và còn khá nguyên vẹn. Tháp mang ảnh hưởng kiến trúc Khomer.
10. Tháp Phú Lốc (Phước Lộc):Thuộc làng Phước Lộc, xã Nhơn Lộc, tỉnh Bình Định. Được xây dựng vào thế kỷ XIII.
11. Tháp Đôi (Hưng Thạnh):Nằm trong thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Được xây dựng vào thế kỷ XIII.Chịu ảnh hưởng nghệ thật Khơme thế kỷ XII.
12. Tháp Thủ Thiện:Nằm ở làng Thủ Thiện, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Được xây dựng vào thế kỷ XII.
13. Tháp Dương LongNằm ở gò Dương Long,xã Tây Bình,huyện Tây Sơn,tỉnh Bình Định.Được xây dựng vào thế kỷ XIII.
14.Tháp Nhạn:Nằm gần trung tâm thành phố Tuy Hòa,tỉnh Phú Yên.Được xây dựng vào thế kỷ XII.
Thuộc giai đoạn chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định.
15.Tháp Pô Nagar(Tháp Bà Nha Trang):Nằm ven quốc lộ1,cách thành phố Nha Trang 4km về phía Bắc.Được xây dựng khoảng đầu thế kỷ IX đến thế kỷ XII.Đây là đến thờ Siva của Bàlamôn giáo, sau này trở thành thờ mẹ Xứ Sở – Pô Inư Nagar của vương quốc Champa.
16. Tháp Hoà Lai:Nằm ven đường QL1A, làng Ba Tháp, xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.Được xây dựng vào thế kỷ IX.Những ngôi tháp Hòa Lai còn lại là những tác phẩm kiến trúc thuộc vào loại đẹp và cổ nhất Champa. Tháp có một bộ Linga – Yoni (cạnh 50cm) cao 30 cm cùng với những mặt tường phủ kín hoa văn, các hình Thiên nữ, người ngồi chắp tay và cả những hình Gajasimha, kala, nagar...đã làm cho khu tháp tăng thêm giá trị nghệ thuật.
17.Tháp Pô Krông Garai (Po Klaong Girai):Nằm trên đồi Trầu, thuộc phường Đô Vinh, cách trung tâm thành phố Phan Rang (Ninh Thuận) khoảng 7 km về hướng Tây Bắc.Được xây dựng vào thế kỷ XIV.Tháp được lấy tên vị vua được thờ ở đây mà sử sách Đại Việt gọi là Chế Mân. Po Klaong Girai được đồng hóa với thần Siva,thể hiện tín ngưỡng thờ Thần–Vua của Champa tkXIV.
18. Tháp Pô Rômê (Hậu Sanh):Thuộc xã Phú Quý, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Được xây dựng vào thế kỷ XVII theo phong cách Muộn. Là tháp gạch cuối cùng của người Chăm. Tháp thờ vị vua Pô Rômê (được tạc nổi trên tấm đá hình vòng cung trên mái tháp). Đức vua được Siva hóa có tám cánh tay ngồi giữa 2 con bò thần Nadin.
19. Tháp Pô Shanư (Phú Hài):Nằm trên đồi Bà Nại, thôn Phú Hài, cách thành phố Phan Thiết 7 km về hướng Đông Bắc.Được xây dựng vào thế kỷ IX, là cực nam của vương quốc Chămpa.Hình khối và các trang trí đơn giản, ít điêu khắc,có những nét gần với kiểu tháp Khomer thời Chân Lạp.
20. Tháp Pô Đam:Nằm trên sườn núi Ông Xiêm ở làng Tuy Tịnh, xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.Được xây dựng vào thế kỷ IX.Thuộc phong cách Hòa Lai.
21. Tháp Yang Prông:Nằm bên dòng sông Ea Leo, xã Ea Rok, huyện Ea Súp, Đắk Lắk.Được vua SimhavarmanIII xây dựng vào cuối thế kỷ XIII. Phía đông thân tháp được gắn vào một Gopura. Những dấu tích văn hóa, nghệ thuật thuộc những thời đại xa xưa của một dân tộc là hiện thân của cái dĩ vãng của dân tộc đó, đồng thời cũng là một phần dĩ vãng của nhân lọai. Con người cần cái dĩ vãng đó để nhìn lại mình và kẻ khác. Nó như một tấm gương, nhìn vào đó người ta thấy được lịch sử, thấy được nét nhân bản, hay không nhân bản, trong một nền văn hóa, nghệ thuật, và từ đó nhận ra được những cái đẹp phổ biến, mà một con người dù ở thời đại nào, thuộc nền văn hóa nào, cũng đều có thể cảm thụ được.
Các tháp champa tiêu
biểu
THÁP CÁNH TIÊN
Tháp Cánh Tiên, một
ngôi tháp đã trải ngót chín thế kỷ phong sương mà vẫn lộng lẫy cùng tuế nguyệt.
Theo các thư tịch cổ, thành Đồ Bàn do vua Chiêm Thành Ngô Nhật Hoan xây từ thế
kỷ thứ X, còn tháp Cánh Tiên được xây dựng vào thế kỷ thứ XII, dưới đời vua Chế
Mân (Jaya Sinbavarman III) Tháp Cánh Tiên còn có tên gọi
là tháp Đồng là một ngôi tháp nằm ở chính giữa thành đồ bàn xưa,
nay thuộc xã Nhơn Hậu, Thị xã an nhơn, tỉnh bình định.Tháp Cánh Tiên hiện nằm
trên đỉnh một quả đồi thấp thuộc thôn Nam Tân, xã Nhơn Hậu, Thị xã an nhơn.
Trong số những tháp cổ Champa còn lại ở tỉnh Bình Định, tháp Cánh Tiên không
chỉ là một trong những kiến trúc còn khá nguyên vẹn, mà còn thuộc nhóm những
cụm tháp ít thấy trong lịch sử kiến trúc Champa là khu đền chỉ có một tháp, mặc
dầu chỉ có một tháp đơn lẻ song hình dáng, cấu trúc của tháp Cánh Tiên lại
không hề khác với các ngôi tháp vuông nhiều tầng xây bằng gạch vào loại lớn của
Champa, tháp cao gần 20 mét.Tháp Cánh Tiên là một trong những ngôi tháp
thuộcphong cách bình định, hiện lên với một kiến trúc hoành tráng với những
khối hình lớn gây ấn tượng từ xa: các cột ốp, những khung dọc trên mặt tường
nằm giữa các cột ốp nổi lên thành những mảng lớn khoẻ khoắn, các vòm của các
cửa giả vút cao vương lên như hình những mũi giáo khổng lồ, các tháp trang trí
góc các tầng cuộn lại thành những khối chắc nịch, những phiến đá trang trí các
góc tường phía trên của các tầng hình hoa lá nhô mạnh ra như những cánh
tiênNhư mọi ngôi tháp truyền thống khác, tháp cấu trúc gồm hai phần: tiền
sảnh và điện thờ, hiện nay toàn bộ cấu trúc của tiền sảnh đã bị sụt lở từ lâu,
các mặt tường phía ngoài của thân tháp được trang trí bằng những cột ốp và các
khung dọc nhô mạnh ra khỏi mặt tường, một trong những điều kỳ lạ nhất ở tháp
Cánh Tiên là nữa phần phía ngoài của cột ốp góc tường được ốp kín bằng những
phiến đá sa thạch màu tín có chạm khắc hoa dây xoắn và góc các diềm mái của
tháp cũng được làm bằng đá - hiện tượng độc nhất trong lịch sử kiến trúc tháp
Chăm PaHiện nay tuy đã hư hại một phần, song vẫn có thể nhận ra cấu trúc và
hình tháp khá đặc biệt của các cửa giả của tháp Cánh Tiên, mỗi cửa giả đều có
ba tầng thu nhỏ dần về phía trên và mỗi tầng đều có hai thân, các tầng của cửa
giả đều có cấu trúc hai phần: hai trụ ốp tạo thành ô khám bên dưới và hình cung
nhọn bên trênTại bốn góc của mỗi tầng của tháp Cánh Tiên, các tháp trang trí
góc và phiến đá hình đuôi phượng nhô ra ở đỉnh các cột ốp tường còn giữ lại khá
nguyên vẹn, nên từ xa nhìn vào tháp Cánh Tiên trông như một ngọn đuốc khổng lồ
đang lung linh toả sáng.
Từ xa, ta đã thấy các
vai tháp chìa ra không trung những phiến đá trắng mỏng mảnh giống bàn tay con
gái uyển chuyển lật lên trong điệu múa. Có lẽ tên tháp được gợi ra từ những
chiếc cánh này, như Đại Nam nhất thống chí mô tả: "Nam An cổ
tháp ở thôn Nam An huyện Tường Vân trong thành Đồ Bàn, tục hô là tháp
Cánh Tiên. Từ vai tháp trở lên, bốn phía ngó giống như cánh tiên bay lên nên
gọi tên ấy. Xét cả các tháp, duy tháp này cao hơn, đứng xa trông thấy cảnh sắc
thanh u, từ xưa xưng là thánh tích, nay lần sụp lở". Còn các nhà nghiên
cứu người Pháp theo cách mệnh danh riêng, đã gọi tháp Cánh Tiên là Tháp Đồng
(Tour de Cuvre).
Tháp Cánh Tiên được
xây bằng gạch Chàm lớn màu đỏ và đá sa thạch. Theo các nhà chuyên môn thì tỷ lệ
đá dùng trong tháp Cánh Tiên nhiều hơn so với các tháp khác ở Bình Định. Sở dĩ
như vậy vì tháp là công trình kiến trúc trong tổng thể hoàng thành Đồ Bàn cũ,
chất liệu sa thạch vừa kiến lập sự bền vững trong kết cấu, vừa được sử dụng
nhiều trong điêu khắc tạo hiệu quả thẩm mỹ cao.
Đế tháp vuông vức tạo thành một bình đồ 400m2 trên mặt đất. Các khối đá lớn bó góc và các cột gạch ốp song song tạo gờ nổi trên mỗi mặt tường trông thật mạnh mẽ. Các mặt tường đông tây nam bắc của thân tháp mẹ đều có cửa vòm, nhưng chỉ có cửa chính hướng đông là cửa thật, còn lại là ba cửa giả. Các vòm cửa cao, đường viền khuôn cửa nhô mạnh ra ngoài, phía trên vòm cửa cong và hơi nhọn ở đỉnh, tiếp với mảng hoa văn xếp lớp đồng tâm, hình hoa sen nở. Bên trong tháp, trong mỗi khung cửa giả đều đặt tượng hoặc tranh chạm khắc rất đẹp, rất tiếc là ngày nay không còn. Trong tài liệu ghi chép về các tháp Champa tỉnh Bình Định, nhà du khảo người Pháp Ch. Lemire đã mô tả lại: "Trên mỗi cửa bên trong đều có một bức tường có hình gân cung, nó giấu kín một tượng đàn bà bán thân nửa nổi nửa chìm, đầu đội một cái mũ rất sang, cầm trong tay một đóa hoa sen". Tượng có lẽ đã bị đục lấy sau đó, như kiểu người ta dỡ tường để lấy các bức tranh khắc bằng đá được gắn hoặc tạc vào đó. Chỉ còn các đầu thủy quái Makara nanh nhọn, vòi dài, chạm khắc tinh tế trên mặt đá ít nhiều tỏa ra thứ ánh sáng huyền bí rợn ngợp thường gặp ở các công trình tín ngưỡng Champa
Các cột ốp góc bằng đá sa thạch nguyên khối thẳng đứng với đường nét chạm khắc tinh tế nổi bật trên màu gạch, khiến tháp vừa uy nghi vừa sang trọng. Trên các cột đá vuông ở bốn góc tháp là bộ diềm chạy đường xếp bệ đèn rất sắc sảo, nhô dần ra từng ba bậc một, cuối cùng tạo thành bệ đỡ vững chải của các tháp góc bên trên. Từ bộ diềm này lên đến đỉnh còn tám lớp tháp giả chia làm ba tầng. Đặc biệt tầng trên cùng thu hẳn lại, như một sự biến tấu đầy cố ý của người nghệ sĩ tài hoa. Và quả thật, khi tầm nhìn bị thay đổi, ánh mắt con người bị hút bởi các tháp mái như vừa hiện ra từ thần thoại, càng lên phía trên càng nhỏ dần gợi cảm giác trùng điệp mà không hề nhàm chán. Với dáng lồi đặc trưng, phần thân mỗi tháp mái cấu trúc tương tự thân tháp mẹ nhưng đơn giản hơn. Các phiến đá hình đuôi phượng nhô ra từ cạnh các cột ốp góc của các tháp mái là nét độc đáo của công trình kiến trúc này. Đó chính là những "cánh tiên" kỳ diệu làm tăng vẻ mỹ lệ bay bổng của phần diềm và mái.
Ở tháp Cánh Tiên, đối ngẫu với sự vững chãi mang dấu ấn quyền năng của phần đế tháp là sự thanh thoát đặc trưng của các cửa vòm và phần đỉnh, đối ngẫu với uy lực thâm nghiêm nơi các tượng thần là cảm giác vui tươi của những dải đá đuôi phượng - tất cả hòa quyện thành một ngôn ngữ kiến trúc cực kỳ siêu thoát trong tầm mắt con người. Vẻ đẹp nhẹ nhõm vui tươi khiến tháp Cánh Tiên khác hẳn với các tháp Champa nặng chất trầm tịch u hoài, nó cho phép người ta nghĩ đến một biểu tượng của hạnh phúc và niềm vui sống hơn là một công trình tôn giáo.
Đế tháp vuông vức tạo thành một bình đồ 400m2 trên mặt đất. Các khối đá lớn bó góc và các cột gạch ốp song song tạo gờ nổi trên mỗi mặt tường trông thật mạnh mẽ. Các mặt tường đông tây nam bắc của thân tháp mẹ đều có cửa vòm, nhưng chỉ có cửa chính hướng đông là cửa thật, còn lại là ba cửa giả. Các vòm cửa cao, đường viền khuôn cửa nhô mạnh ra ngoài, phía trên vòm cửa cong và hơi nhọn ở đỉnh, tiếp với mảng hoa văn xếp lớp đồng tâm, hình hoa sen nở. Bên trong tháp, trong mỗi khung cửa giả đều đặt tượng hoặc tranh chạm khắc rất đẹp, rất tiếc là ngày nay không còn. Trong tài liệu ghi chép về các tháp Champa tỉnh Bình Định, nhà du khảo người Pháp Ch. Lemire đã mô tả lại: "Trên mỗi cửa bên trong đều có một bức tường có hình gân cung, nó giấu kín một tượng đàn bà bán thân nửa nổi nửa chìm, đầu đội một cái mũ rất sang, cầm trong tay một đóa hoa sen". Tượng có lẽ đã bị đục lấy sau đó, như kiểu người ta dỡ tường để lấy các bức tranh khắc bằng đá được gắn hoặc tạc vào đó. Chỉ còn các đầu thủy quái Makara nanh nhọn, vòi dài, chạm khắc tinh tế trên mặt đá ít nhiều tỏa ra thứ ánh sáng huyền bí rợn ngợp thường gặp ở các công trình tín ngưỡng Champa
Các cột ốp góc bằng đá sa thạch nguyên khối thẳng đứng với đường nét chạm khắc tinh tế nổi bật trên màu gạch, khiến tháp vừa uy nghi vừa sang trọng. Trên các cột đá vuông ở bốn góc tháp là bộ diềm chạy đường xếp bệ đèn rất sắc sảo, nhô dần ra từng ba bậc một, cuối cùng tạo thành bệ đỡ vững chải của các tháp góc bên trên. Từ bộ diềm này lên đến đỉnh còn tám lớp tháp giả chia làm ba tầng. Đặc biệt tầng trên cùng thu hẳn lại, như một sự biến tấu đầy cố ý của người nghệ sĩ tài hoa. Và quả thật, khi tầm nhìn bị thay đổi, ánh mắt con người bị hút bởi các tháp mái như vừa hiện ra từ thần thoại, càng lên phía trên càng nhỏ dần gợi cảm giác trùng điệp mà không hề nhàm chán. Với dáng lồi đặc trưng, phần thân mỗi tháp mái cấu trúc tương tự thân tháp mẹ nhưng đơn giản hơn. Các phiến đá hình đuôi phượng nhô ra từ cạnh các cột ốp góc của các tháp mái là nét độc đáo của công trình kiến trúc này. Đó chính là những "cánh tiên" kỳ diệu làm tăng vẻ mỹ lệ bay bổng của phần diềm và mái.
Ở tháp Cánh Tiên, đối ngẫu với sự vững chãi mang dấu ấn quyền năng của phần đế tháp là sự thanh thoát đặc trưng của các cửa vòm và phần đỉnh, đối ngẫu với uy lực thâm nghiêm nơi các tượng thần là cảm giác vui tươi của những dải đá đuôi phượng - tất cả hòa quyện thành một ngôn ngữ kiến trúc cực kỳ siêu thoát trong tầm mắt con người. Vẻ đẹp nhẹ nhõm vui tươi khiến tháp Cánh Tiên khác hẳn với các tháp Champa nặng chất trầm tịch u hoài, nó cho phép người ta nghĩ đến một biểu tượng của hạnh phúc và niềm vui sống hơn là một công trình tôn giáo.
Xét cả các tháp,
duy tháp này cao hơn, đứng xa trông thấy cảnh sắc thanh u, từ xưa xưng là thánh
tích, nay lần sụp lở". Còn các nhà nghiên cứu người Pháp theo cách mệnh
danh riêng, đã gọi tháp Cánh Tiên là Tháp Đồng (Tour de Cuvre).Từ xa, ta đã
thấy các vai tháp chìa ra không trung những phiến đá trắng mỏng mảnh giống bàn
tay con gái uyển chuyển lật lên trong điệu múa. Có lẽ tên tháp được gợi ra từ
những chiếc cánh này, như Đại Nam nhất thống chí mô tả:
"Nam An cổ tháp ở thôn Nam An huyện Tường Vân trong thành
Đồ Bàn, tục hô là tháp Cánh Tiên. Từ vai tháp trở lên, bốn phía ngó giống như
cánh tiên bay lên nên gọi tên ấy. Xét cả các tháp, duy tháp này cao hơn, đứng
xa trông thấy cảnh sắc thanh u, từ xưa xưng là thánh tích, nay lần sụp
lở". Còn các nhà nghiên cứu người Pháp theo cách mệnh danh riêng, đã gọi
tháp Cánh Tiên là Tháp Đồng (Tour de Cuvre).
Tháp Cánh Tiên được
xây bằng gạch Chàm lớn màu đỏ và đá sa thạch. Theo các nhà chuyên môn thì tỷ lệ
đá dùng trong tháp Cánh Tiên nhiều hơn so với các tháp khác ở Bình Định. Sở dĩ
như vậy vì tháp là công trình kiến trúc trong tổng thể hoàng thành Đồ Bàn cũ,
chất liệu sa thạch vừa kiến lập sự bền vững trong kết cấu, vừa được sử dụng
nhiều trong điêu khắc tạo hiệu quả thẩm mỹ cao.
Đế tháp vuông vức tạo thành một bình đồ 400m2 trên mặt đất. Các khối đá lớn bó góc và các cột gạch ốp song song tạo gờ nổi trên mỗi mặt tường trông thật mạnh mẽ. Các mặt tường đông tây nam bắc của thân tháp mẹ đều có cửa vòm, nhưng chỉ có cửa chính hướng đông là cửa thật, còn lại là ba cửa giả. Các vòm cửa cao, đường viền khuôn cửa nhô mạnh ra ngoài, phía trên vòm cửa cong và hơi nhọn ở đỉnh, tiếp với mảng hoa văn xếp lớp đồng tâm, hình hoa sen nở. Bên trong tháp, trong mỗi khung cửa giả đều đặt tượng hoặc tranh chạm khắc rất đẹp, rất tiếc là ngày nay không còn. Trong tài liệu ghi chép về các tháp Champa tỉnh Bình Định, nhà du khảo người Pháp Ch. Lemire đã mô tả lại: "Trên mỗi cửa bên trong đều có một bức tường có hình gân cung, nó giấu kín một tượng đàn bà bán thân nửa nổi nửa chìm, đầu đội một cái mũ rất sang, cầm trong tay một đóa hoa sen". Tượng có lẽ đã bị đục lấy sau đó, như kiểu người ta dỡ tường để lấy các bức tranh khắc bằng đá được gắn hoặc tạc vào đó. Chỉ còn các đầu thủy quái Makara nanh nhọn, vòi dài, chạm khắc tinh tế trên mặt đá ít nhiều tỏa ra thứ ánh sáng huyền bí rợn ngợp thường gặp ở các công trình tín ngưỡng Champa
Các cột ốp góc bằng đá sa thạch nguyên khối thẳng đứng với đường nét chạm khắc tinh tế nổi bật trên màu gạch, khiến tháp vừa uy nghi vừa sang trọng. Trên các cột đá vuông ở bốn góc tháp là bộ diềm chạy đường xếp bệ đèn rất sắc sảo, nhô dần ra từng ba bậc một, cuối cùng tạo thành bệ đỡ vững chải của các tháp góc bên trên. Từ bộ diềm này lên đến đỉnh còn tám lớp tháp giả chia làm ba tầng. Đặc biệt tầng trên cùng thu hẳn lại, như một sự biến tấu đầy cố ý của người nghệ sĩ tài hoa. Và quả thật, khi tầm nhìn bị thay đổi, ánh mắt con người bị hút bởi các tháp mái như vừa hiện ra từ thần thoại, càng lên phía trên càng nhỏ dần gợi cảm giác trùng điệp mà không hề nhàm chán. Với dáng lồi đặc trưng, phần thân mỗi tháp mái cấu trúc tương tự thân tháp mẹ nhưng đơn giản hơn. Các phiến đá hình đuôi phượng nhô ra từ cạnh các cột ốp góc của các tháp mái là nét độc đáo của công trình kiến trúc này. Đó chính là những "cánh tiên" kỳ diệu làm tăng vẻ mỹ lệ bay bổng của phần diềm và mái.
Ở tháp Cánh Tiên, đối ngẫu với sự vững chãi mang dấu ấn quyền năng của phần đế tháp là sự thanh thoát đặc trưng của các cửa vòm và phần đỉnh, đối ngẫu với uy lực thâm nghiêm nơi các tượng thần là cảm giác vui tươi của những dải đá đuôi phượng - tất cả hòa quyện thành một ngôn ngữ kiến trúc cực kỳ siêu thoát trong tầm mắt con người. Vẻ đẹp nhẹ nhõm vui tươi khiến tháp Cánh Tiên khác hẳn với các tháp Champa nặng chất trầm tịch u hoài, nó cho phép người ta nghĩ đến một biểu tượng của hạnh phúc và niềm vui sống hơn là một công trình tôn giáo.
Đế tháp vuông vức tạo thành một bình đồ 400m2 trên mặt đất. Các khối đá lớn bó góc và các cột gạch ốp song song tạo gờ nổi trên mỗi mặt tường trông thật mạnh mẽ. Các mặt tường đông tây nam bắc của thân tháp mẹ đều có cửa vòm, nhưng chỉ có cửa chính hướng đông là cửa thật, còn lại là ba cửa giả. Các vòm cửa cao, đường viền khuôn cửa nhô mạnh ra ngoài, phía trên vòm cửa cong và hơi nhọn ở đỉnh, tiếp với mảng hoa văn xếp lớp đồng tâm, hình hoa sen nở. Bên trong tháp, trong mỗi khung cửa giả đều đặt tượng hoặc tranh chạm khắc rất đẹp, rất tiếc là ngày nay không còn. Trong tài liệu ghi chép về các tháp Champa tỉnh Bình Định, nhà du khảo người Pháp Ch. Lemire đã mô tả lại: "Trên mỗi cửa bên trong đều có một bức tường có hình gân cung, nó giấu kín một tượng đàn bà bán thân nửa nổi nửa chìm, đầu đội một cái mũ rất sang, cầm trong tay một đóa hoa sen". Tượng có lẽ đã bị đục lấy sau đó, như kiểu người ta dỡ tường để lấy các bức tranh khắc bằng đá được gắn hoặc tạc vào đó. Chỉ còn các đầu thủy quái Makara nanh nhọn, vòi dài, chạm khắc tinh tế trên mặt đá ít nhiều tỏa ra thứ ánh sáng huyền bí rợn ngợp thường gặp ở các công trình tín ngưỡng Champa
Các cột ốp góc bằng đá sa thạch nguyên khối thẳng đứng với đường nét chạm khắc tinh tế nổi bật trên màu gạch, khiến tháp vừa uy nghi vừa sang trọng. Trên các cột đá vuông ở bốn góc tháp là bộ diềm chạy đường xếp bệ đèn rất sắc sảo, nhô dần ra từng ba bậc một, cuối cùng tạo thành bệ đỡ vững chải của các tháp góc bên trên. Từ bộ diềm này lên đến đỉnh còn tám lớp tháp giả chia làm ba tầng. Đặc biệt tầng trên cùng thu hẳn lại, như một sự biến tấu đầy cố ý của người nghệ sĩ tài hoa. Và quả thật, khi tầm nhìn bị thay đổi, ánh mắt con người bị hút bởi các tháp mái như vừa hiện ra từ thần thoại, càng lên phía trên càng nhỏ dần gợi cảm giác trùng điệp mà không hề nhàm chán. Với dáng lồi đặc trưng, phần thân mỗi tháp mái cấu trúc tương tự thân tháp mẹ nhưng đơn giản hơn. Các phiến đá hình đuôi phượng nhô ra từ cạnh các cột ốp góc của các tháp mái là nét độc đáo của công trình kiến trúc này. Đó chính là những "cánh tiên" kỳ diệu làm tăng vẻ mỹ lệ bay bổng của phần diềm và mái.
Ở tháp Cánh Tiên, đối ngẫu với sự vững chãi mang dấu ấn quyền năng của phần đế tháp là sự thanh thoát đặc trưng của các cửa vòm và phần đỉnh, đối ngẫu với uy lực thâm nghiêm nơi các tượng thần là cảm giác vui tươi của những dải đá đuôi phượng - tất cả hòa quyện thành một ngôn ngữ kiến trúc cực kỳ siêu thoát trong tầm mắt con người. Vẻ đẹp nhẹ nhõm vui tươi khiến tháp Cánh Tiên khác hẳn với các tháp Champa nặng chất trầm tịch u hoài, nó cho phép người ta nghĩ đến một biểu tượng của hạnh phúc và niềm vui sống hơn là một công trình tôn giáo.
THÁP ĐÔI
Tháp Đôi hay
còn có tên là Tháp Hưng Thạnh là khu tháp của champa gồm
có hai tháp là tháp phía bắc và tháp phía nam cạnh nhau hiện nằm ở phường Đống
Đa,thành phố Qui nhơn, tỉnh Bình ĐịnhTháp được các chuyên gia trùng tu lại vào
những năm 1990, đã trả lại cho ngôi tháp hình dáng gần như xưa.Cả hai ngôi tháp
nằm trên khu đất bằng phẳng dưới chân một quả đồi và đều quay mặt về hướng
đông, tuy có cùng hình dáng và cấu trúc là than hình khối vuông và mái hình
tháp mặt cong nhưng ngôi tháp phía bắc cao hơn tháp phía namTheo truyền thống
các cụm tháp Champa cổ thường có ba tháp, nhưng hiện tại chỉ có hai tháp, theo
các nhà nghiên cứu, ngôi tháp thứ ba chuẩn bị xây dựng thì có nguyên nhân chưa
biết được làm cho việc xây dựng tháp thứ ba bị gián đoạn.Trong hai ngôi tháp
hiện còn của Tháp Đôi, ngôi tháp phía bắc không chỉ cao hơn, lớn hơn mà còn ít
bị hư hại hơn, cửa ra vào phía đông tháp bị đổ nát từ lâu, chỉ còn cái khung
cửa hình chữ nhật tạo bởi bốn thanh đá lớn là còn lại. Ngôi tháp phía nam có
hình dáng, cấu trúc và trang trí giống như ngôi tháp phía bắc nhưng nhỏ hơn và
thấp hơn một chút, toàn bộ phần chân tường của ngôi tháp đã bị đổ nát nặng nề,
đến nỗi khó có thể nhận ra hình dáng lúc đầu của cấu trúc này như thế nào, hiện
nay cả hai ngôi tháp đều đã mất chóp.Cả hai ngôi tháp ở Tháp Đôi đều không phải
là tháp vuông nhiều tầng truyền thống của Chăm Pa, mà là một cấu trúc gồm hai
phần chính: khối than vuông vức, và phần đỉnh hình tháp mặt cong, vì vậy nhìn
qua các ngôi tháp Đôi có dáng vẻ của những đền thờ Khmer thời Angkor Vat, theo các nhà nghiên cứu những hình
chim thần Garuda bằng đá với hai tay đưa cao, trang trí các góc tháp, là những
sản phẩm chịu ảnh hưởng mạnh của nghệ thuật Khmer thế kỷ 12-13, thế nhưng toàn
bộ phần dưới và phần thân của tháp Hưng Thạnh vẫn giữ nguyên hình dáng, cấu
trúc và kiểu trang trí đặc trưng của những ngôi tháp Chăm truyền thống: khối
thân hình vuông, mặt tường bên ngoài được trang trí bằng cửa giả, các cột ốp và
các mặt nổi nằm ở giữa các cột ốp, ở các tháp Hưng Thạnh, vòm bên trên các cửa
giả vút cao lên thành những mũi lao, các cột ốp trơn nhẵn.Ngôi tháp phía bắc,
toàn bộ chân tường của tháp được bó bằng những tảng đá cát lớn thể hiện một đài
sen khổng lồ đỡ toàn bộ tháp, giữa các cánh sen là những hình voi, sư tử và
những hình người múa, như các tháp Chăm truyền thống khác, đầu tường phía trên
tháp Bắc cũng nhô ra để tạo thành bộ diềm mái lớn, thế nhưng do ảnh hưởng của
nghệ thuật Khmer, bộ diềm của tháp được làm bằng đá và được trang trí bằng hình
các con khỉ đang múa, hình các con vật tạp chủng mình sư tử, đầu voi và những
hình người ngồi có sáu và tám tay. Bốn góc của bộ diềm mái là bốn thần điểu
Garuda bằng đá khổng lồ được tạc theo mô hình và phong cách nghệ thuật Khmer
thời Angkor Vat.Ở ngôi tháp phía nam, mặc dù bị hư hại nhiều hơn so với tháp
bắc, nhưng một vài tảng đá nằm tại chỗ đã chứng tỏ xưa kia ngôi tháp nam cũng
có hệ thống chân tường bằng đá tương tự tháp bắc, dù bị hư hại nhiều hơn song
các vòm cửa giả, các hình trang trí trên các tầng trên đỉnh hình tháp cũng
tương tự như tháp bắc.Đất Bình Định có nhiều tháp, cụm tháp Chàm nằm rải rác ở
8 địa điểm thuộc các huyện phía nam tỉnh, như cụm tháp Dương Long (3 tháp) ở
huyện Tây Sơn; tháp Bánh Ít (4 tháp) ở Phước Lộc, Tuy Phước; tháp Cánh Tiên ở
Nhơn Hậu, An Nhơn và một số tháp ở Phù Cát. Riêng Quy Nhơn có tháp Đôi (2 tháp)
ở gần đg Trần Hưng Đạo, cửa ngõ vào thành phố.Tháp Đôi Quy Nhơn tọa
lạc tại làng Hưng Thạnh xưa, bây giờ thuộc phường Đống Đa, cách trung tâm thành
phố chừng 3 km về phía tây bắc. Gần tháp Đôi là cầu Đôi trên quốc lộ 19, bắc
trên nhánh sông từ hồ đèo Son chảy ra đầm Thị Nại. Chẳng hiểu sao người xưa lại
cứ "ghép đôi":
Cầu Đôi liền với Tháp Đôi
Quanh năm quấn quýt như tôi với nàng.Tháp Đôi cũng như các tháp Champa khác ở Bình Định, là một di tích văn hóa nghệ thuật mang màu sắc tôn giáo của người Chăm xa xưa. Các tháp có niên đại từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII. Tháp cấu trúc khá độc đáo, đặc biệt là kỹ thuật mài dũa, lắp ghép các tảng đá chồng khít lên nhau rất vững chắc.
Quanh tường phía
ngoài, các góc và trên nóc tháp có nhiều bức phù điêu chạm khắc các hình tượng
thần, chim, thú thần theo tín ngưỡng của người Chăm rất sinh động. Tháp Đôi một
lớn một nhỏ đứng gần kề nhau như cặp vợ chồng quấn quít. Tháp đã bị chiến tranh
và thời gian tàn phá khá nặng nề.
Được sự giúp đỡ của
các chuyên gia Ba Lan và các chuyên gia khảo cổ trong nước, tháp Đôi đã được
Nhà nước đầu tư hàng tỉ đồng để trùng tu, tôn tạo. Từ 1991-1997, các cán bộ
khoa học và những người thợ khéo ở Quy Nhơn đã miệt mài đục đẽo, tạo tạc với kỹ
thuật mài gạch, lắp ghép khá thành công, trả lại gần như dáng vẻ ban đầu của
tháp.
Tháp Đôi Quy Nhơn
không chỉ là nơi để các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa Đông Nam Á, văn hóa
Champa tiếp tục công việc mà còn là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn ở Bình
Định.
Tháp Dương Long - Cao nhất trong các tháp
Champa Việt Nam
- Tháp Dương
Long hay còn gọi là Tháp Ngà - một cụm di tích gồm ba tháp Chăm thẳng hàng trên
một gò cao thuộc hai thôn Vân Tương, xã Bình Hòa và An Chánh, xã Tây Bình,
huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, được xây dựng vào cuối thế kỷ XII. Đây là thời
kỳ phát triển rực rỡ nhất của nền văn hóa Chămpa. Cụm tháp này gồm ba tháp:
Tháp giữa cao 24m, hai tháp bên cao 22m, phần thân của các tháp xây bằng gạch,
các góc được ghép bởi những tảng đá lớn chạm trổ công phu.
Tính quy mô của
tháp Dương Long được thể hiện không chỉ ở chiều cao của nó - cao nhất trong các
tháp Chăm còn lại ở Việt Nam, mà còn ở lối kiến trúc độc đáo, đặc biệt là các
hoa văn, hoạ tiết được khắc tạc trực tiếp trên những tảng đá đồ sộ đặt ngay
trên đỉnh tháp.
Phần thân tháp xây
gạch, các góc được ghép những tảng đá lớn và các trang trí điêu khắc đều bằng
đá. Cửa tháp quay hướng Đông và được nâng lên khá cao, chừng khoảng 1,5m và
khung cửa là những khối đá lớn. Nửa phần trên của tháp gần như là những khối đá
lớn xếp chồng lên nhau rất khéo. Ở các góc là những mảng chạm lớn với hình
những con vật chim thần: Garuda, Voi, Đại bàng...
Các mặt phẳng của
tường được phủ nhiều bức phù điêu lớn có hình lá đề, mô tả cảnh múa hát, tu sĩ.
Những người này được thể hiện có đầu tương đối lớn, đội mũ có chỏm cao. Ðặc
biệt là những đỉnh tháp ở đây là những bông sen vĩ đại với nhiều lớp cánh hoa
hơi hướng lên trên.
Căn cứ vào mặt bằng đế
tháp và phong cách nghệ thuật, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tháp Dương Long
tuy vẫn còn mang nhiều đặc trưng của tháp Chămpa nhưng đã chịu ảnh hưởng khá
đậm của nghệ thuật Kh’mer. Từ quốc lộ 1A, tới Gò Găng, cách thành phố Qui Nhơn 40km
và thành phố Ðà Nẵng 270km, rẽ theo hướng Tây vào sân bay Phú Cát, trước cổng
sân bay, rẽ trái, đi tiếp chừng 9km nữa là tới.
THÁP BÁNH ÍT
Tháp Bánh Ít là một
trong bảy cụm Tháp trên đất Bình Ðịnh, một khu di tích đẹp, đặc sắc và còn lại
nhiều tháp nhất, có giá trị văn hóa độc đáo trong kiến trúc của Việt Nam, được
tạo lập vào giai đoạn cuối thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XII, dưới thời trị vì của
hai quốc vương Harivarman IV và V. Trước kia tháp Bánh Ít nằm trong phạm vi của
làng Tri Thiện, xã Phước Quang, Tuy Phước nên tháp này còn mang tên là tháp Tri
Thiện, ngoài ra tháp Bánh Ít còn có những tên gọi khác như tháp Cầu Bà Gi,tháp
Thiện Mẫu,Thổ Sơn hay người Pháp gọi là Tour d'argent - tháp Bạc.
Tháp Bánh Ít có bốn
ngọn được xây trên một đồi núi đất đỏ,to,cao,trông có vẻ hùng vĩ, uy nghi,vượt
hẳn những ngọn tháp khác.Ngọn to nhất cao 22m xây ở đỉnh đồi, nhìn từ xa trông giống
như chiếc bánh ít lá gai.Chung quanh ngọn tháp chính, còn có ba ngọn tháp phụ,
hình dáng thấp và nhỏ bé hơn nhiều.Trong ba ngọn tháp này,có hai ngọn giống như
hai chiếc bánh ít ngọt và một ngọn giống cái bánh ít mặn, đều lột trần.Mỗi tháp
là một kiến trúc riêng biệt mang sắc thái khác nhau,trên đỉnh mỗi tháp đều có
tượng thần Siva làm bằng đá.
Tháp cổng phía đông
cao chừng 13m, xây trên bình đồ hình vuông, mỗi chiều 7m, chất liệu hoàn toàn
bằng gạch đá ong. Tháp mở ra hai cửa thông nhau theo hướng Đông - Tây. Ðây là
kiến trúc Gopura với vòm cửa hình mũi giáo, có nhiều lớp liên tiếp vút lên phía
trên. Hai mặt Bắc và Nam là hai cửa giả, bịt kín. Thân tháp có những rãnh dọc
được xoi lõm, tạo thành những cột ốp có dáng cao vút, thanh thoát nhẹ nhàng.
Một tháp cổng phía Nam
cao chừng 10m có phần kiến trúc giống tháp cổng phía Đông và cùng phong cách
kiến trúc Bình Ðịnh: bình đồ vuông, cửa hình mũi giáo, thân được tạo các cột
ốp... Song ở tháp cổng phía nam có những đặc điểm riêng như bốn cửa thông nhau.
Ðây là kiến trúc Posah có bộ mái khá đặc biệt, các tầng mái nhỏ dần về phía
trên. Mỗi tầng đều có hàng cột thể hiện theo lối thắt giữa, phình ra ở hai đầu
trông giống như những quả bầu nậm, tạo cho di tích giá trị riêng biệt.
Tháp chính nằm trên
đỉnh đồi, bình đồ hình vuông, mỗi chiều đo được 11m, có một cửa chính ở phía
Đông và ba cửa giả. Ðây là kiến trúc Kalan với cửa chính nhô ra khỏi mặt tường
đến 2m, vòm cửa hình mũi giáo, chính giữa vòm có phù điêu mặt Kala. Diềm mái
vòm là một băng phù điêu hình khỉ thần HaNuMan đang múa. Ở các cửa giả nhô ra
ít hơn, diềm mái vòm lại được tạo các phù điêu Gajasimha (mình người đầu voi).
Thân tháp chính có năm cột dọc, rãnh kép, vừa làm cho tường vững chãi, vừa tạo
dáng thanh thoát. Bộ diềm mái ngăn cách với thân được ốp bằng những khối đá sa
thạch, gắn liền với nhau thành một mảng. Ba mái có ba tầng mô tả như thân tháp
nhưng nhỏ dần về phía đỉnh. Các tầng mái, ngoài hệ thống cột và cửa giả còn có
những bức trang trí hoa văn. Tầng một, ở phía Nam tạc hình sư tử, phía Tây và
Đông trang trí bò thần Nadin, phía Bắc thể hiện mặt Kala nhìn thẳng, bên trong
tầng còn có những tượng thờ bằng đá.
Cách tháp chính không
xa, về phía Nam bạn gặp một kiến trúc lạ mắt, độc nhất vô nhị ở Bình Ðịnh. Tháp
cao độ 10m, bình đồ hình chữ nhật, chiều dài 12m, chiều rộng 5m. Cửa chính mở
ra phía Đông, dẫn sâu vào lòng tháp, thông với cửa trỏ ra ở phía Bắc và Nam.
Ðặc biệt mái tháp được tạo dáng lõm ở giữa, vút lên ở hai đầu, giống hình yên
ngựa. Tháp này giống như tháp phụ trong quần thể tháp Poklongarai ở Ninh Thuận.
Ðế tháp hơi nhô ra so với thân tháp, xây giật cấp vuông vức tạo thành bệ đỡ
vững chắc. Thân tháp có phù điêu chim thần trong tư thế hai cánh giơ cao như
nâng đỡ cả phần trên của tháp.
Ðồi núi của tháp Bánh
Ít có nhiều trãng to, rộng, ở về cuối làng Huỳnh Kim, đầu các làng Ðại Lộc,
Phong Niên, Vạn Mỹ và nằm bên cạnh dòng Tân An, sát cạnh quốc lộ số 1, bên cạnh
cây số 1214 cách Qui Nhơn 15 km. Ở đây phong cảnh hữu tình, có gió mát cây
xanh, cảnh vật kỳ thú yên tĩnh, có cây trái thơm ngọt trong mùa hè, phơi màu
tươi thắm ở trên những trãng của đồi núi tĩnh lặng. Hơn nữa nơi đây có nhiều đá
son, có giống chim "tò le" kêu rất kỳ lạ.
Di tích Tháp Bánh Ít
cũng hội tụ nhiều nét kiến trúc khác nhau, là một trong những công trình đền
tháp lớn nhất còn lại của Vương Triều Chămpa đang được các nhà nghiên cứu quan
tâm.
THÁP BẰNG AN
Địa chỉ: Điện An, Điện
Bàn, Quảng Nam, Việt Nam
Đặc điểm: Nằm trong
khuôn viên khu tháp rộng khoảng 4000 m2
ngày nay chỉ còn duy nhất ngôi tháp Bằng An mặt bằng hình bát giác.
Cấu trúc tháp Bằng An được chia làm hai phần: Tiền sảnh và điện thờ. Phần tiền sảnh khá dài, cửa ra vào ở hướng Đông, hai bên tiền sảnh có 2 cửa ra vào phụ (năm 1940 được trùng tu lại thành 2 cửa sổ). Phần đế của tiền sảnh cao 3m loe rộng hơn bằng các đường giật của khối xây, kết thúc bằng các gờ chạy ngang xung quanh. Phần thân tiền sảnh gồm những góc tường thẳng đứng, các khối viền cửa làm cho lòng Tiền sảnh có dạng chữ thập. Phía trên phần thân như một đài hoa được tạo bởi các đường giật của khối xây loe rộng ra bốn phía. Mái tiền sảnh là một khối chóp bốn mặt cong thu dần về phía đỉnh. Toàn bộ tiền sảnh còn lại đến nay khá nguyên vẹn, tuy rằng phần đỉnh đã sạt lở và mất các chi tiết trang chí ở các cạnh.
ngày nay chỉ còn duy nhất ngôi tháp Bằng An mặt bằng hình bát giác.
Cấu trúc tháp Bằng An được chia làm hai phần: Tiền sảnh và điện thờ. Phần tiền sảnh khá dài, cửa ra vào ở hướng Đông, hai bên tiền sảnh có 2 cửa ra vào phụ (năm 1940 được trùng tu lại thành 2 cửa sổ). Phần đế của tiền sảnh cao 3m loe rộng hơn bằng các đường giật của khối xây, kết thúc bằng các gờ chạy ngang xung quanh. Phần thân tiền sảnh gồm những góc tường thẳng đứng, các khối viền cửa làm cho lòng Tiền sảnh có dạng chữ thập. Phía trên phần thân như một đài hoa được tạo bởi các đường giật của khối xây loe rộng ra bốn phía. Mái tiền sảnh là một khối chóp bốn mặt cong thu dần về phía đỉnh. Toàn bộ tiền sảnh còn lại đến nay khá nguyên vẹn, tuy rằng phần đỉnh đã sạt lở và mất các chi tiết trang chí ở các cạnh.
THÁP DƯƠNG BI
Chùa tháp Dương Bi,
nay là chùa Trà Sơn (thôn Chiêm Sơn, xã Duy Sơn, Duy Xuyên) một thời in đậm dấu
ấn tâm linh của những người dân sống trên đất Chiêm Động xưa, giờ chỉ còn là
phế tích.
Ông Lưu Công Minh cho
biết: “Trong nhiều năm qua, du khách trong và ngoài nước nghe danh chùa -
tháp Dương Bi cũng đã tìm đến để thưởng ngoạn, nhưng lại hụt hẫng bởi khu kiến
trúc này hầu như bị xóa hoàn toàn”.
Về thăm chùa Trà Sơn
hiện nay, du khách sẽ thấy trên một gò đất cao phía sau chùa, có nền móng xưa
vương vãi những gạch Chăm. Ông Lưu Công Minh, Trưởng ban hộ tự chùa Trà Sơn cho
biết: “Trên gò đất này, từ năm 1978 trở về trước có một ngọn tháp Chăm giống
tháp Bằng An ở Điện Bàn nhưng quy mô lớn hơn. Ngoài ra, cách 50 mét từ ngôi
tháp này theo 2 hướng bắc - nam còn có 2 tháp nhỏ hơn với kiến trúc tương tự, 2
tháp nhỏ này bị sụp đổ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Còn về ngôi chùa,
trước đây có một cổng tam quan rất đẹp, đến năm 1978, cổng này bị sụp đổ hoàn
toàn. Ngoài ra, cả cụm kiến trúc chùa và tháp này được bao bọc bởi một bức
thành gạch Chăm cao gần 2m với diện tích khoảng 5.200m2. Bức thành này cũng bị
sụp đổ vào năm 1978, bây giờ chỉ còn phần móng”.
Theo mô tả của những người dân địa phương, chánh điện của chùa tháp Dương Bi (tồn tại đến năm 2005) gồm 2 dãy nhà 3 gian, vòm cuốn, nối mái theo kiểu trùng thiềm điệp ốc; toàn bộ trính cột đều làm bằng đá xanh bóng nhẵn. Tương truyền, lối kiến trúc chùa tháp Dương Bi là thuần Việt. Còn về tháp Dương Bi, giống hệt tháp Bằng An (Điện Bàn), hình linga, cao khoảng 30 mét, nền tháp hình lục giác có đường kính khoảng 20mét. Mặt tháp xoay về hướng đông, bên trong tháp rỗng, có một bệ thờ (tượng của vị thần - vua - người được thờ bị mất từ lâu).
Trên gò đất cao này, từ năm 1978 trở về trước, có một ngôi tháp Chăm mang tên Dương Bi.
Cụm kiến trúc tháp - chùa này tồn tại những bí ẩn: vì sao phía trước một ngôi tháp Chăm lại có một ngôi chùa Việt? Hai kiến trúc này có tự thời nào? Nói như bà Lưu Thị Hiền Phương, Trưởng phòng VH-TT huyện Duy Xuyên, tìm đỏ mắt trong các tư liệu lịch sử vẫn không thấy câu nào nói về cụm kiến trúc chùa - tháp này.
Cụm kiến trúc chùa - tháp Dương Bi bao gồm 2 kiến trúc chính: một đền tháp Chăm và một ngôi chùa Việt. Không rõ chùa được xây vào thời kỳ nào, nhưng đến năm 1960, chùa bị phá hỏng, chỉ còn khu chánh điện. Tháng 10.2005, với việc xây dựng lại ngôi chùa mới, khu chánh điện này cũng bị dỡ bỏ. Do sự chung tay góp sức của nhân dân cả 2 làng Chiêm Sơn và Trà Kiệu trong việc tu bổ chùa từ năm 1960 đến nay, nên tên gọi hiện nay của ngôi chùa là chùa Trà Sơn (ghép tên 2 làng lại với nhau). Nhưng tên gọi nguyên thủy của chùa là chùa tháp Dương Bi, bởi phía sau chùa này có một tháp chăm tên Dương Bi, tháp này bị sụp đổ hoàn toàn vào năm 1978.
Tháp Dương Bi rất giống với tháp Bằng An. Như vậy có thể “liên tưởng” đến sự tương đồng về niên đại của 2 tháp. Tổng hợp những nhận định của các nhà nghiên cứu Champa: H.Partmentier, P.Stern, Trần Kỳ Phương, Ngô Văn Doanh sẽ có một nhận định: tháp Bằng An và tháp Dương Bi có niên đại “dao động” từ nửa cuối thế kỷ IX, khi vua Champa Indravarman II lập nên vương triều Indrapura (875 - 982) đến đầu thế kỷ XIII, tức thời kỳ đầu của vương triều Vajya (986 - 1470). Ở giai đoạn này, do ảnh hưởng của văn hóa Khơme, trong kiến trúc Champa xuất hiện một kiểu tháp gần giống với các Prasát Khơme (phong cách Bayon), với kiến trúc bên trên hình cong chứ không phân tầng. Vì vậy tháp Bằng An (và cả Dương Bi) là một điển hình.
Ông Lưu Công Minh, Phó ban hộ tự chùa Trà Sơn cho biết: “Tháng 10-2005, khi phá dỡ ngôi chùa cổ để xây dựng chùa mới, trong quá trình đào móng, những người thi công đã phát hiện 2 lớp móng nằm sâu dưới lòng đất. Lớp móng thứ nhất được xếp bằng gạch Chăm, không có mạch vữa, hình chữ nhật, bề rộng 12 mét, dài 20,8 mét. Lớp móng thứ hai xếp chồng lên lớp móng thứ nhất, được xây bằng đá, có vôi vữa kết dính”. Rõ ràng, lớp móng thứ nhất thuộc kiến trúc của người Chăm, có mối quan hệ với kiến trúc tháp Dương Bi. Còn lớp móng thứ 2 thuộc kiến trúc của người Việt, được xây dựng sau kiến trúc tháp. Có thể lý giải về sự hình thành lớp móng thứ nhất: Thông lệ, khu tôn nghiêm của bất kỳ một đền tháp Chăm nào cũng bao gồm một tường thành bao bọc xung quanh, có một tháp trung tâm xoay về hướng đông, có thể có 2 tháp nhỏ nằm 2 bên của tháp trung tâm theo trục nam - bắc; trước tháp trung tâm bao giờ bao giờ cũng có một kiến trúc nằm dài theo hướng đông - tây, dùng làm nơi chuẩn bị đồ tế thần. Cụm tháp Dương Bi cũng có một tháp trung tâm, 2 tháp nhỏ hai bên, cũng có tường thành bao bọc xung quanh.
Còn lớp móng thứ 2 chắc chắn là lớp móng của kiến trúc hoàn chỉnh ngôi chùa tháp Dương Bi. Bởi, theo lời kể của ông Minh, lớp móng này tiếp nối và ăn khớp với lớp móng của khu chánh điện chùa bị dỡ bỏ năm 2005. Việc xếp chồng 2 lớp móng Chăm - Việt vẫn còn là một dấu hỏi. Theo một tư liệu của ông Nguyễn Đình Bảy, Phó ban hộ tự chùa Trà Sơn, chùa được dựng bằng tranh tre do cư dân vùng Thanh - Nghệ theo chúa Nguyễn vào Nam dựng nghiệp vào thế kỷ XVI. Sau đó, đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), chùa mới được xây dựng bằng gạch đá. Nhưng ông Bảy cũng cho rằng tư liệu này không có cơ sở chắc chắn.
Ngôi chùa Trà Sơn “hiện đại” được khởi công từ tháng 10-2005, hiện vẫn đang được thi công, phần móng được xếp chồng lên 2 lớp móng trước đó. Như vậy, chùa Trà Sơn có 3 lớp móng của 3 thời đại, từ người Chăm đến người Việt xưa và nay. Sư trụ trì chùa Trà Sơn, Đại đức Thích Nhuận Tường ngậm ngùi: “Những cổ vật mà chùa lưu giữ đều bị đánh cắp. Tháp Dương Bi đã không còn, ngôi chùa xưa cũng bị dỡ bỏ. Người dân làng Chiêm Sơn tuy luyến tiếc về ngôi tháp cùng chùa này, nhưng cũng chỉ biết chúng có từ rất lâu, từ thời Champa...”. Về thăm chùa Trà Sơn bây giờ, nhìn những viên gạch Champa vương vãi bên một ngôi chùa đang thi công dở dang, mấy ai con cháu người champa không chạnh lòng...
Theo mô tả của những người dân địa phương, chánh điện của chùa tháp Dương Bi (tồn tại đến năm 2005) gồm 2 dãy nhà 3 gian, vòm cuốn, nối mái theo kiểu trùng thiềm điệp ốc; toàn bộ trính cột đều làm bằng đá xanh bóng nhẵn. Tương truyền, lối kiến trúc chùa tháp Dương Bi là thuần Việt. Còn về tháp Dương Bi, giống hệt tháp Bằng An (Điện Bàn), hình linga, cao khoảng 30 mét, nền tháp hình lục giác có đường kính khoảng 20mét. Mặt tháp xoay về hướng đông, bên trong tháp rỗng, có một bệ thờ (tượng của vị thần - vua - người được thờ bị mất từ lâu).
Trên gò đất cao này, từ năm 1978 trở về trước, có một ngôi tháp Chăm mang tên Dương Bi.
Cụm kiến trúc tháp - chùa này tồn tại những bí ẩn: vì sao phía trước một ngôi tháp Chăm lại có một ngôi chùa Việt? Hai kiến trúc này có tự thời nào? Nói như bà Lưu Thị Hiền Phương, Trưởng phòng VH-TT huyện Duy Xuyên, tìm đỏ mắt trong các tư liệu lịch sử vẫn không thấy câu nào nói về cụm kiến trúc chùa - tháp này.
Cụm kiến trúc chùa - tháp Dương Bi bao gồm 2 kiến trúc chính: một đền tháp Chăm và một ngôi chùa Việt. Không rõ chùa được xây vào thời kỳ nào, nhưng đến năm 1960, chùa bị phá hỏng, chỉ còn khu chánh điện. Tháng 10.2005, với việc xây dựng lại ngôi chùa mới, khu chánh điện này cũng bị dỡ bỏ. Do sự chung tay góp sức của nhân dân cả 2 làng Chiêm Sơn và Trà Kiệu trong việc tu bổ chùa từ năm 1960 đến nay, nên tên gọi hiện nay của ngôi chùa là chùa Trà Sơn (ghép tên 2 làng lại với nhau). Nhưng tên gọi nguyên thủy của chùa là chùa tháp Dương Bi, bởi phía sau chùa này có một tháp chăm tên Dương Bi, tháp này bị sụp đổ hoàn toàn vào năm 1978.
Tháp Dương Bi rất giống với tháp Bằng An. Như vậy có thể “liên tưởng” đến sự tương đồng về niên đại của 2 tháp. Tổng hợp những nhận định của các nhà nghiên cứu Champa: H.Partmentier, P.Stern, Trần Kỳ Phương, Ngô Văn Doanh sẽ có một nhận định: tháp Bằng An và tháp Dương Bi có niên đại “dao động” từ nửa cuối thế kỷ IX, khi vua Champa Indravarman II lập nên vương triều Indrapura (875 - 982) đến đầu thế kỷ XIII, tức thời kỳ đầu của vương triều Vajya (986 - 1470). Ở giai đoạn này, do ảnh hưởng của văn hóa Khơme, trong kiến trúc Champa xuất hiện một kiểu tháp gần giống với các Prasát Khơme (phong cách Bayon), với kiến trúc bên trên hình cong chứ không phân tầng. Vì vậy tháp Bằng An (và cả Dương Bi) là một điển hình.
Ông Lưu Công Minh, Phó ban hộ tự chùa Trà Sơn cho biết: “Tháng 10-2005, khi phá dỡ ngôi chùa cổ để xây dựng chùa mới, trong quá trình đào móng, những người thi công đã phát hiện 2 lớp móng nằm sâu dưới lòng đất. Lớp móng thứ nhất được xếp bằng gạch Chăm, không có mạch vữa, hình chữ nhật, bề rộng 12 mét, dài 20,8 mét. Lớp móng thứ hai xếp chồng lên lớp móng thứ nhất, được xây bằng đá, có vôi vữa kết dính”. Rõ ràng, lớp móng thứ nhất thuộc kiến trúc của người Chăm, có mối quan hệ với kiến trúc tháp Dương Bi. Còn lớp móng thứ 2 thuộc kiến trúc của người Việt, được xây dựng sau kiến trúc tháp. Có thể lý giải về sự hình thành lớp móng thứ nhất: Thông lệ, khu tôn nghiêm của bất kỳ một đền tháp Chăm nào cũng bao gồm một tường thành bao bọc xung quanh, có một tháp trung tâm xoay về hướng đông, có thể có 2 tháp nhỏ nằm 2 bên của tháp trung tâm theo trục nam - bắc; trước tháp trung tâm bao giờ bao giờ cũng có một kiến trúc nằm dài theo hướng đông - tây, dùng làm nơi chuẩn bị đồ tế thần. Cụm tháp Dương Bi cũng có một tháp trung tâm, 2 tháp nhỏ hai bên, cũng có tường thành bao bọc xung quanh.
Còn lớp móng thứ 2 chắc chắn là lớp móng của kiến trúc hoàn chỉnh ngôi chùa tháp Dương Bi. Bởi, theo lời kể của ông Minh, lớp móng này tiếp nối và ăn khớp với lớp móng của khu chánh điện chùa bị dỡ bỏ năm 2005. Việc xếp chồng 2 lớp móng Chăm - Việt vẫn còn là một dấu hỏi. Theo một tư liệu của ông Nguyễn Đình Bảy, Phó ban hộ tự chùa Trà Sơn, chùa được dựng bằng tranh tre do cư dân vùng Thanh - Nghệ theo chúa Nguyễn vào Nam dựng nghiệp vào thế kỷ XVI. Sau đó, đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), chùa mới được xây dựng bằng gạch đá. Nhưng ông Bảy cũng cho rằng tư liệu này không có cơ sở chắc chắn.
Ngôi chùa Trà Sơn “hiện đại” được khởi công từ tháng 10-2005, hiện vẫn đang được thi công, phần móng được xếp chồng lên 2 lớp móng trước đó. Như vậy, chùa Trà Sơn có 3 lớp móng của 3 thời đại, từ người Chăm đến người Việt xưa và nay. Sư trụ trì chùa Trà Sơn, Đại đức Thích Nhuận Tường ngậm ngùi: “Những cổ vật mà chùa lưu giữ đều bị đánh cắp. Tháp Dương Bi đã không còn, ngôi chùa xưa cũng bị dỡ bỏ. Người dân làng Chiêm Sơn tuy luyến tiếc về ngôi tháp cùng chùa này, nhưng cũng chỉ biết chúng có từ rất lâu, từ thời Champa...”. Về thăm chùa Trà Sơn bây giờ, nhìn những viên gạch Champa vương vãi bên một ngôi chùa đang thi công dở dang, mấy ai con cháu người champa không chạnh lòng...
VỚI THÁP BẰNG AN
Người người hoan ca Mỹ Sơn quần tháp rêu phong
trơ trọi một mình em, một tháp
mấy ai biết
muốn trả cái giá bằng an
bao thân thế sa mưa
bụi vùi, rêu lấp
Ta có mấy rượu đâu
mà tiếc đau những cặn giọt thừa
những cộng cỏ trước sân khát khao đòi sáng
dưới cỏ có dế, giun chán vạn rẻo đời sinh, ly, tụ, tán.
có khi thèm trơ trọi giống hai ta!
Một là người không có lương tâm hai là bậc vĩ nhân
mới dám gọi tháp già
trước huyền hoặc vô cùng ẩn ngữ
không ai trước khi sinh ra đã biết chọn cho mình một bằng an quê xứ
phúc phận đời ta sinh quán cùng em
cớ gì đêm nay không dốc cho sụp đổ hết ưu phiền
bắt đôi nghê đá khuân bàn tiếp rượu
Kính nể tháp không dám lộng ngôn xưng hô mạo muội
chỉ dám mê nhìn thấp thoáng bóng Linga
trong vô tận thời gian
những điệu kèn phương nam thăm thẳm âm ba
đôi mắt cội nhiệm màu gốc tháp
Bấy lâu uống rươụ thời gian mà không biết nhắp
lạc giữa sắc rêu những kẽ gạch không hồ
mơ màng nghe giọt bụi rêu khô…
ta quay quắt một mình nâng… một tháp
Một chén nữa thôi rót yêu tràn tan, hợp
ném buồn đau rách rưới phía chân mày
tháp không già thì ta cứ trẻ hây
cái thuở ranh hoang cứ lăm le đòi trèo lên đỉnh tháp
Rượu có chát, rót Thu Bồn ra, dốc tiếp.
Nguyễn Hàn Chung
Phần Điện thờ của tháp Bằng An có mặt bằng bát giác. Nhìn xa, Điện thờ của Bằng An phân ba phần rõ rệt: đế, thân bát giác và mái hình chóp tạo bởi tám mặt cong dần về phíalồ đỉnh. Hình dáng của điện thờ như một khối Linga khổng cao gần 21m, còn mặt bằng của toàn bộ tháp lại gợi lên hình ảnh Yoni.
Bên ngoài tháp hiện nay còn 2 pho tượng Gajasimha bằng sa thạch, chiếc vòng lục lạc của Gajasimha Bằng An giống như vòng lục lạc của Gajasimha Chánh Lộ và Chiên Đàn, bộ lông gáy được cách điệu, các móng chân được thể hiện rõ, chiếc vòi ngắn và cong lên.
Tháp Bằng An là một trong những tháp Chăm cổ còn sót lại ở tỉnh Quảng Nam, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 12. Bằng An được coi là một tác phẩm điêu khắc bằng gạch lớn trong lịch sử điêu khắc Champa và là di tích có giá trị cao về lịch sử và tôn giáo tín ngưỡng của người Champa
Người người hoan ca Mỹ Sơn quần tháp rêu phong
trơ trọi một mình em, một tháp
mấy ai biết
muốn trả cái giá bằng an
bao thân thế sa mưa
bụi vùi, rêu lấp
Ta có mấy rượu đâu
mà tiếc đau những cặn giọt thừa
những cộng cỏ trước sân khát khao đòi sáng
dưới cỏ có dế, giun chán vạn rẻo đời sinh, ly, tụ, tán.
có khi thèm trơ trọi giống hai ta!
Một là người không có lương tâm hai là bậc vĩ nhân
mới dám gọi tháp già
trước huyền hoặc vô cùng ẩn ngữ
không ai trước khi sinh ra đã biết chọn cho mình một bằng an quê xứ
phúc phận đời ta sinh quán cùng em
cớ gì đêm nay không dốc cho sụp đổ hết ưu phiền
bắt đôi nghê đá khuân bàn tiếp rượu
Kính nể tháp không dám lộng ngôn xưng hô mạo muội
chỉ dám mê nhìn thấp thoáng bóng Linga
trong vô tận thời gian
những điệu kèn phương nam thăm thẳm âm ba
đôi mắt cội nhiệm màu gốc tháp
Bấy lâu uống rươụ thời gian mà không biết nhắp
lạc giữa sắc rêu những kẽ gạch không hồ
mơ màng nghe giọt bụi rêu khô…
ta quay quắt một mình nâng… một tháp
Một chén nữa thôi rót yêu tràn tan, hợp
ném buồn đau rách rưới phía chân mày
tháp không già thì ta cứ trẻ hây
cái thuở ranh hoang cứ lăm le đòi trèo lên đỉnh tháp
Rượu có chát, rót Thu Bồn ra, dốc tiếp.
Nguyễn Hàn Chung
Phần Điện thờ của tháp Bằng An có mặt bằng bát giác. Nhìn xa, Điện thờ của Bằng An phân ba phần rõ rệt: đế, thân bát giác và mái hình chóp tạo bởi tám mặt cong dần về phíalồ đỉnh. Hình dáng của điện thờ như một khối Linga khổng cao gần 21m, còn mặt bằng của toàn bộ tháp lại gợi lên hình ảnh Yoni.
Bên ngoài tháp hiện nay còn 2 pho tượng Gajasimha bằng sa thạch, chiếc vòng lục lạc của Gajasimha Bằng An giống như vòng lục lạc của Gajasimha Chánh Lộ và Chiên Đàn, bộ lông gáy được cách điệu, các móng chân được thể hiện rõ, chiếc vòi ngắn và cong lên.
Tháp Bằng An là một trong những tháp Chăm cổ còn sót lại ở tỉnh Quảng Nam, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 12. Bằng An được coi là một tác phẩm điêu khắc bằng gạch lớn trong lịch sử điêu khắc Champa và là di tích có giá trị cao về lịch sử và tôn giáo tín ngưỡng của người Champa
Tháp chánh lộ
Tháp Chánh Lộ là một
tháp Champa có quy mô lớn nhất mà chúng ta được biết ở vùng phía nam châu
Amarravati của vương quốc Champa, thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ngày nay .
Niên đại xây dựng tháp
Chánh Lộ được nhiều nhà nghiên cứu ước đoán vào thể kỷ X đầu thế kỷ XI tháp bị
hủy hoại, đổ nát theo thời gian và đến nay đã hoàn toàn mất dấu vết.
Bản tường trình của
kiến trúc sư kiêm nhà khảo cổ người Pháp H Pramentier về kết quả của cuộc khai
quật ở Chánh Lộ do ông ta tiến hành vào năm 1904; sau đó được công bố rộng rãi
trong một tài liệu có tên là In ventare descriptj des monuments Champ de L’
Annam có thể giúp chúng ta hiểu biết những nét chủ yếu về ngôi tháp quý giá
này.Theo đó tháp chánh lộ tọa lạc tại khu vực nay là bệnh viện đa khoa quảng
ngãi.Tên tháp gọi theo tên làng chánh lộ thuộc phủ tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi
vào thời điểm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nay nằm trên địa bàn F. trần
phú-tp. Quảng ngãi. Tháp Chánh lộ thuộc một nhóm tháp hợp thành:gồm tháp trung
tâm,tháp cổng ngõ,và 2 tháp nhỏ nằm về phía tây nam và đông bắc tháp trung tâm.
Tổng diện tích khu tháp được khai quật là 7.200m2 (120mx60m) trong đó nền tháp
rung tâm có hình bát giác, một kiểu dánh kiến trúc tháp Chăm tương đối hiếm, mà
hiện nay chỉ còn thấy ở nhóm tháp Bằng An (Điện Bàn – Quảng Nam).
Bị đổ nát quá lâu
trước khi khai quật, và vậy rất khó hình dung về kiến trúc của nhóm tháp.
Sự phát hiện 3 nền tháp nằm theo truc Bắc – Nam, với tháp trung tâm ở giữa ch
thấy có mối liên hệ nào đó giữa nhóm Tháp Chánh Lộ với các nhóm tháp khác cũng
được xây dựng thành ba nhóm tháp theo trục bắc – nam, với tháp trung tâm ở giữa
cho thấy có mối liên hệ nào đó giữa nhóm Tháp Chánh Lộ với các nhóm tháp khác
cũng được xây dựng thành 3 nhóm tháp theo trục bắc - nam như: Đồng Dương,
Chiên Đàn, Khương Mx (Quảng Nam) và Hoài Lai (Ninh Thuận). ở các nhóm 3 tháp,
theo nhà nghiên cứu P.Ste, bao giwowfthaps nam cũng cổ nhất (về phong cách) rồi
mới đến tháp trung tam và tháp bắc. vì sao các nhóm kiến trúc 3 tháp bao giờ
cũng là tháp nam (chứ không phải là tháp trung tâm) cũng được xây trước?
Đây là một bí ẩn mà
đến nay chưa một nhà khoa học nào tìm ra lời giải.
Tháp Chánh Lộ có nền
tháp hình bát giác, liệu phần trên có hình chóp như tháp Bằng An ( cũng có phần
đế - thân hình bát giác) hay không? Đế tháp và dĩ nhiên thân Tháp Chánh Lộ có
hình bát giác ( như tháp Bằng An) trông giống hệt những chiếc cột bát giác của
những ngôi nhà đền ở khu di tích Phật giáo Đồng Dương và khu tháp Pô Nagar. Vậy
ở đây có mối liên hệ nào? Những câu hỏi khó giải đáp này vẫn còn để ngỏ sau gân
một thế kỷ nghiên cứu tháp Chăm.
Tuy vậy điều đặc biệt
đáng lưu ý ở Tháp Chánh Lộ là giá trị của các hiện vật điêu khắc đá ( tương,pù
điêu,bi ký,lanh – tô, mi cửa có chạm khắc,…)tìm thấy trong cuộc khai quật năm
1904 của Parmentier và được bổ sung bởi cuộc khai quật năm 1998 của viện khỏa
cổ học Việt Nam.
Trong số gần 100 hiệ
vật này, đẹp và thu hút sự chú ý nhiều nhất của các nhà nghiên cứu là nhóm
tượng hình người như tượng thàn Brahma, thần Shinva, nữ thần “Uma (vợ thần
Shinva), thần giữ đền Dvarapala, vũ nữ Apsara, thủy quái Makara và các tượng,
phù điêu động vật: ngỗng thần Hamsa, chim thần Garuda, rắn thần Naga, sư tử,
Gaja0simha (đầu voi mình sư tử)... Một số hình tượng và phù điêu mà H
Parmentier thu được hiện đang được trưng bày tại bảo tàng điêu khắc Champa Đà
Nẵng, và đây là nhóm hiện vật khó có thể bỏ qua của bất cứ cuộc khảo sát,
nghiên cứa nào về nghệ thuật Champa
Điểm nổi bật của các
tượng, phù điêu tìm thấ ở Tháp Chánh Lộ, cũng như các tượng, phù điều tìm thấy
ở nơi khác mong phong cách Tháp Chánh Lộ là: trong khi vẫn còn phảng phất bóng
dáng của phong cách Mỹ Sơn E1 với những đường nét trau chuốt khuôn khổ, đường
nét, mang đậm cảm giác ngẫu hứng sáng tạo của nghệ nhân, là cho các pho tượng
và phù điêu trở nên sống động, giàu ấn tượng và biểu cảm, hình thành rõ nét một
phong cách nghệ thuật mới, độc đáo mà J.Boisselier và nhiều nhà nghiên cứu gọi
là “phong cách Chánh Lộ”.
Quan sát cụm tượng
linga – Yni Chánh Lộ, bên cạnh những đường nét chạm trổ công phu, trau chuốt,
tuôn thủ bố cục, tỷ lệ nghiêm ngặt, đã thấy xuất hiện nơi bệ Yoni vành đai vú căng
tròn, nảy nở, tràn đầy sức sống. còng tượng thần giữ đền Dvaraala thì kich
thước to lớn gấp đôi người thường, mạnh mẽ và sẵng sàng trong tư thế ‘ người
bảo vệ’, hòa hợp độc đáo với các vũ công chắc khỏe đang thể hiện sa đắm một vũ
điệu đầ hoan lạc.
Tượng thủy quái Makara
thể hiện 1 con quái vật với con mát lồi to, miệng há và răng lởm chởm, 2 bên
miệng là 2 tượng người, một đàn ông, một đàn bà. Sự đối chọi quyết liệt nhưn
lại nằm trong một chỉnh thể hòa hợp nghệ thuật giữa một bên là con quái vật
hung hăng, đe dọa, một bên là cái tĩnh tại, trầm lắng đầ nội lực của người đàn
ông với cánh tay cầm đóa sen đưa lên ngực, và người đàn bà với những đường nét
thanh tú đã gợi cho những người chiêm ngưỡng nhiều ý tưởng sâu xa về cuộc đấu
tranh giữa thiện và ác; về sự tồn tại của bóng tối và ánh sáng trong chính mỗi
con người,…
THÁP YANG PRONG
Cách thành phố Buôn Ma
Thuột khoảng 100km về phía tây, tháp Yang Prong nằm ở xã Ea Rốk, huyện Ea Súp,
tỉnh Đắk Lắk là ngọn tháp Champa duy nhất trên mảnh đất Tây Nguyên, thường được
gọi là “Thần vĩ đại”, có giá trị lịch sử với lối kiến trúc độc đáo.
Từ xa nhìn lại, tháp
Yang Prong huyền bí được khu rừng cổ thụ bao bọc, những tán cây xòe rộng che
mát cả di tích. Cảm giác đầu tiên nhiều người đến đây phải thốt lên là ngọn
tháp có vị trí tuyệt đẹp, khung cảnh hoang sơ, thiên nhiên vẫn còn nguyên không
như những ngôi tháp Champa ở các tỉnh khác. Tháp Yang Prong được phát hiện
vào những năm đầu thế kỷ XX bởi nhà dân tộc học người Pháp tên Henri Maitre.
Nhà khoa học này đã khảo tả về xây dựng tháp trong cuốn sách Les Jungles Moi
tương đối chi tiết. Căn cứ chất liệu, kiến trúc và đặc biệt là những dòng ký tự
cổ, các nhà khoa học đều khẳng định tháp được vua JAYA SIMHAVARMAN(CHẾ MÂN)xây
dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIII, thời kỳ phát triển cực thịnh của người Champa
trên Tây Nguyên, cách nay hơn 700 năm.
Theo tiếng cư dân địa phương thì Yang có nghĩa là “thần”, Prong là “chức vụ cao nhất”, vì vậy Yang Prong được hiểu là “Thần tối cao”, “Thần vĩ đại”. Tháp có lối kiến trúc hình vuông, xây bằng gạch, nhưng điều kỳ lạ là người ta không tìm thấy mạch vữa hay chất liệu kết dính nào giữa các lớp gạch này. Tháp cao 9m, mỗi mặt tường rộng 5m, diện tích lòng tháp khoảng 5m2, tháp có một cửa ra vào duy nhất mở về hướng đông, ba mặt tường còn lại đều có cửa giả. Chóp tháp được tạo thành bởi các lớp gạch xếp chồng lên nhau thu nhỏ dần; nền tháp làmbằng những phiến đá xanh mài nhẵn với nhiều kích cỡ.
PHẬT VIỆN ĐỒNG DƯƠNG
Theo tiếng cư dân địa phương thì Yang có nghĩa là “thần”, Prong là “chức vụ cao nhất”, vì vậy Yang Prong được hiểu là “Thần tối cao”, “Thần vĩ đại”. Tháp có lối kiến trúc hình vuông, xây bằng gạch, nhưng điều kỳ lạ là người ta không tìm thấy mạch vữa hay chất liệu kết dính nào giữa các lớp gạch này. Tháp cao 9m, mỗi mặt tường rộng 5m, diện tích lòng tháp khoảng 5m2, tháp có một cửa ra vào duy nhất mở về hướng đông, ba mặt tường còn lại đều có cửa giả. Chóp tháp được tạo thành bởi các lớp gạch xếp chồng lên nhau thu nhỏ dần; nền tháp làmbằng những phiến đá xanh mài nhẵn với nhiều kích cỡ.
PHẬT VIỆN ĐỒNG DƯƠNG
- Theo công bố năm 1901 của L. Finot, đã phát hiện
ở Đồng Dương 229 hiện vật, trong đó có pho tượng Phật bằng đồng nổi tiếng cao
hơn 1m - một trong những tượng Phật cổ nhất và vào loại đẹp nhất ở Đông Nam Á.
Sau ngày phô ra được với hậu thế chút vàng son còn lại của mình,
suốt hơn trăm năm qua Đồng Dương hoàn toàn bị chìm trong quên lãng để rồi ngày
nay chỉ còn lại cảnh đổ nát hoang tàn do đạn bom chiến tranh cùng sự xâm hại
của con người.
Tháp linh trong ký ức dân làng
Từ ngã tư Hà Lam (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) trên quốc lộ 1A rẽ sang quốc lộ 14E đi khoảng 12km, rồi theo đường làng chừng 400m là đến với Đồng Dương. Tên di tích được gọi theo tên làng, trước khi được người Pháp khám phá từng được ghi trong Đại Nam nhất thống chí (triều Nguyễn) trong phần tỉnh Quảng Nam: “Huyện Lệ Dương có hai tháp ở làng Đồng Dương. Hai tháp cách nhau 15 trượng, có một tòa cao bốn trượng, xây gạch trên hình bát giác, dưới hình vuông, mỗi mặt dài một trượng. Cách đó 40 trượng có nền cũ”. Làng Đồng Dương nay thuộc xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình.
Di tích quốc gia được công nhận từ năm 2001 nay chỉ còn hai trụ cùng một mảng tường gầy guộc, lở lói được chống đỡ tứ bề, bao quanh là rừng cây trồng sát chân tường. “Đây là phần trước của tháp Sáng. Những năm 1964-1965, tháp Sáng còn khá nguyên vẹn, thiếu nhi tụi tui thường vào trong tháp vui chơi. Năm 1967, bom Mỹ đánh sập tháp Sáng, chỉ còn mấy cái trụ đó!” - ông Trà Tấn Vụ, bí thư thôn Đồng Dương, kể.
Bia đá - “tấm căn cước” của Đồng Dương - nằm chơ vơ trên đất, bị
mưa nắng trăm năm bào mòn mặt chính, chỉ còn đọc được chữ ở hai mặt hông. May
mà khi đến đây các học giả Pháp còn có thể đọc được những con chữ ở mặt chính
của bia ký này!Tháp linh trong ký ức dân làng
Từ ngã tư Hà Lam (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) trên quốc lộ 1A rẽ sang quốc lộ 14E đi khoảng 12km, rồi theo đường làng chừng 400m là đến với Đồng Dương. Tên di tích được gọi theo tên làng, trước khi được người Pháp khám phá từng được ghi trong Đại Nam nhất thống chí (triều Nguyễn) trong phần tỉnh Quảng Nam: “Huyện Lệ Dương có hai tháp ở làng Đồng Dương. Hai tháp cách nhau 15 trượng, có một tòa cao bốn trượng, xây gạch trên hình bát giác, dưới hình vuông, mỗi mặt dài một trượng. Cách đó 40 trượng có nền cũ”. Làng Đồng Dương nay thuộc xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình.
Di tích quốc gia được công nhận từ năm 2001 nay chỉ còn hai trụ cùng một mảng tường gầy guộc, lở lói được chống đỡ tứ bề, bao quanh là rừng cây trồng sát chân tường. “Đây là phần trước của tháp Sáng. Những năm 1964-1965, tháp Sáng còn khá nguyên vẹn, thiếu nhi tụi tui thường vào trong tháp vui chơi. Năm 1967, bom Mỹ đánh sập tháp Sáng, chỉ còn mấy cái trụ đó!” - ông Trà Tấn Vụ, bí thư thôn Đồng Dương, kể.
Tháp Sáng còn khá nguyên vẹn trong khung cảnh khai quật năm 1902 - Ảnh tư liệu
Trong các phế tích Chăm ở miền Trung không đâu có lượng gạch vương vãi nhiều như ở Đồng Dương. Khắp khu rừng trồng rộng lớn trong khu phế tích, cả đường ngang ngõ dọc của làng Đồng Dương dày đặc vụn gạch đỏ au, màu đặc trưng của gạch Chăm ngàn năm trước. Đối diện tháp Sáng là tháp Tối, ở giữa là tháp Trung Tâm, tất cả nay chỉ là những đống gạch vụn bị vùi lấp dưới rừng cây. Tên gọi tháp Sáng, theo cư dân, do tháp có nhiều cửa, còn tháp Tối chỉ có một cửa.
Ngày xưa, theo lời lão làng Trà Diếu, giữa tháp Tối có giếng vuông, khi thả quả bòng xuống giếng nó sẽ trôi ra ao Vuông, một hồ chứa nước rộng gần 2ha. Thủy đạo ngầm ấy vẫn chưa được biết rõ nhưng con đường nối từ khu đền tháp chính (tháp Sáng, tháp Tối và tháp Trung Tâm) đến khu ao Vuông được các nhà khảo cổ Pháp thời đó khảo tả: “Con đường rộng, dài 763m chạy về hướng đông, tới một thung lũng hình chữ nhật dài 300m, rộng 240m”. Theo ông Trà Tấn Vụ, thung lũng đó chính là khu ao Vuông và con đường từ Phật viện đến ao Vuông được người xưa lát gạch, nay vẫn còn dấu vết ở một vài đoạn. Lão làng Trà Diếu cho rằng giữa khu đền tháp và khu ao Vuông không chênh lệch nhiều về cao độ, thế hệ ông cha của ông đã khám phá thủy đạo ngầm từ tháp Tối đến ao Vuông cũng được xây bằng gạch.
Với lớp người tuổi kề cận lục tuần như ông Vụ, tầm vóc hoành tráng của Đồng Dương vẫn còn in đậm trong ký ức họ. Sau khi chỉ cho tôi đâu là vết tích thành nội, thành ngoại vốn được xây gạch kiên cố, ông Vụ hướng dẫn tôi đến những phế tích khác khắp các hướng của làng mà theo ông: “Hồi xưa ông cha mình gọi những tháp này là tháp bót gác, có lẽ do kích thước nhỏ của tháp. Cái gần nhất cách khu tháp chính chừng 700-800m, cái xa nhất cách chừng 1.500m. Có tất cả tám tháp bót gác, riêng hướng bắc có đến bốn tháp...”. Lão làng Trà Diếu cho rằng những tháp bót gác này là tháp thờ trấn giữ khu Phật viện, người Pháp cũng khai quật các tháp bót gác này lấy tượng và tìm của báu.
Còn in đậm trong ký ức của lão làng Trà Diếu là chuyện lấy vàng từ con voi đá đặt nơi “công viên” của Phật viện Đồng Dương: “Đó là năm Bảo Đại thứ 5 (1934), tui mới 6 tuổi, theo cha đi coi người Pháp đổ nước vô cái lỗ trên lưng con voi (đá) cái. Tại vị trí xa nhất nơi nước từ con voi chảy ra, họ đào xuống, lấy được vàng. Con voi đó được họ chở đi rồi, chỉ để lại con voi (đá) đực, không có lỗ trên lưng, còn đến bây giờ...”.
Ông Vụ vẫn còn nhớ vẻ mặt dữ dằn của pho tượng thần hộ pháp bị chở khỏi Đồng Dương năm 1962, lúc ông mới lên 7. Theo mô tả của ông Diếu, tượng các hộ pháp cao 1,14m và tượng các môn thần cao 2,15m - những tượng đá “đẹp nhất và có giá trị nhất” chỉ có ở Đồng Dương - được dựng thành hai hàng xen kẽ với những “trụ đèn” (theo cách gọi của cư dân) dọc hai bên con đường từ khu tháp chính ra bên ngoài.
Trong các phế tích Chăm ở miền Trung không đâu có lượng gạch vương vãi nhiều như ở Đồng Dương. Khắp khu rừng trồng rộng lớn trong khu phế tích, cả đường ngang ngõ dọc của làng Đồng Dương dày đặc vụn gạch đỏ au, màu đặc trưng của gạch Chăm ngàn năm trước. Đối diện tháp Sáng là tháp Tối, ở giữa là tháp Trung Tâm, tất cả nay chỉ là những đống gạch vụn bị vùi lấp dưới rừng cây. Tên gọi tháp Sáng, theo cư dân, do tháp có nhiều cửa, còn tháp Tối chỉ có một cửa.
Ngày xưa, theo lời lão làng Trà Diếu, giữa tháp Tối có giếng vuông, khi thả quả bòng xuống giếng nó sẽ trôi ra ao Vuông, một hồ chứa nước rộng gần 2ha. Thủy đạo ngầm ấy vẫn chưa được biết rõ nhưng con đường nối từ khu đền tháp chính (tháp Sáng, tháp Tối và tháp Trung Tâm) đến khu ao Vuông được các nhà khảo cổ Pháp thời đó khảo tả: “Con đường rộng, dài 763m chạy về hướng đông, tới một thung lũng hình chữ nhật dài 300m, rộng 240m”. Theo ông Trà Tấn Vụ, thung lũng đó chính là khu ao Vuông và con đường từ Phật viện đến ao Vuông được người xưa lát gạch, nay vẫn còn dấu vết ở một vài đoạn. Lão làng Trà Diếu cho rằng giữa khu đền tháp và khu ao Vuông không chênh lệch nhiều về cao độ, thế hệ ông cha của ông đã khám phá thủy đạo ngầm từ tháp Tối đến ao Vuông cũng được xây bằng gạch.
Với lớp người tuổi kề cận lục tuần như ông Vụ, tầm vóc hoành tráng của Đồng Dương vẫn còn in đậm trong ký ức họ. Sau khi chỉ cho tôi đâu là vết tích thành nội, thành ngoại vốn được xây gạch kiên cố, ông Vụ hướng dẫn tôi đến những phế tích khác khắp các hướng của làng mà theo ông: “Hồi xưa ông cha mình gọi những tháp này là tháp bót gác, có lẽ do kích thước nhỏ của tháp. Cái gần nhất cách khu tháp chính chừng 700-800m, cái xa nhất cách chừng 1.500m. Có tất cả tám tháp bót gác, riêng hướng bắc có đến bốn tháp...”. Lão làng Trà Diếu cho rằng những tháp bót gác này là tháp thờ trấn giữ khu Phật viện, người Pháp cũng khai quật các tháp bót gác này lấy tượng và tìm của báu.
Còn in đậm trong ký ức của lão làng Trà Diếu là chuyện lấy vàng từ con voi đá đặt nơi “công viên” của Phật viện Đồng Dương: “Đó là năm Bảo Đại thứ 5 (1934), tui mới 6 tuổi, theo cha đi coi người Pháp đổ nước vô cái lỗ trên lưng con voi (đá) cái. Tại vị trí xa nhất nơi nước từ con voi chảy ra, họ đào xuống, lấy được vàng. Con voi đó được họ chở đi rồi, chỉ để lại con voi (đá) đực, không có lỗ trên lưng, còn đến bây giờ...”.
Ông Vụ vẫn còn nhớ vẻ mặt dữ dằn của pho tượng thần hộ pháp bị chở khỏi Đồng Dương năm 1962, lúc ông mới lên 7. Theo mô tả của ông Diếu, tượng các hộ pháp cao 1,14m và tượng các môn thần cao 2,15m - những tượng đá “đẹp nhất và có giá trị nhất” chỉ có ở Đồng Dương - được dựng thành hai hàng xen kẽ với những “trụ đèn” (theo cách gọi của cư dân) dọc hai bên con đường từ khu tháp chính ra bên ngoài.
Tượng voi (cách điệu)bên đường vào làng là tượng đá duy nhất của Đồng Dương được cư dân giữ lại
Cả ông Vụ và lão làng Diếu đều cho rằng những người họ Trà - vốn chiếm số đông
ở làng Đồng Dương hiện nay - là hậu duệ của những người Chăm tiền bối ở đất
này, cùng sống chung và kết hôn với những cư dân Đại Việt đến đây trong hành
trình mở cõi về phương Nam. Tuy được người Chăm chọn làm kinh đô nhưng Đồng Dương
và vùng phụ cận đều không gần kề những dòng sông lớn nên đất đai cằn cỗi. Chỉ
đến khi các nhà khảo cổ Pháp tới đây khai quật và nghiên cứu, người ta mới được
biết những ngôi tháp cổ Đồng Dương là di tích của một tu viện Phật giáo trong
lòng kinh đô Indrapura của vương triều Indrapura do vua Indravarman II sáng lập
năm 875.
Lão làng Trà Diếu cho biết thời trước chiến tranh, với cư dân địa phương, những gì thuộc về di tích Đồng Dương dù chỉ là viên gạch cũng linh thiêng, không ai dám động đến nếu không muốn bị thần linh “quở phạt”. Là vị thầy cúng cuối cùng chuyên giải trừ sự “quở phạt” của thần linh, ông Diếu còn nhớ rõ những tai họa mà dân làng gặp phải khi lấy gạch ở di tích về sử dụng. Nhưng không ngờ sau chiến tranh mọi sự đều đảo lộn bởi “bom đã phá sập tháp rồi, còn gì linh thiêng nữa mà sợ!” - ông Vụ chua chát. Khi đó người Đồng Dương thoải mái lấy gạch ở di tích về xây nhà, xây chuồng trại, kéo theo cư dân ở một số làng lân cận. Dân làng đã đào bới sập cả hai vòng thành nội, thành ngoại với nhiều đoạn còn khá bề thế và nhiều người còn tìm kiếm của báu dưới lòng đất.
Năm 1978, khi đào bới ở khu Phật viện, một số người đã tìm thấy
một pho tượng đồng. Sau đó dân làng quyết giữ lại pho tượng thay vì giao nộp
cho ngành chức năng. Pho tượng đồng cao 1,14m, nặng 120kg này là tượng Bồ tát
Lokesvara - tượng chính của thánh đường (trong khu Phật viện) - một báu vật
quốc gia. “Hồi đào lên người ta làm sứt cái búp sen to bằng trái cau ở tay phải
của tượng, chỉ bông sen nở ở tay trái còn nguyên vẹn. Cái búp sen được chính
quyền xã hồi đó giữ lại cho địa phương, vẫn còn mãi đến giờ, được bàn giao qua
mỗi đời chủ tịch xã...” - ông Vụ kể. Hai báu vật Đồng Dương không mất: tượng
Phật được người Pháp khai quật năm 1901 hiện được trưng bày tại Bảo tàng Lịch
sử TP.HCM, còn tượng Bồ tát Lokesvara được đặt ở Bảo tàng Champa Đà Nẵng.Những
đồng lúa chín vàng quanh khu di tích đang chờ thu hoạch. Đây là vụ mùa đầu tiên
của làng Đồng Dương có được nước tưới từ đập Đông Tiễn vừa xây xong. Ông Vụ
không giấu được niềm vui: “Vậy là từ nay bà con hết nỗi lo thiếu lúa ăn, mừng
hết chỗ nói. Cũng mừng nữa là trên vừa có chủ trương khôi phục di tích Đồng
Dương...”. Một sự trùng hợp có tính cơ duyên khi hội thảo khoa học “Bảo tồn,
phát huy giá trị di tích Phật viện Đồng Dương” được tỉnh Quảng Nam tổ chức giữa
tháng 8-2011 cũng là lúc đồng đất trong lưu vực Đồng Dương được đánh thức sau
ngàn năm chịu cảnh khô hạn.Tu bổ, tôn tạo di tích Đồng Dương khi đã quá trễ tràng
sẽ gặp muôn vàn khó khăn. Nhưng qua hội thảo, một số nhà khoa học cho rằng nếu
kiên trì thực hiện từng bước vẫn có thể làm được, hơn thế nữa có thể tìm kiếm
danh hiệu di sản văn hóa thế giới cho di tích này.Lão làng Trà Diếu cho biết thời trước chiến tranh, với cư dân địa phương, những gì thuộc về di tích Đồng Dương dù chỉ là viên gạch cũng linh thiêng, không ai dám động đến nếu không muốn bị thần linh “quở phạt”. Là vị thầy cúng cuối cùng chuyên giải trừ sự “quở phạt” của thần linh, ông Diếu còn nhớ rõ những tai họa mà dân làng gặp phải khi lấy gạch ở di tích về sử dụng. Nhưng không ngờ sau chiến tranh mọi sự đều đảo lộn bởi “bom đã phá sập tháp rồi, còn gì linh thiêng nữa mà sợ!” - ông Vụ chua chát. Khi đó người Đồng Dương thoải mái lấy gạch ở di tích về xây nhà, xây chuồng trại, kéo theo cư dân ở một số làng lân cận. Dân làng đã đào bới sập cả hai vòng thành nội, thành ngoại với nhiều đoạn còn khá bề thế và nhiều người còn tìm kiếm của báu dưới lòng đất.
Vân Trạch Hòa
Trang trí bệ thờ Chăm
ở Văn Thạch Hòa (Phong Điền)
Địa điểm: Xóm
Cồn Chùa, thôn Vân Trạch Hòa, xã Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên
Huế.Vân Trạch Hòa là tên gọi chung của một quần thể phế tích kiến trúc Chăm nằm
trên địa bàn xóm Cồn Chùa, thôn Vân Trạch Hòa, xã Phong Thu, huyện Phong Điền.
Quần thể di tích kiến trúc này đã bị đổ nát từ lâu. Các điều tra báo cáo được
biết đến phế tích Vân Trạch Hòa với một số tác phẩm điêu khắc được H.Parmenier
đưa vào danh mục “Thống kê và miêu tả các di tích Chàm ở Trung Kỳ” xuất bản năm
1919.Tháng 8 năm 1999, Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Tổng hợp Tỉnh đã chính thức
khai quật. Vân Trạch Hòa là một tổng thể phế tích kiến trúc lớn, gồm nhiều công
trình kiến trúc chính, các công trình kiến trúc liên quan nhưng cuộc khai quật
này chỉ dừng lại trên một công trình kiến trúc nơi đã phát hiện ra bệ thờ năm
1991 và tổ chức điều tra, thám sát một số phế tích kiến trúc liên quan.Kết quả
khai quật đã làm xuất lộ 3 công trình kiến trúc; phục dựng được bình đồ của
công trình kiến trúc chính và hai bình đồ tháp phụ phía Bắc. Về hiện vật thu
được: 01 chiếc đế kê bệ thờ; 2 bệ thờ; 3 mảnh tượng khắc tạc hình đầu voi, đầu
tu sĩ, tu sĩ hai tay chắp trước ngực; 1 bệ Yony – Linga; 2 bệ Yony; 1 chiếc đá
bệ cửa; 2 thanh đá hình trụ khối dài, 4 chiếc chân tảng… đặc biệt, có 4 hiện
vật kim loại màu vàng, dát mỏng, một mảnh có hình hoa 7 cánh xòe cân xứng, 3
mảnh còn lại hình không rõ ràng.Với mặt bằng kiến trúc hiện biết, có thể thấy
đây là loại hình kiến trúc tôn giáo. Niên đại của phế tích Vân Trạch Hòa vào
khoảng cuối thế kỷ IX đầu thế kỷ X.
Tháp Mỹ Khánh
Địa điểm: Thôn Mỹ Khánh, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tháp Mỹ Khánh được phát hiện ngày 18-4-2001. Bảo tàng Tổng hợp Thừa Thiên Huế tiến hành đào thám sát ngày 3-5-2001. Ngày 29-6-2001 Bộ Văn hoá Thông tin ra quyết định số 1533/QÐ-BVHTT cho phép Sở Văn hoá Thông tin Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện Khảo Cổ học tiến hành khai quật từ ngày 5 đến ngày 21-9-2001. Tháp Mỹ Khánh nằm ở độ sâu 5m so với mặt đất, lọt thỏm giữa vùng cát trắng ven biển, một vị trí rất hiếm đối với các tháp Chăm được phát hiện và còn tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, tháp Chăm Mỹ Khánh có niên đại sớm nhất trong những tháp Chăm hiện nay, niên đại xác định theo PPC14 là 750+-40 năm - thế kỷ VIII. Tháp Mỹ Khánh kiến trúc hình chữ nhật, dài 8,22m, rộng 7,12m, giật cấp thu nhỏ dần phần thân tháp phía trên, thuộc nhóm tháp lùn trong nghệ thuật kiến trúc Chăm Pa.Tháp Mỹ Khánh được xếp hạng là di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 52/2001QÐ-BVHTT ngày 28-12-2001.
THÁP ĐÔI LIỄU CỐC
. Địa điểm:
Thôn Bàu Tháp, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tháp Đôi Liễu Cốc là một
công trình đặc trưng của văn hóa Chămpa, tồn tại không còn nguyên vẹn.
Nhìn vào bình đồ Tháp
Đôi dễ nhận thấy hai tháp, một tháp lớn, một tháp nhỏ. Tháp lớn: Chân móng vùi
lấp dưới lòng đất, gạch, hiện nay chưa xác định nền móng ban đầu của tháp.
Chiều cao xác định được từ cos diềm tháp đến cos bắt đầu của chân móng là 4m. Bên
trong tháp ở phía Tây còn lưu giữ một đoạn vòm cuốn gạch của đỉnh tháp, đặc
trưng kết cấu thể hiện trong các công trình kiến trúc – văn hóa tôn giáo Chăm.
Ở tường ngoài tháp có các khoảng tạo hình lõm, chia mặt chính tháp thành hệ
thống bổ trụ. Nền tháp lát và bó vỉa bằng gạch, tường tháp dày 1,60m, diện tích
lòng tháp còn lại trên 9m2. Tháp nhỏ: Chất liệu và kỹ thuật xây dựng giống tháp
lớn, lòng tháp còn lại khoảng 7,5m2. Tháp Đôi Liễu Cốc được xây dựng gần nhau
trên hai trục song song hướng Đông – Tây, lối vào tháp ở phía Đông
Mười tháp Champa trong kinh thành Vijaya bị con người tàn phá
Chùa Thập Tháp
Di Đà tọa lạc ở khu phố Vạn Thuận, phương Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình
Định. Theo quốc lộ I từ Quy Nhơn ra Quảng Ngãi, qua khỏi thị trấn Đập Đá, đến
cầu Vạn Thuận, có con đường bên trái khoảng 200m dẫn vào chùa.
Tên chùa “Thập Tháp” là nguyên trước đây trên khu đồi này có 10
ngôi tháp Champa,nằm trong kinh thành Vijaya Vương Quốc Champa.Chính nơi đây đã
in đậm gần 500 năm vàng sơn của vương quốc Champa. Là trung tâm kinh tế, văn
hóa, chính trị bật nhất của dân tộc Champa. Năm1471, Lê Thánh Tôn cất đại quân
hơn 250.000 người sang đánh Champa, trong đó 100.000 đi bằng đường thủy,
150.000 đi bằng đường bộ. Đại quân nhà Lê chiếm cửa Thị Nại rồi tiến về Đồ
Bàn.Vua Trà Toàn sai em là Po Kaprih dẫn đội tượng binh gồm 5.000 người ra đối
chọi nhưng bị đánh bại,Vua Trà Toàn rút vào cố thủ thành Đồ Bàn.
Thành Vijaya thất thủ vào ngày 2 tháng 3 năm 1471 sau bốn
ngày giao tranh. Vua Champa là Trà Toàn bị bắt sống và tự sát trên đường chở về
Thăng Long.(05/03/ Al) Trong cuộc tiếp kiến, Vua Trà Toàn xin vua Lê chỉ
làm tội một mình ông và tha cho người dân Champa. Trên đường về tới Nghệ An,
Trà Toàn tự tử chết. Lê Thánh Tôn sai cắt đầu Vua Trà Toàn treo ở đầu thuyền và
cho khắc chữ "Cổ Chiêm Thành ngươn ác Trà Toàn chi thủ". Ít nhất hơn
60.000 người Champa bị giết và 30.000 bị bắt làm nô tỳ cho quân Đại Việt.
Kinh thành Vijaya bị phá hủy hoàn toàn, người dân bị tàn sát vô tội vạ, trong
đó có 10 ngôi tháp này bị phá hủy.Đây là cuộc tàn sát đẫm máu nhất của đại việt
đối với champa. Hoàng tộc champa chạy sang malacca( khoảng 20.000 trốn thoát
bằng thuyền qua cửa đầm thi nại, trong đó có con vua trà toàn là Indravarman
và bàn la trà ko lai(Pau liang). Sau cuộc chính biến lịch
sử này rất nhiều người di cư chính trị Champa đã đến các vùng đất Mã Lai an
bình , một số khác thì tới Melaka . Cũng trong đoàn người di cư đó là hai hoàng
tử con vua Champa Trà Toàn , đó là Indravarman và Pau Liang như đã
nói ở trên. Bằng chứng được tìm thấy chứng minh sự gắn kết lịch sử giữa Champa
và Mã Lai là Al-kisah 29 trong đó đã kể lại câu chuyện về một người Nakhoda
Champa có tên là Sayyid Ahmad đã làm bạn cùng Hang Tuah( một anh hùng rất nổi
tiếng trong lịch sử Mã Lai) và cùng đến Inderapura (Pahang_Malaysia) để trốn
Tun Teja đến Melaka. Sức mạnh Champa được chứng minh là lớn hơn cả vùng Pahang
sau khi được giúp đỡ của người anh hùng Melaka trốn khỏi Tun Teja. sự có mặt
của Nakhoda Champa tại Melaka và Pahang này lại được chứng minh bằng một cơ sở
chắc chắn sau khi tìm được trong Al-kisah ke-34 nói về cuộc hôn nhân giữa một
công chúa thuộc dòng tộc Champa với một quy tộc ở Melaka.( theo Sejarah
Melayu Champa +Ban La Tra Toan memerintah di ibu kota Sri Vini (Sri Raja Than
Ton). Setelah Kota Vijaya jatuh. Raja Champa pun mati terbunuh. Dengan
kejatuhanibu ota Vijaya ini ramai pelarian politik Cham yang menuju ke daerah
Melayu yang selamatk, antara lain ke Melaka. Yang termasuk dalam pelarian itu ialah dua
orang putera raja Champa, iaitu Indravarman dan Pau Liang di atas. Gambaran
Sejarah Melayu tentang Champa terdapat dalam Al-Kisah ke29 yang menceritakan
seorang Nakhoda Champa yang bernama Sayyid Ahmad bersahabat dengan Hang Tuah
pergi ke Inderapura (Pahang) untuk melarikan Tun Teja Ke Melaka. Kekuatan
Champa berdasarkan fakta jelas lebih besar daripada perahu Pahang hingga dapat
menolong pahlawan Melaka itu melarikan Tun Teja. Kehadiran tokoh Nakhoda Champa
di Melaka dan di Pahang dapat dihubungkan pula dengan wujudnya pedagang Champa
di Banten seperti yang diceritakan oleh Sejarah Melayu dalam Al-Kisah ke-34 menceritakan
perkahwinan seorang puteri keturunan Champa dengan anak seorang pembesar
Melaka.)khoảng 30000 người chạy sang lào và campuchia sau cuộc tàn sát đẫm máu
này.Lê Thánh Tôn giải tán vương quốc Champa. Thủ đô chính trị, hành chánh và
tín ngưỡng của vương quốc Bắc Champa .Vijaya bị đổi thành Đồ Bàn và cấm người
Champa đến cư ngụ.Cũng chính nơi đây xảy ra cuộc thanh trừng đẫm máu nhất của
Nguyễn ánh với cuộc khởi nghĩa tây sơn.Hiện nơi đây vẫn còn một hòn đá"
Chém" được đăt dưới chân phật Adi Đà.Phía sau chùa vẫn còn một tháp,
gọi là tháp mẫn đã bị con người tàn phá,hướng nam chùa là tháp cánh tiên còn
hiện hữu.Tên “Di Đà” là danh hiệu đức Phật giáo chủ cõi Cực lạc. Di Đà cũng có
nghĩa là lý tính, bản giác của chúng sinh. Tập hợp các ý nghĩa trên, tổ đình
mang tên Thập Tháp Di Đà Tự.
Chùa tổ đình Thập Tháp Di Đà gắn với
tên tuổi vị khai sơn là Thiền sư Nguyên Thiều. Nhiều tư liệu ngày nay cho biết
ông họ Tạ, tự là Hoán Bích, người huyện Trình Hương, phủ Triều Châu, tỉnh Quảng
Đông, Trung Quốc.ông sinh năm Mậu Tý (1648), năm 19 tuổi xuất gia ỏ chùa Báo
Tự.
Năm 1677,ông theo thuyền buôn của người Trung Quốc đến phủ
Quy Ninh, nay thuộc tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 28 km, dựng
thảo am thờ Phật A Di Đà. Năm1683, chùa đã dùng gạch đá của 10 ngôi tháp
đổ champa dựng lên ngôi chùa.
Chùa đã trải qua 16 đời truyền thừa
với nhiều vị thiền sư danh tiếng như: Thiền sư Liễu Triệt, Thiền sư Minh
Lý, Thiền sư Phước Huệ … Thiền sư Phước Huệ đã được tôn làm Quốc sư. Ngài đã
được mời vào giảng kinh trong hoàng cung nhà Nguyễn từ đời vua Thành Thái đến
vua Bảo Đại, và giảng dạy Phật pháp ở Phật học đường Trúc Lâm và Tây Thiên
(Huế) từ năm 1935.
Từ ngoài vào, đi dọc theo hồ sen đến
cổng chùa, đó là hai trụ biểu vuông cao, trên đặt hai tượng sư tử ngồi uy nghi,
nối một vòng cung, phía trên có gắn hai chữ "Thập Tháp". Sau cổng là
tấm bình phong, mặt đắp nổi long mã phù đồ đặt trên bệ chân quỳ.
Chùa kiến trúc theo kiểu chữ “Khẩu”;
gồm ngôi chính điện, đông đường (giảng đường), tây đường (nhà Tổ) và nhà phương
trượng.
Ngôi chính điện do Thiền sư Liễu
Triệt cho trùng kiến vào năm 1749. Ngôi chính điện ngày nay mái thẳng, lợp ngói
âm dương, trên nóc có lưỡng long tranh châu.
Phật điện được bài trí tôn nghiêm,
chính giữa thờ tượng Tam Thế Phật, Chuẩn Đề, Ca Diếp, A Nan; khám thờ Bồ tát
Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng đặt hai gian hai bên điện Phật; hai vách tả hữu
đặt tượng Thập Bát La Lán, tượng Thập Điện Minh Vương, Hộ Pháp, Tổ sư Đạt Ma và
Tổ sư Tì Ni Đa Lưu Chi. Hầu hết các tượng thờ đều được tạc vào thời Thiền sư
Minh Lý trụ trì (1871-1889).
Chùa đã được chúa Nguyễn Phúc Chu ban tấm biển "Sắc Tứ Thập Tháp Di Đà Tự" treo giữa cửa chính ngôi chính điện, Hòa thượng Mật Hoằng trùng khắc lại năm 1821. Đại hồng chung (đúc năm 1893) và trống lớn được đặt ở hai đầu hành lang.
Phía sau chính điện có tấm bia ghi
bài minh Sắc tứ Thập Tháp Di Đà Tự bi minh do cư sĩ Dương Thanh Tu biên soạn,
Hòa thượng Minh Lý lập năm 1876.
Nhà phương trượng nằm sau ngôi chính
điện do Quốc sư Phước Huệ cho xây vào năm 1924. Nhà Tổ ở phía Nam, nối ngôi
chính điện và nhà phương trượng, thờ Tổ khai sơn Nguyên Thiều và chư vị trụ
trì, chư Tăng quá cố và chư Phật tử quá vãng.
Đối diện nhà Tổ là giảng đường, ở
đây có bảng gỗ ghi bài "Thập Tháp Tự Chí" do Thị giảng Học sĩ phủ An
Nhơn Võ Khắc Triển soạn năm 1928, ghi lại lịch sử khai sáng, quá trình xây dựng
và truyền thừa của ngôi tổ đình Thập Tháp.
Đặc biệt, chùa còn lưu giữ 2.000 bản
khắc gỗ dùng in kinh Di Đà sớ sao, Kim Cang trực sớ, Pháp Hoa khóa chú ... Bộ
Đại Tạng Kinh do Tổng trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tứ cúng dường còn 1.200 quyển
kinh, luật, luận và ngữ lục. Chùa còn lưu giữ bộ Đại Tạng Kinh Cao Ly và
bộ Đại Tạng Kinh Đài Loan.
|
Vườn tháp Tổ nằm ở phía
Bắc với 20 ngôi tháp cổ kính an trí nhục thân của các vị trụ trì và chư tôn túc
trong chùa. Sau chùa, còn có tháp Bạch Hổ và tháp Hội Đồng..
Nằm
trên dải cát ven biển thuộc xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tháp Chămpa được phát hiện, khai quật vào năm 2001 sau nhiều thế kỷ bị vùi lấp trong cát. Đây là một trong những kiến trúc độc đáo của dân tộc Champa, là di tích có giá trị lớn về khoa học, lịch sử, văn hóa và du lịch.
Đến Phú Diên, men theo con đường cát dẫn ra biển, khu di tích
tháp Champa Phú Diên hiện ra với tòa tháp cổ rêu phong, trầm mặc được bao bọc cẩn thận bởi một nhà kính khung sắt, gợi mở nhiều điều về nền văn hóa của dân tộc Cham. Tháp nằm lọt thỏm, cách mặt đất khoảng 10m, có hình đồ kiến trúc hình chữ nhật hướng Đông - Tây. Mặt bằng lớp dưới cùng của tháp dài 8,22m, rộng 7,12m, càng lên cao càng giật cấp thu nhỏ dần với các phần khác nhau:
móng, chân tháp, thân và diềm mái…
Theo kết quả nghiên cứu, tháp Champa Phú Diên thuộc nhóm tháp lùn trong nghệ thuật kiến trúc Champa. Đây là nhóm tháp khởi đầu của kiến trúc tôn giáo Champa trước khi chuyển sang xây dựng bằng vật liệu có tính bền vững. Với niên đại thuộc thế kỷ thứ VIII, cụm kiến trúc tháp Champa xã Phú Diên được coi là có niên đại sớm nhất trong lịch sử kiến trúc tháp Champa hiện nay. Đó là dấu nối quan trọng chứng minh cho sự xuyên suốt, phát triển có hệ thống trong nghệ thuật kiến trúc tháp Champa – một nền văn hóa phát triển rực rỡ.Nằm trên địa bàn được coi là vùng đất cổ của cư dân Champa, cụm kiến trúc tháp Champa Phú Diên đã cung cấp thêm những hiểu biết khác nhau như vật liệu kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, nghệ thuật trang trí kiến trúc... Đây là điểm đến thú vị cho du khách, đặc biệt là những ai quan tâm đến văn hóa, lịch sử Champa. Đến đây, du khách sẽ hiểu thêm sự độc đáo của tháp cổ và càng mến phục bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, nhất là những đường nét của kỹ thuật chạm khắc trên gạch của người Champa xưa.
Theo kết quả nghiên cứu, tháp Champa Phú Diên thuộc nhóm tháp lùn trong nghệ thuật kiến trúc Champa. Đây là nhóm tháp khởi đầu của kiến trúc tôn giáo Champa trước khi chuyển sang xây dựng bằng vật liệu có tính bền vững. Với niên đại thuộc thế kỷ thứ VIII, cụm kiến trúc tháp Champa xã Phú Diên được coi là có niên đại sớm nhất trong lịch sử kiến trúc tháp Champa hiện nay. Đó là dấu nối quan trọng chứng minh cho sự xuyên suốt, phát triển có hệ thống trong nghệ thuật kiến trúc tháp Champa – một nền văn hóa phát triển rực rỡ.Nằm trên địa bàn được coi là vùng đất cổ của cư dân Champa, cụm kiến trúc tháp Champa Phú Diên đã cung cấp thêm những hiểu biết khác nhau như vật liệu kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, nghệ thuật trang trí kiến trúc... Đây là điểm đến thú vị cho du khách, đặc biệt là những ai quan tâm đến văn hóa, lịch sử Champa. Đến đây, du khách sẽ hiểu thêm sự độc đáo của tháp cổ và càng mến phục bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, nhất là những đường nét của kỹ thuật chạm khắc trên gạch của người Champa xưa.
Dấu tích vương triều Champa ở Cấm Mít
Các nhà khảo cổ vừa
khai quật di chỉ vương triều Champa ở Cấm Mít (Hòa Vang, Đà Nẵng) và phát hiện
dấu tích của một nền văn hóa Chăm rực rỡ cùng đền đài, cung điện nguy nga bị
chôn vùi cả ngàn năm qua.
Đoàn nghiên cứu gồm
các chuyên gia khảo cổ hàng đầu Việt Nam của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo
tàng Điêu khắc Chăm đã về Cấm Mít thuộc thôn Cẩm Toại Đông (xã Hòa Phong, huyện
Hòa Vang, TP Đà Nẵng). Họ đi tìm dấu tích của Vương quốc Champa đã bị vùi sâu
trong lòng đất Cấm Mít.
Phế tích 1.000 năm
Nhà khảo cổ Nguyễn
Ngọc Chất (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) cho biết: “Tháng 6.2012, người dân báo
phát hiện rất nhiều hiện vật văn hóa Chăm tại một gò đất cao thường gọi là Cấm
Mít. Chúng tôi có mặt và xác định nơi đây từng tồn tại những đền tháp nguy nga bị
chôn vùi cả ngàn năm qua”.
Ba “mục tiêu” rộng 500
m2 tại Cấm Mít được đo vẽ rất cẩn thận, lều trại được dựng lên. Những nhát cuốc
đầu tiên bổ xuống rất thận trọng để không làm ảnh hưởng đến các hiện vật bị
chôn vùi dưới lòng đất. Sự cần mẫn và thận trọng đã được đền đáp. Những nền
móng, tường bao, tháp thờ chính, tháp cổng, nhà đài… nguy nga cùng hơn 600 hiện
vật cổ dần hiện ra dưới tầng sâu 2,5 m.
Một di tích ngay trong
lòng đất Cấm Mít hiện lên làm kinh ngạc những nhà khảo cổ am tường văn hóa
Chăm. Bí ẩn nhất vẫn là hố thiêng. Hố thiêng được xây dựng ở trung tâm nền móng
tháp, thành hố được xây vát taluy bằng gạch vỡ, đất laterite, đất sét trộn nhựa
thực vật. Lớp trên lòng hố được lát bằng gạch, phía dưới lót lớp cát màu vàng
rải cùng đá cuội. Sát đáy lại đặt hai mảnh kim loại rất mỏng, phủ lớp cát biển
màu trắng xám. Trong hố còn có lẫn năm hạt thủy tinh và một số đá thạch anh
nhỏ…
Hiện trường hố khai
quật di chỉ Cấm Mít.
|
Ông Võ Văn Thắng, Giám
đốc Bảo tàng Điêu khắc Chăm, nói: “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử khảo cổ
học Việt Nam, chúng tôi đã tìm được một lúc tới ba hố thiêng tại một đền thờ
Champa như vậy. Điều này rất bí ẩn. Và đây cũng là lần đầu tiên chúng tôi tìm
thấy Tympan (lá nhĩ) trang trí bằng hình tượng chim thần Garuda. Những hiện vật
được khai quật tại Cấm Mít đầy rẫy những ẩn số cần giải đáp thêm trong nhiều
năm nữa”
.Lộ diện một vương
triều
Theo Bảo tàng Điêu
khắc Chăm, từ khoảng thế kỷ 5 đến thế kỷ 15 đã từng tồn tại Vương quốc Champa
(còn gọi là Chiêm Thành). Trong đó, thần Shiva đã được tôn vinh là vị thần bảo
hộ của xứ sở. Ngoài ra, người Chăm còn tôn thờ thần Uroja. Uroja có nghĩa là
“vú phụ nữ” và được nâng lên tầm tín ngưỡng, sánh ngang với các vị thần tối
cao. Vì vậy tại Quảng Nam, sau khi tái sinh vào tầng văn hóa dân gian Việt, vị
thần quyền uy này đã trở về với tên gọi trìu mến là… Bà Vú.TS Nguyễn Văn Cường,
Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, nhìn nhận: “Việc khai quật và thu thập lần
này đã đưa lên khỏi mặt đất những hiện vật vô cùng quý giá và thể hiện một giai
đoạn mà Vương quốc Champa rất thịnh vượng. Còn quá nhiều khoảng trống trong văn
hóa Chăm mà chúng ta chưa biết tới. Sau đợt khai quật này, phải nghiên cứu sâu
hơn nữa mới có thể thấy hết nền văn hóa rực rỡ của Vương quốc Champa. Phát lộ
Cấm Mít cho thấy từ thế kỷ 13-14, Vương quốc Champa rất hùng mạnh và thịnh
vượng. Trong khi đó, người Việt lại đang phải vất vả chống lại quân Nguyên Mông
xâm lược”.
Các hiện vật Chăm được
khai quật mang thông điệp của một nền văn hóa từng tồn tại dưới vương triều
Champa.
|
Nghi lễ thờ thần của
người Chăm.
|
Cầu Đôi liền với Tháp Đôi
Quanh năm quấn quýt như tôi với nàng.
Quanh năm quấn quýt như tôi với nàng.
Điều đặc biệt khiến
các nhà khảo cổ không thể lý giải được là ở phần móng đền thờ được liên kết
bằng phụ gia có độ kết dính rất cao. Trong đó, người Chăm đã sử dụng nhựa cây
và đất sét trộn với gạch non, sỏi laterite phong hóa hoặc cát để xây dựng. Ấy
vậy nhưng qua thời gian nó vẫn trường tồn dù bị chôn sâu dưới lòng đất.Các nhà
khảo cổ cho rằng dấu ấn của nền văn hóa Chăm rất rực rỡ thậm chí ngay ở vùng
biên ải (Cấm Mít được xác định là vùng biên ải phía thượng của Champa). Những
trầm tích đã được khai quật hé mở rất nhiều vấn đề về quá trình sinh hoạt, sự
phồn thực, giàu có và sáng tạo của người Chăm khi quốc gia này còn trong thời
kỳ hưng thịnh.
Nạn trộm cổ vật
Trong quá trình
khai quật,
các nhà khảo
cổ thừa nhận rằng họ đã chậm chân hơn so với những kẻ đào trộm cổ vật. “Khi chúng tôi
tiến
hành khai quật
thì chính giữa
hố thiêng đã bị đào phá từ trước, để lại hố đất đỏ lẫn gạch vỡ. Hình vuông chính
giữa
bị đào xuyên từ miệng xuống tận đáy” - một thành viên trong
đoàn khảo
cổ cho biết.TS Cường cho biết nhiều di vật của người Chăm đã bị đào xới, trộm cắp trái phép. Không
chỉ
ở Cấm Mít mà ở một số nơi cũng bị đào xới. Ông Cường lý giải người Chăm rất giỏi chế tác vàng và các đồ vật trang sức, nhất là đồ vật dành cho hoàng
gia. Người
Chăm cũng sử
dụng vàng vào các mục đích thờ cúng. “Họ thậm chí thờ cúng cả những Linga bằng vàng, nhiều nhất là được thờ trong các hố thiêng. Ngoài ra,
việc
dùng vàng để
yểm trừ thì hầu hết ở đền thờ nào khi khai quật cũng đều thấy, dù ít hay nhiều” - ông Cường nói.Vì việc yểm vàng là một nghi lễ hết sức đặc biệt của người Chăm nên rất nhiều di tích Champa đã
bị người ta đào trộm để lấy vàng.Quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiến hành khai quật
trên 3 khu vực với nhiều hố thám sát, kết quả đã làm xuất lộ hoàn toàn dấu vết nền móng kiến trúc của 3 khu đền - tháp nằm
ngang theo trục bắc - nam, cùng hệ thống tường bao, tháp thờ
chính, tháp cổng, nhà dài và hệ thống đường đi.Ba tháp chính này đều có
bình đồ hình vuông, và điều đặc biệt là nó được xây dựng kéo dài trong nhiều thời kỳ. Trong đó, khu tháp giữa được xây dựng quy mô nhất và sớm nhất, khoảng từ thế kỷ 10 - 11. Hai khu tháp còn lại được xây vào khoảng thế kỷ 13 - 14. Đây là một
trong các phế tích tháp Champa hiếm hoi
được làm rõ mặt bằng của cả 3 tháp chính cùng tháp cổng,
nhà dài.Được biết, sau gần 3 tháng khai quật, các nhà nghiên cứu đã
thu được hơn 600 hiện vật. Trong số đó, có 140 hiện vật còn khá nguyên vẹn gồm hiện vật đá, đất nung…Trong nhóm hiện vật trang trí kiến
trúc, lần đầu tiên các nhà nghiên cứu tìm
thấy các tympan (hay còn gọi là
lá nhĩ) thể hiện hình tượng chim thần Garuda nổi khối trong tư thế nhìn thẳng hay hộ trì, điều chưa từng thấy trong các tympan được tìm
thấy tại các di tích
Champa trước đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét